Tình hình biến động đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng hợp lý tại huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 69 - 71)

Tình hình biến động diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Sơn giai từ 2010 - 2013 đƣợc thể hiện qua bảng 3.8.

Bảng 3.8: Tình hình biến động diện tích đất nông nghiệp của huyện Yên Sơn từ năm 2010 – 2013 (đơn vị tính ha)

Thứ tự Mục đích sử dụng Năm 2010 Năm 2013

Biến động tăng (+),

giảm (-) Tổng diện tích NNP 102.472,61 102.394,99 -77,62 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 18.204,70 18.114,36 -90,34

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 10.846,20 10.804,35 -41,85

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 5.626,78 5.595,63 -31,15

1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 31,18 31,18 0,00

1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 5.188,24 5.177,54 -10,70

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 7.358,50 7.310,01 -48,49

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 83.816,73 83.828,30 11,57 1.2.1 Đất rừng sản xuất RPX 62.145,64 64.600,92 2.455,28 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 21.546,91 19.103,20 -2.443,71 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 124,18 124,18 0,00 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 424,36 415,53 -8,83 1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 26,82 36,80 9,98

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Biến động sử dụng đất nông nghiệp năm 2013 so với năm 2010 nhƣ sau:

* Tổng diện tích đất nông nghiệp là 102.394,99 ha giảm so với năm 2010 là: 77,62 ha, trong đó:

- Đất sản xuất nông nghiệp là 18.114,36 ha, giảm -90,34 ha do chuyển mục đích sang đất phi nông nghiệp phục vụ phát triển kinh tế - xã hội để tăng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

- Đất lâm nghiệp: 83.828,30 ha, tăng 11,57 ha do chuyển từ đất đồi núi chƣa sử dụng sang.

- Đất nuôi trồng thủy sản là 415,53 ha, giảm -8,83 ha so với năm 2010 do chuyển sang đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp và đất công cộng.

- Đất nông nghiệp khác là 36,80 ha, tăng 9,98 ha do chuyển từ đất trồng cây hàng năm khác sang.

Diện tích đất nông nghiệp có sự tăng, giảm do áp lực tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Việc tăng, giảm diện tích đất lâm nghiệp theo quy hoạch phân 3 loại rừng nhằm đáp ứng nhu cầu của huyện trong công tác trồng rừng làm nguyên liệu sản xuất giấy và bột giấy cho khu công nghiệp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Đánh giá chung

Thuận lợi: Có điều kiện tự nhiên và nguồn tài nguyên đất đai thích hợp cho việc sản xuất nông lâm nghiệp (đặc biệt là lâm nghiệp và các loại cây công nghiệp lâu năm). Có điều kiện phát triển các vùng chuyên canh chè, mía, cây ăn quả… cung cấp nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến, tạo bƣớc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; Tiềm năng phát triển nông nghiệp chủ yếu theo chiều sâu, trên cơ sở ứng dụng khoa học kỹ thuật (tăng năng suất và chất lƣợng cây trồng), và phát triển chăn nuôi đại gia súc: trâu, bò,dê, lợn và chăn muôi gia cầm. Trong đó có vùng trồng nguyên liệu tập trung phục vụ cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu; Có tiềm năng thế mạnh về nguyên liệu cho phát triển công nghiệp và du lịch. Nguyên liệu chủ yếu cho phát triển công nghiệp trƣớc hết là sản phẩm nông lâm nghiệp, sau đó là nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú nhƣ quặng thiếc, sắt, barít, ăngtimoan, vofram. Có tiềm năng phát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

triển công nghiệp chế biến nông sản, lâm sản nhƣ công nghiệp chế biến chè, sản xuất đƣờng kính trắng, công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng nhƣ đá, cát, sỏi, gạch, công nghiệp xi măng và các loại vật liệu xây dựng khác. Ngoài ra, huyện còn có nhiều điều kiện để phát triển công nghiệp chế biến lâm sản và nguyên liệu giấy, chế biến sản phẩm gỗ.

Khó khăn: Dân số tăng nhanh, lực lƣợng lao động bổ sung hàng năm ở nông thôn chủ yếu tham gia vào sản xuất nông, lâm nghiệp, năng suất lao động còn thấp. Việc sử dụng, thu hút chất xám của huyện còn nhiều hạn chế. Trình độ tiếp thu khoa học kỹ thuật và kiến thức kinh tế mới của đại bộ phận lao động trong xã hội còn thấp; Việc thu hút vốn đầu tƣ từ bên ngoài gặp nhiều khó khăn. Thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm không ổn định, sức mua của dân cƣ thấp. Việc giao lƣu trao đổi hàng hoá với bên ngoài phải bằng đƣờng bộ hoặc đƣờng sông với chi phí vận tải lớn; Những yếu tố bất lợi của thiên nhiên nhƣ hạn hán, lũ lụt luôn là mối đe doạ cho sản xuất và đời sống.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng hợp lý tại huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 69 - 71)