Chỉ đạo đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức bồi dưỡng theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi dưỡng kỹ năng tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên trung học phổ thông thành phố hải phòng (Trang 71 - 74)

Phần 2 : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2.3. Chỉ đạo đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức bồi dưỡng theo

hướng phát huy vai trò chủ thể của giáo viên THPT tham gia bồi dưỡng

* Mục tiêu của biện pháp:

Xác định rõ công tác đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên THPT đổi mới phương pháp và hình thức bồi dưỡng nhằm nâng cao kết quả của hoạt động bồi dưỡng nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực bồi dưỡng. Đổi mới phương pháp, hình thức bồi dưỡng cịn có tác dụng phát huy vai trị tự bồi dưỡng của giáo viên THPT, nhằm biến quá trình bồi dưỡng thành quá trình tự bồi dưỡng.

* Nội dung và cách thực hiện của biện pháp:

Biện pháp này thể hiện rõ là Sở giáo dục và Đào tạo phải thực hiện vai trò kép vừa chỉ đạo, định hướng hoạt động cho GV vừa trực tiếp triển khai nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch hoạt động của Sở cho các trường THPT. Để đảm bảo tính đối tượng, tính thực tế, tính hiệu quả trong đào tạo, bồi dưỡng giáo viên THPT cần đổi mới mạnh mẽ về phương pháp, hình thức bồi dưỡng nhằm thu hút giáo viên tham gia bồi dưỡng, biến quá trình bồi dưỡng thành quá trình tự bồi dưỡng.

- Đổi mới phương pháp bồi dưỡng kỹ năng tư vấn hướng nghiệp theo phương thức lấy người học (học viên) là trung tâm, dựa vào kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, hiểu biết sẵn có của học viên, gắn với hoạt động thực tế. Giảng viên đóng vai trị người hướng dẫn, dẫn dắt, định hướng, điều hành, khuyến khích mọi người tích cực chủ động tham gia, chuyển tải kiến thức, kỹ năng bằng nhiều cách (người hướng dẫn -> học viên; học viên -> học viên; học viên -> người hướng dẫn).

Tăng cường sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học hiện đại trong hoạt động bồi dưỡng nhằm thu hút đối tượng bồi dưỡng cùng tham gia và tích cực hóa hoạt động tự bồi dưỡng cho giáo viên THPT. Giáo viên cần tăng cường sử dụng phương pháp đóng vai, phương pháp dự án, phương pháp tình huống nhằm tạo mơi trường trải nghiệm tập luyện kỹ năng cho giáo viên THPT.

- Kết hợp sử dụng nhiều phương pháp khác nhau phát huy cao nhất tính tích cực, chủ động tham gia của người học, cụ thể:

+ Sử dụng phương pháp thuyết trình để phân tích lý thuyết, lý luận, diễn giải các vấn đề, nội dung, kiến thức, tổng hợp, chốt lại các vấn đề... (hạn chế thuyết trình một chiều, chung chung).

+ Sử dụng phương pháp động não nhằm khai thác thơng tin, kinh nghiệm, phát huy tính sáng tạo của học viên thông qua việc giảng viên nêu câu hỏi, nêu vấn đề dẫn dắt học viên suy nghĩ, tìm tịi, trả lời, đưa ra các sáng kiến,...

+ Phương pháp tổ chức thảo luận nhóm: Tăng cường sự giao lưu, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng, từ đó làm sâu kiến thức, học hỏi rèn luyện kỹ năng, phương pháp tổ chức hoạt động.

+ Phương pháp đóng vai, nghiên cứu tình huống: Đưa học viên vào những tình huống giả định, trường hợp gần với thực tế, khái quát từ thực tế để đóng vai xử lý, giải quyết, thực hành, làm thử, từ đó rút ra những kinh nghiệm, kỹ năng, phương pháp ứng xử, tổ chức hoạt động hiệu quả trên thực tế.

+ Phương pháp tham quan mơ hình trải nghiệm thực tế: Tổ chức cho học viên tham quan các chương trình, mơ hình hoạt động thực tế (các Trung tâm tư vấn hướng nghiệp, các trường THPT làm tốt công tác hướng nghiệp..) để tự học, rút ra kinh nghiệm, viết thu hoạch về chuyến tham quan thực tế.

+ Phương pháp kết hợp lý thuyết - thực hành: Gắn lý thuyết với việc thực hành tổ chức các hoạt động cụ thể để rèn luyện các kỹ năng tư vấn hướng nghiệp cần có của giáo viên THPT.

+ Phương pháp tự học: Khuyến khích, động viên giáo viên THPT tự nguyện đăng ký tham gia các khóa đào tạo tại các cơ sở giáo dục chuyên môn tổ chức; tự nghiên cứu tham khảo sách, báo, tài liệu và vận dụng để nâng cao kỹ năng TVHN.

Sử dụng nhiều hình thức bồi dưỡng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên THPT tham gia được đầy đủ các khóa đào tạo, bồi dưỡng.

- Bồ i dưỡng tại Trung ương: tham gia các lớp tập huấn theo chuyên đề do Bộ Giáo dục và đào tạo tổ chức.

- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng tại Sở giáo dục và Đào tạo: Đây là hình thức phổ biến nhất trong cơng tác bồi dưỡng giáo viên THPT những năm qua. Tuy nhiên có lớp tập huấn không đảm bảo số giáo viên THPT (lý do bận công việc) không tham gia được hết thời gian; chi phí lớp học lớn cho cá nhân, đơn vị tổ chức.

- Tổ chức bồi dưỡng theo cụm: Đảm bảo cho giáo viên THPT cấp trong cụm có nhiều điểm tương đồng về nhu cầu, điều kiện, đặc điểm kinh tế và hoạt động được học tập, chia sẻ (Cụm các trường ở vùng nông thôn; các trường ở thành phố, thị trấn...).

- Tổ chức tập huấn tại trường: Giảm bớt chi phí cho cá nhân (không phải ăn, nghỉ tại địa điểm tập huấn), học viên có thể tận dụng được thời gian kết hợp việc giải quyết cơng việc cơ quan, gia đình ngồi thời gian tập huấn (buổi tối...).

- Bồi dưỡng từ xa: Cơ quan tổ chức bồi dưỡng in sao tài liệu, hướng dẫn, chuyển cho giáo viên THPT qua công nghệ thông tin, máy tính nối mạng để giáo viên THPT tự học, tự nghiên cứu, có trao đổi, phản hồi và giải đáp.

- Hình thức tự học ở nhà: Tự nghiên cứu, sưu tầm tài liệu, tổ chức thực hiện, để rút kinh nghiệm và rèn luyện kỹ năng.

* Điều kiện để thực hiện biện pháp:

Giảng viên tham gia bồi dưỡng phải nắm vững kiến thức về kỹ năng tư vấn hướng nghiệp, được đào tạo về nghiệp vụ sư phạm và có kỹ năng sử dụng phối hợp các phương pháp bồi dưỡng.

Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo cần có cách nhìn linh hoạt trong sử dụng giáo viên THPT tham gia bồi dưỡng sao cho phù hợp với mục tiêu và đối tượng bồi dưỡng.

Giáo viên THPT cần tự giác, tích cực, chủ động tham gia bồi dưỡng và trải nghiệm kỹ năng tư vấn hướng nghiệp đã được bồi dưỡng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi dưỡng kỹ năng tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên trung học phổ thông thành phố hải phòng (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)