Một số vấn đề lý luận về bồi dưỡng kỹ năng tư vấn hướng nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi dưỡng kỹ năng tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên trung học phổ thông thành phố hải phòng (Trang 27 - 31)

Phần 2 : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.3. Một số vấn đề lý luận về bồi dưỡng kỹ năng tư vấn hướng nghiệp

giáo viên THPT

1.3.1. Chức năng nhiệm vụ của Giám đốc Sở GD & ĐT Trong việc bồi dưỡng kỹ năng tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên THPT dưỡng kỹ năng tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên THPT

- Là vai trò chủ đạo trong việc Bồi dưỡng cho CBGV - Là cơ quan tham mưu với UBND Thành phố về lĩnh vực giáo dục.

Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên theo thông tư 26/2012 của Bộ GD & ĐT.

Hàng năm Giáo viên bồi dưỡng là 120 tiết: Trong đó Bồi dưỡng thực hiện trong năm học là 30 tiết: Bồi dưỡng Phát triển giáo dục của địa phương là 30 tiết: Bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp là 60 tiết, trong đó có tự bồi dưỡng và bồi dưỡng thường xuyên.

1.3.2. Mục tiêu và tầm quan trọng của bồi dưỡng KN TVHN cho GV THPT

Sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng KH-CN, sự phát triển kinh tế tri thức, xu hướng tồn cầu hố và xã hội nhập quốc tế đã tác động mạnh mẽ và toàn diện đối với đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của xã hội. Khoảng cách giữa nghiên cứu và ứng dụng cũng ngày càng được rút ngắn. Con người được coi là trung tâm của sự phát triển. Một xã hội dựa vào sức mạnh của tri thức, bắt nguồn từ sự khai thác tiềm năng của con người, lấy việc phát huy nguồn lực con người làm nhân tố cơ bản của sự phát triển nhanh chóng và bền vững. Những đặc trưng trên dẫn đến những yêu cầu mới về nhiệm vụ cho giáo dục nói chung và tư vấn hướng nghiệp nói riêng khơng những chỉ trang bị kiến thức mà phải chăm lo hình thành trong lớp trẻ các hành vi về tình cảm, thái độ, khả năng thích ứng đề góp phần xây dựng mái nhà chung của thế giới, ngăn chặn các hiểm hoạ, nhằm phát triển xã hội bền vững và ổn định.

Trong giai đoạn phát triển kinh tế xã hội như hiện nay, nhiều ngành nghề mới xuất hiện, nhiều nghề bị mai một. Đối với HS THPT, khi chuẩn bị “vào

đời” học sinh thường rất ngỡ ngàng trước thế giới nghề nghiệp phức tạp và đa dạng. Các em thiếu hiểu biết về nghề, thiếu cái nhìn thực tế về tình hình đất nước, đánh giá về bản thân mình lại chưa chính xác, nên rất dễ bị ảnh hưởng từ dư luận xã hội, từ những thành kiến về nghề nghiệp. Các em rất cần sự hướng dẫn, giúp đỡ của những người đi trước, đặc biệt là các thầy cô giáo. Để làm tốt được công việc “trợ giúp” cho HS, GV cần có vốn hiểu biết về ngành nghề trong xã hội, cần biết cách tư vấn, hướng dẫn HS, giúp các em biết được năng lực của bản thân, hiểu được “chính mình”, nắm được nhu cầu của xã hội, từ đó chọn cho mình một hướng đi đúng. Chính vì vậy, việc tổ chức bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực tư vấn hướng nghiệp cho đội ngũ giáo viên làm công tác hướng nghiệp trong các trường THPT là một việc làm quan trọng, cần thiết trong giai đoạn hiện nay, góp phần làm tốt cơng tác phân luồng học sinh sau THPT, đáp ứng mục tiêu giáo dục, yêu cầu xã hội.

1.3.3. Nội dung bồi dưỡng KN TVHN cho GV THPT

1.3.3.1. Tổ chức bồi dưỡng các kỹ năng tư vấn hướng nghiệp cho GV THPT

Một số kỹ năng quan trọng đối với người làm cơng tác tư vấn nói chung và làm cơng tác tư vấn hướng nghiệp nói riêng đã được nhiều tác giả đưa ra bàn luận trong một thời gian dài, đây chính là những kỹ năng cần bồi dưỡng cho GV để họ có thể làm tốt cơng tác tư vấn hướng nghiệp cho HS trong nhà trường THPT bao gồm:

- Kỹ năng lắng nghe

Nghe khơng đơn thuần chỉ là sử dụng thính giác mà cịn phải biết kết hợp quan sát và thể hiện sự cảm thơng của mình với thân chủ. Nghe cũng là một cách tìm hiểu để nắm bắt những ý kiến, cảm xúc, đồng thời theo dõi những sắc thái tình cảm hoặc thái độ của người đó qua giọng nói và cách nói. Nghe trước hết là nắm bắt thơng tin, sau nữa phải khuyến khích được sự thoải mái và sự chân thật của thân chủ để họ diễn đạt suy nghĩ, băn khoăn, lo lắng. - Kỹ năng giao tiếp không lời

Kỹ năng giao tiếp khơng lời có thể là những biểu hiện về trạng thái nội tâm của thân chủ. Khơng chỉ có vậy người làm công tác tư vấn tâm lý nói chung và tư vấn nghề nói riêng cũng phải biết sử dụng ngôn ngữ giao tiếp không lời. Nếu sử dụng giao tiếp không lời hiệu quả sẽ tạo điều kiện giao tiếp bằng lời từ đó xây dựng được mối quan hệ tư vấn tâm lý. Qua ngơn ngữ cử chỉ, nét mặt, giọng nói,… người làm công tác tư vấn tâm lý thể hiện được thái độ với thân chủ và ngược lại.

