Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi dưỡng kỹ năng tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên trung học phổ thông thành phố hải phòng (Trang 35 - 36)

Phần 2 : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.4. Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên THPT

1.4.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng

Kiểm tra trong quản lý là quá trình xem xét thực tiễn để thực hiện các nhiệm vụ đánh giá thực trạng, khuyến khích những nhân tố tích cực, phát hiện những sai lệch và đưa ra những quyết định điều chỉnh nhằm giúp các đối tượng hồn thành nhiệm vụ và góp phần đưa tồn bộ hệ thống được quản lý tới một trình độ cao hơn.

Kiểm tra là chức năng cuối cùng của một q trình quản lý, có vai trị giúp cho chủ thể quản lý biết được mọi người thực hiện các nhiệm vụ ở mức tốt, vừa, xấu như thế nào, đồng thời cũng biết được những quyết định bồi dưỡng ban hành có phù hợp với thực tế hay khơng, trên cơ sở đó điều chỉnh các hoạt động bồi dưỡng để nâng cao hiệu quả, giúp đỡ hay thúc đẩy các cá nhân, tập thể đạt được các mục tiêu bồi dưỡng đã đề ra. Như vậy, chức năng kiểm tra thể hiện rõ vai trị cung cấp thơng tin và trợ giúp các cá nhân và đơn vị hoàn thành nhiệm vụ bồi dưỡng theo mục tiêu kế hoạch đã xác định.

Với những vai trò đặc biệt như vậy, chức năng kiểm tra không chỉ đơn thuần là chức năng cuối cùng trong một quá trình bồi dưỡng mà cịn là tiền đề cho một q trình bồi dưỡng và quản lý mới tiếp theo.

Chức năng kiểm tra là một trong những chức năng quan trọng của q trình quản lý có nhiều vai trị trong việc giúp hồn thành các nhiệm vụ của các đối tượng quản lý.

Kiểm tra cần thực hiện các nội dung sau:

(1). Phát hiện thực hiện những điểm tốt và những điểm còn tồn tại của hoạt động bồi dưỡng nói chung và của từng cá nhân tham gia bồi dưỡng nói riêng.

(2). Điều chỉnh: Bao gồm; tư vấn (uốn nắm, sửa chữa); thúc đẩy hoạt động bồi dưỡng (phát huy thành tích tốt); hoặc xử lý. Theo dõi, đốn đốc tiến trình thực hiện kế hoạch.Có các biện pháp điều chỉnh nhằm đạt kết quả cao so với mục tiêu đề ra.

Đánh giá bao gồm: Xác định chuẩn đạt được của kết quả bồi dưỡng của mỗi giáo viên Trung học phổ thông; thu thập thông tin; so sánh sự phù hợp của việc thực hiện với chuẩn mực. Đánh giá phải đảm bảo tính khách quan (đánh giá đầu vào, đánh giá ngay sau khi kết thúc hoạt động bồi dưỡng và đánh giá tác động của hoạt động bồi dưỡng trong triển khai nhiệm vụ tại địa phương sau khi được bồi dưỡng...).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi dưỡng kỹ năng tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên trung học phổ thông thành phố hải phòng (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)