Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng hợp lý tại huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 39 - 51)

Mức đánh giá GTSP TCP Lợi nhuận Giá trị ngày công Lao động Hiệu xuất đồng vốn ( Tr. đồng) ( Tr. đồng) ( Tr. đồng) (1000đ) (lần) Cao >100 >70 >45 >60 >0,7 Trung bình 70 -100 55 - 70 25 - 45 30 - 60 0,3 – 0,7 Thấp < 70 < 55 < 25 < 30 < 0,3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.5.4.2. Đánh giá hiệu quả xã hội

Đánh giá hiệu quả xã hội là chỉ tiêu rất khó định lƣợng, đặc biệt là phải có thời gian dài, tiến hành nghiên cứu một cách khoa học, chi tiết để thấy đƣợc những ảnh hƣởng trực tiếp, gián tiếp ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau của các loại hình sử dụng đất. Nhƣng do điều kiện thời gian có hạn trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tối chỉ tiến hành đề cập đến một số chỉ tiêu cơ bản:

- Hiệu quả giải quyết việc làm; - Mức độ chấp nhận của ngƣời dân;

- Khả năng phát triển về sản xuất và tiêu thụ hàng hoá

Để đánh giá các chỉ tiêu này chúng tôi sử dụng phƣơng pháp đánh giá có sự tham gia của ngƣời dân địa phƣơng để đƣa ra hiệu quả xã hội của từng loại hình sử dụng đất.

- Hiệu quả giải quyết việc làm

+ Hiệu quả giải quyết việc làm chính là thể hiện số ngày công lao động đầu tƣ vào mỗi loại hình sử dụng đất. Mô hình nào có số ngày công lao động lớn thì có hiệu quả hơn.

- Cách xác định mức độ chấp nhận của ngƣời dân:

+ Trên thực tế chúng ta thấy rằng, một mô hình sử dụng đất có đƣợc lựa chọn hay không ngoài việc đạt hiệu quả kinh tế, bảo vệ đất thì điều quan trọng là phải đƣợc ngƣời dân chấp nhận. Mức độ chấp nhận của ngƣời dân thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Nhận thức của ngƣời dân, trình độ dân trí, phong tục tập quán, khả năng đầu tƣ, trình độ khoa học kỹ thuật, thị trƣờng.... Tuy nhiên, một mô hình muốn đƣợc chấp nhận thì phải đáp ứng đƣợc 2 yêu cầu:

+ Khả năng đáp ứng nhu cầu trƣớc mắt: tức là mô hình có sản phẩm đáp ứng đƣợc nhu cầu hiện tại của ngƣời dân;

+ Khả năng đầu tƣ và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật: mô hình nào có mức độ đầu tƣ thấp hơn, dễ làm hơn thì sẽ đƣợc ngƣời dân chấp nhận và đƣợc ứng dụng rộng rãi;

- Khả năng phát triển về sản xuất và tiêu thụ hàng hoá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Để xác định mức độ, khả năng phát triển sản xuất hàng hoá của các mô hình sử dụng đất phụ thuộc vào những nhân tố sau:

+ Chủng loại sản phẩm: loại hình sử dụng đất nào cho ra nhiều chủng loại sản phẩm mà đƣợc thị trƣờng chấp nhận thì khả năng sản xuất hàng hoá của mô hình đó sẽ cao hơn;

+ Số lƣợng và chất lƣợng sản phẩm: loại hình sử dụng đất nào cho ra số lƣợng hàng hoá nhiều nhất, chất lƣợng cao nhất thì khả năng phát triển sản xuất hàng hoá sẽ cao và có khả năng phát triển;

2.5.4.3. Đánh giá hiệu quả môi trường

Đánh giá tác động môi trƣờng của việc sử dụng đất là việc xem xét thực trạng và nguyên nhân gây ra sự suy thoái môi trƣờng, từ đó loại bỏ các loại hình sử dụng đất có khả năng gây ra tác động xấu đối với môi trƣờng. Nhƣng việc xác định hiệu quả về mặt môi trƣờng của quá trình sử dụng đất nông nghiệp là rất phức tạp, rất khó định lƣợng, đòi hỏi phải có quá trình nghiên cứu, phân tích lâu dài. Chính vì vậy chúng tôi chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu, đánh giá tác động môi trƣờng thông qua việc đánh giá thích hợp của các cây trồng đối với điều kiện đất đai hiện tại thông qua các kết quả điều tra về đầu tƣ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

2.5.5. Các phương pháp khác

- Phƣơng pháp chuyên gia, chuyên khảo: Từ các kết quả nghiên cứu của đề tài, tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia, cán bộ phòng Nông nghiệp, phòng Tài nguyên và Môi trƣờng để đề xuất hƣớng sử dụng đất và đƣa ra các giải pháp thực hiện.