- Kỹ năng phản hồi

Là khả năng tiếp nhận thông tin và truyền lại thông tin bằng hành vi. Đó là nói lại bằng ngơn ngữ của mình hoặc nhắc lại lời thân chủ một cách cô đọng hoặc làm rõ hơn điều thân chủ vừa bày tỏ và được sự tán thành của thân chủ.

- Kỹ năng thu thập thông tin

Giúp người làm cơng tác tư vấn tâm lý có thể thu thập đầy đủ thơng tin về thân chủ và cả cảm xúc của họ từ đó sẽ giúp thân chủ. Kĩ năng thu thập thơng tin gồm có: + Kĩ năng đặt câu hỏi + Kĩ năng tóm lược:

- Kỹ năng thông đạt

Thể hiện sự hiểu biết một cách nồng hậu, trung thực không lấn át thân chủ. Khả năng thông đạt là hiểu biết và thông cảm những gì bộc lộ để giúp thân chủ thấy được nội dung các sự kiện, thấy rõ cảm xúc của mình, thấy được giá trị của mình qua đó giúp họ đương đầu với vấn đề họ gặp phải. Đây cũng là cơ sở tạo lòng tin.

- Kỹ năng nói

Nói là truyền đạt hay chuyển tới đối tác một lượng thông tin, một ý tưởng, một ý kiến, một cảm xúc bằng lời nói. Nói cung cấp thơng tin đến thân chủ, giúp thân chủ hiểu rõ nguyên nhân và nguồn gốc sự lo lắng của vấn đề họ quan tâm giúp họ giải quyết vấn đề dựa trên lí trí và tình cảm. Nói cịn biểu hiện sự thiện chí, cảm tình và nói lên sự đảm bảo đối với đối tượng. Khi nói

cần dùng ngơn ngữ đơn giản có tính phổ thơng, nói phải rõ ràng, có sức biểu cảm, thu hút thân chủ, nói những điều mà thân chủ cần nghe, tránh những từ làm thân chủ sợ hãi sẽ làm ảnh hưởng tới trạng thái tâm lí và tinh thần của thân chủ ảnh hưởng tới hiệu quả tư vấn.

- Kỹ năng sử dụng các công cụ tư vấn:

Sử dụng các Test đo đặc điểm nhân cách (khí chất, xu hướng, năng lực, tính cách), sử dụng dụng cụ đo đặc điểm sinh lý…

1.3.4. Phương pháp và hình thức bồi dưỡng KNTVHN cho GV THPT

Bồi dưỡng kỹ năng tư vấn hướng nghiệp cho GV THPT cần được thực hiện thông qua nhiều phương pháp và hình thức khác nhau, đảm bảo tính đa dạng, phong phú, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn.

1.3.4.1. Phương pháp bồi dưỡng

- Sử dụng phương pháp thuyết trình cung cấp kiến thức chun đề, phân tích, giải thích, lý giải về kiến thức mới những vấn đề thuộc chuyên môn các lĩnh vực khác nhau.

- Phương pháp thực hành, cho GV trực tiếp thực hành xử lý tình huống, tự tổ chức các hoạt động, trên cơ sở đó phân tích rút ra kinh nghiệm về tổ chức hoạt động tư vấn hiệu quả.

- Phương pháp cùng tham gia: có sự tác động luân phiên và tương hỗ giữa người giảng viên và học viên, giảng viên đóng vai trị là người điều hành, dẫn dắt, định hướng, nêu vấn đề; học viên là người thảo luận, thực hành, rút ra những kinh nghiệm, kiến thức cho bản thân (đối thoại, thảo luận nhóm, hỏi đáp, trị chơi...).

- Phương pháp nghiên cứu trường hợp: giúp GV nhận diện và thảo luận về các tình huống, các hoạt động thực tế, một vấn đề hay loạt vấn đề nào đó để từ đó GV có thể khái quát, rút ra được kinh nghiệm hay nhận ra được vấn đề rộng hơn từ một tình huống, trường hợp cụ thể.

1.3.4.2. Hình thức bồi dưỡng

- Cử GV tham gia các khóa bồi dưỡng về kỹ năng tại Bộ Giáo dục và đào tạo, tại Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Mời các chuyên gia bồi dưỡng tại trường.

- Tổ chức và phối hợp tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn tập huấn cho GV tại trường

- Hỗ trợ nguồn lực, trực tiếp tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho GV tại trường. - Bồi dưỡng qua các thức thức tham quan hoạt động thực tế.

- Trang bị tài liệu cho GV tự nghiên cứu, tự học, tự rèn luyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi dưỡng kỹ năng tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên trung học phổ thông thành phố hải phòng (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)