- Phƣơng pháp dự báo: các đề xuất đƣợc dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài và dự báo về nhu cầu của xã hội và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật nông nghiệp.

- Phƣơng pháp sử dụng phần mềm tin học nhƣ: Excel, Microstation để xử lý số liệu, xây dựng các bảng biểu, xây dựng sơ đồ hiện trạng và định hƣớng sử dụng đất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN YÊN SƠN

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Sơn

3.1.1.1 Điều kiện tự nhiên:

Vị trí địa lý: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Yên Sơn là huyện miền núi nằm ở phía Nam tỉnh Tuyên Quang, nằm trong khoảng tọa độ địa lý: Từ 21 độ 40’ đến 22 độ 10’ Vĩ độ Bắc và 105 độ 10’ đến 105 độ 40’ Kinh độ Đông.

Địa giới hành chính của huyện đƣợc xác định nhƣ sau: - Phía Bắc giáp huyện Hàm Yên và huyện Chiêm Hóa; - Phía Tây giáp huyện Yên Bình - tỉnh Yên Bái;

- Phía Nam giáp huyện Sơn Dƣơng và huyện Đoan Hùng (tỉnh Phú Thọ); - Phía Đông giáp huyện Định Hóa - tỉnh Thái Nguyên.

Tổng diện tích tự nhiên của huyện theo số liệu thống kê đất đai năm 2013 tính đến ngày 01/01/2014 là 113.242,26 ha. Cụ thể phân làm 3 nhóm đất chính sau:

+ Đất nông nghiệp: 102.394,99 ha; + Đất phi nông nghiệp: 9.209,01 ha; + Đất chƣa sử dụng: 1.638,26ha.

Bao gồm 31 đơn vị hành chính cấp xã (01 thị trấn và 30 xã). Trên địa bàn huyện có các tuyến giao thông đƣờng bộ quan trọng nhƣ: Quốc lộ 2; Quốc lộ 2C; Quốc lộ 37 và các tuyến đƣờng thủy (Sông Lô - Sông Gâm - Sông Phó Đáy). Yên Sơn là huyện nằm bao bọc thành phố Tuyên Quang (trung tâm kinh tế - Văn hóa - Chính trị lớn nhất của tỉnh) nên các tuyến giao thông chính thành phố Tuyên Quang đều đi qua địa bàn huyện. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện hiện tại và trong những năm tới.

(Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả thống kê đất đai năm 2013 của UBND tỉnh Tuyên Quang)

Địa hình, Địa mạo a. Địa hình:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Theo báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất tổng hợp đến năm 2020 của tỉnh Tuyên Quang thì địa hình của huyện Yên Sơn khá phức tạp, bị chia cắt bởi hệ thống sông suối, đồi núi, thung lũng tạo thành các kiểu địa hình khác nhau. Dạng địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, cao nhất là đỉnh Núi Là (xã Kim Phú và xã Chân Sơn) có độ cao 550 m, độ dốc trung bình từ 20 - 250.

b. Địa mạo: Huyện Yên Sơn có các dạng địa mạo nhƣ sau:

- Dạng địa mạo thung lũng gồm các xã ven sông Lô, sông Gâm và sông Phó Đáy. Dọc các sông này có những thung lũng, bãi bồi không liên tục chịu ảnh hƣởng của phù sa và dốc theo chiều dòng sông. Vào mùa mƣa thƣờng bị ngập nƣớc.

- Dạng địa mạo núi cao trên 500 m (khu vực Núi Là, Núi Nghiêm). Đất đai vùng này chủ yếu để phát triển rừng phòng hộ bảo vệ đầu nguồn.

- Dạng địa mạo vùng đồi thấp dƣới 300 m, phân bố ở phía Nam huyện. Đất đai vùng này có nhiều đồi núi xen kẽ với các thung lũng hình lòng máng phù hợp với nhiều loài cây ăn quả, cây công nghiệp và cây lƣơng thực. Đây là vùng kinh tế trọng điểm của huyện.

Khí hậu:

Khí hậu huyện Yên Sơn có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hƣởng của khí hậu lục địa Bắc Ắ - Trung Hoa và chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa Hè nóng ẩm, mƣa nhiều từ tháng 4 đến tháng 9; Mùa Đông khô, lạnh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, theo thống kê số liệu tại trạm thủy văn huyện Yên Sơn, cụ thể khí hậu tại huyện nhƣ sau:

a. Nhiệt độ:

- Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22 - 240C. Nhiệt độ trung bình các tháng mùa Đông là 160C, nhiệt độ trung bình các tháng mùa Hè là 280C. Tổng tích ôn hàng năn khoảng 8.200 - 8.4000

C

- Nhiệt độ tối cao trung bình hàng năm khoảng 260C - Nhiệt độ tối thấp trung bình hàng năm khoảng 190C - Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối là 60C

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Lƣợng mƣa trung bình hàng năm từ 1.600 - 1.800 mm. Số ngày mƣa trung bình hàng năm là 150 ngày/năm. Mƣa nhiều nhất tập trung và các tháng mùa Hè (tháng 7, 8), có tháng lƣơng mƣa đạt đến 300 mm/tháng. Lƣợng mƣa các tháng mùa Đông (tháng 1, 2) thấp, chỉ đạt 10 - 25 mm/tháng.

- Lƣợng mƣa phân bố không đều trong năm và đƣợc chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa mƣa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm, chiếm 86% tổng lƣợng mƣa của cả năm. Mùa khô lƣợng mƣa chỉ chiếm 14% tổng lƣợng mƣa của cả năm.

c. Nắng:

Tổng số giờ năm trung bình hàng năm khoảng 1.500 giờ. Các tháng mùa Đông có số giờ nắng thấp, khoảng 40 - 60 giờ/tháng. Các tháng mùa Hè có số giờ nắng cao, khoảng 140 - 160 giờ.

d. Độ ẩm không khí:

Độ ẩm không khí trung bình hàng năm từ 80 - 82%. Biến động về độ ẩm không khí không lớn giữa các tháng trong năm (từ 76 - 82%).

e. Gió:

Có 2 hƣớng gió chính:

- Mùa Đông là hƣớng gió Đông - Bắc hoặc Bắc; - Mùa Hè là hƣớng Đông - Nam hoặc Nam. Tốc độ các hƣớng gió thấp chỉ đạt 1m/s. f. Các hiện tƣợng khí hậu thời tiết khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giông: Trung bình hàng năm trên địa bàn huyện có từ 55 - 60 ngày có giông. Thời gian thƣờng xảy ra từ tháng 4 đến tháng 8. Tốc độ gió trong cơn giông có thể đạt 25 - 28 m/s;

- Mƣa phùn: Hàng năm có khoảng từ 15 - 20 ngày có mƣa phùn. Thời gian xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

- Sƣơng mù: Hàng năm trung bình có khoảng 25 - 55 ngày, thƣờng xẩy ra vào các tháng đầu mùa Đông.

- Sƣơng muối: Rất hiếm khi xẩy ra (khoảng 2 năm mới có 1 ngày). Nếu có thì thƣờng xẩy ra vào tháng 1 hoặc tháng 11.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chế độ thủy văn của huyện chịu ảnh hƣởng chính của các Sông:

- Sông Lô: Đây là con Sông lớn nhất trên địa bàn huyện Yên Sơn đoạn qua huyện yên Sơn có khoảng 45 km, theo hƣớng từ Bắc xuống Nam, đi qua địa bàn các xã: Chiêu Yên; Phúc Ninh; Tứ Quận; Thắng Quân; Tân Long; Thái Bình; và Tiến Bộ. Đây là tuyến đƣờng thủy quan trọng và duy nhất nối Tuyên Quang với Hà Giang, các tỉnh trung du, miền núi và Đông Bắc Bộ;

- Sông Gâm: Sông Gâm là phụ lƣu cấp I lớn nhất của sông Lô, chiếm khoảng 44% diện tích của toàn bộ lƣu vực sông Lô. Đoạn chảy qua huyên Yên Sơn dài 25 km, qua địa bàn các xã: Phúc Ninh, Xuân Vân, Lực Hành và Quý Quân.

- Sông Phó Đáy: Bắt nguồn từ núi Tam Tạo huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn chảy vào Tuyên Quang, đoạn chảy qua Yên Sơn dài 39,0 km (qua địa bàn các xã: Trung Minh; Hùng Lợi; Trung Sơn và Kim Quan).

(Nguồn số liệu: Trạm thủy văn huyện Yên Sơn) 3.1.1.2. Các nguồn tài nguyên.

Tài nguyên đất.

Theo kết quả nghiên cứu xây dựng bản đồ Đất tỉnh Tuyên Quang tỷ lệ 1/100.000 năm 2001. Cho thấy trên địa bàn huyện Yên Sơn có các nhóm đất chủ yếu với quy mô diện tích và phân bố nhƣ sau:

- Đất Phù sa ngòi suối (Py): Có khoảng 700 ha, phân bố rải rác ở các xã: Trung Trực, Kiến Thiết, Kim Quan... Phần lớn loại đất này đƣợc sử dụng trồng 1 vụ hoặc 2 vụ lúa, năng suất trung bình thấp;

- Đất phù sa không đƣợc bồi hàng năm (P): có khoảng 800 ha, phân bố ở các xã ven Sông Lô (Trung Môn, Thái Bình). Đất có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình, độ dày tầng đất trên 120 cm. Phần lớn loại đất này đã đƣợc trồng các loại cây ngắn ngày nhƣ lúa và các cây hoa màu hàng năm khác nhƣng năng suất thấp;

- Đất đỏ vàng trên đá Granit (Fa): Diện tích loại đất này có 12.529 ha phân bố phía Tây - Nam của huyện (gồm các xã: Chân Sơn, Mỹ Bằng, Nhữ Hán, Nhữ Khê, Phú Lâm và Thị trấn Tân Bình). Thành phần cơ giới, hoàn toàn là cát pha, độ dày tầng đất có sự biến động từ <50 cm đến >120 cm. Đất có địa hình đồi dốc lớn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chia cắt với các đồi đá cát phiến sét, khả năng khai thác sử dụng cho sản xuất nông nghiệp rất hạn chế;

- Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): Diện tích đất này có khoảng 35.000 ha. Loại đất này phân bố ở nơi có độ dốc cao (Trung Minh, Hùng Lợi, Tiến Bộ, Hoàng Khai ...) Thành phần cơ giới đất hoàn toàn là cát pha, độ dày tầng đất có biến động lớn từ <50 cm đến >120 cm. Đất thƣờng khô hạn, chặt rắn. Trên loại đất này phần lớn còn rừng, nơi có độ dốc <250 có thể khai thác trồng cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm;

- Đất nâu đỏ trên đá vôi (Fv): Có diện tích khoảng 1.400 ha, phân bố ở các xã Chiêu Yên, Tân Tiến, Tân Long ... Đất có tầng đất khá dày, khá tơi xốp, thƣờng có thành phần cơ giới thịt trung bình đến sét, hàm lƣợng dinh dƣỡng cao và cân đối, phù hợp với nhiều loài cây trồng dài ngày;

- Đất vàng đỏ trên đá sét và biến chất (Fs): Loại đất này chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của huyện với khoảng 60.000 ha, phân bố ở phần lớn các xã trong huyện (chỉ riêng các xã: Mỹ Bằng, Nhữ Hán, Nhữ Khê và Thị trấn Tân Bình) không có loại đất này. Thành phần cơ giới đất chủ yếu là thịt trung bình, độ dày tầng đất có các mức <50 cm; 50 - 120 cm và >120 cm. Đất này thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp dài ngày (chè) và các loại cây ăn quả. Vùng đồi núi có độ dốc > 250C cần đƣợc bảo vệ và trồng rừng là chính;

- Đất đen do sản phẩm bồi tụ Cacbonat (Rdv): Có 327 ha, chỉ có ở xã Kim Quan và xã Kim Phú. Đất có thành phần cơ giới thịt nặng, chua, cần đƣợc cải tạo bổ sung lân, kali;

- Đất xám bạc màu (Ba): 2.928 ha, có ở các xã Kim Phú, Phú Lâm, Hoàng Khai ... loại đất này thƣờng đƣợc sử dụng trồng lúa 1 vụ hoặc chuyên màu năng suất thấp;

- Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D): Có diện tích 1.100 ha, phân bố rải rác ở phía Tây Nam của huyện (Mỹ Bằng, Nhữ Hán, Nhữ Khê, Đội Bình ... ). Đất thƣờng đƣợc dùng để trồng lúa và các cây trồng ngắn ngày khác, năng suất trung bình khá.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tài nguyên nƣớc.

- Nguồn nƣớc mặt: Với đặc điểm địa hình phần lớn là đồi núi nên trữ lƣợng nguồn nƣớc mặt của huyện có hạn chế nhất định, các xã có địa hình tƣơng đối bằng phẳng gần với thành phố Tuyên Quang (Kim Phú, Trung Môn, Hoàng Khai, Thái Bình ...) có trữ lƣợng nguồn nƣớc mặt trong năm tƣơng đối cao, các xã còn lại trữ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng hợp lý tại huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 39 - 51)