Tình hình nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng hợp lý tại huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 26 - 29)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.4Tình hình nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế

trên thế giới và Việt Nam

1.4.1. Trên thế giới

Việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu trƣớc mắt và lâu dài là vấn đề quan trọng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu vào việc đánh giá hiệu quả đối với từng loại cây trồng, từng giống cây trồng trên mỗi loại đất, để từ đó sắp xếp, bố trí lại cơ cấu cây trồng phù hợp nhằm khai thác tốt hơn lợi thế so sánh của vùng.

Hàng năm các viện nghiên cứu nông nghiệp trên thế giới cũng đã đƣa ra nhiều giống cây trồng mới, những kiểu sử dụng đất mới, giúp cho việc tạo thành một số hình thức sử dụng đất mới ngày càng có hiệu quả cao hơn. Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI) đã có nhiều thành tựu về lĩnh vực giống lúa và hệ thống cây trồng trên đất lúa. Xu hƣớng chung trên thế giới là tập trung mọi nỗ lực nghiên cứu cải tiến hệ thống cây trồng trên những vùng đất bằng cách đƣa thêm một số loại cây trồng vào hệ thống canh tác nhằm tăng sản lƣợng lƣơng thực, thực phẩm trên một đơn vị diện tích trong một năm [34].

Nói chung về việc sử dụng đất đai, các nhà khoa học trên thế giới đều cho rằng: đối các vùng nhiệt đới có thể thực hiện các công thức luân canh cây trồng hàng năm, có thể chuyển từ chế độ canh tác cũ sang chế độ canh tác mới tiến bộ hơn, mang kết quả và hiệu quả cao hơn. Tạp chí “Farming Japan” của Nhật Bản ra hàng tháng đã giới thiệu nhiều công trình ở các nƣớc trên thế giới về các hình thức sử dụng đất đai cho ngƣời dân, nhất là ở nông thôn.

Các nhà khoa học Nhật Bản đã hệ thống hoá tiêu chuẩn hiệu quả sử dụng đất thông qua hệ thống cây trồng trên đất canh tác là sự phối hợp giữa các cây trồng và gia súc, các phƣơng pháp trồng trọt và chăn nuôi, cƣờng độ lao động, vốn đầu tƣ, tổ chức sản xuất, sản phẩm làm ra, tính chất hàng hoá của sản phẩm [30].

Tại Thái Lan nhiều vùng trong điều kiện thiếu nƣớc, từ sử dụng đất thông qua công thức luân canh lúa xuân - lúa mùa hiệu quả thấp vì chi phí tƣới nƣớc quá lớn và độc canh cây lúa làm ảnh hƣởng xấu đến chất lƣợng đất đã đƣa cây đậu thay thế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lúa xuân trong công thức luân canh. Kết quả là giá trị sản lƣợng tăng lên đáng kể, hiệu quả kinh tế đƣợc nâng cao, độ phì nhiêu của đất đƣợc tăng lên rõ rệt. Nhờ đó hiệu quả sử dụng đất đƣợc nâng cao.

Kinh nghiệm của Trung Quốc, việc khai thác và sử dụng đất đai là yếu tố quyết định để phát triển kinh tế - xã hội nông thôn toàn diện. Chính phủ Trung Quốc đã đƣa ra các chính sách quản lý và sử dụng đất đai ổn định, chế độ sở hữu giao đất cho nông dân sử dụng, thiết lập hệ thống trách nhiệm và tính chủ động sáng tạo của nông dân trong sản xuất. Thực hiện chủ trƣơng “nông bất ly hƣơng” đã thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn một cách toàn diện và nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp[26].

Tại Philippin tình hình nghiên cứu sử dụng đất dốc đƣợc thực hiện bằng kỹ thuật canh tác SALT. SALT là hệ thống canh tác trồng nhiều băng cây thay đổi giữa cây lâu năm và cây hàng năm theo đƣờng đồng mức. Cây lâu năm chính là cây ca cao, cà phê, chuối, chanh và các loại cây ăn quả.

Một trong những chính sách tập trung vào hỗ trợ phát triển nông nghiệp quan trọng nhất là chính sách đầu tƣ vào sản xuất nông nghiệp, ở Mỹ tổng số tiền trợ cấp là 66,2 tỉ USD (chiếm 28,3% trong tổng thu nhập nông nghiệp), Canada tƣơng ứng là 5,7 tỉ USD (chiếm 39,1%), Otraylia 1,7 tỉ USD (chiếm 14,5%), Nhật Bản là 42,3 tỉ USD (chiếm 68,9%), Cộng đồng Châu Âu 67,2 tỉ USD (chiếm 40,1%), Áo là 1,6 tỉ USD (chiếm 35,3%) [26].

Trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế nông nghiệp của các nƣớc đã gắn phƣơng thức sử dụng đất truyền thống với phƣơng thức hiện đại và chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp hoá nông nghiệp. Các nƣớc Châu Á trong quá trình sử dụng đất canh tác đã rất chú trọng đẩy mạnh công tác thuỷ lợi, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, phân bón, các công thức luân canh tiến bộ để ngày càng nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Nhƣng để đạt đƣợc hiệu quả thì một phần phải nhờ vào công nghiệp chế biến, gắn sự phát triển công nghiệp với bảo vệ môi sinh - môi trƣờng.

Ngày nay vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng đất luôn đƣợc các quốc gia có nền nông nghiệp mạnh đầu tƣ phát triển. Chính vì vậy đã thu hút đƣợc nhiều nhà khoa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

học quan tâm, nghiên cứu; các nhà khoa học các nƣớc đã rất chú trọng đến việc nghiên cứu các cây con giống mới, nghiên cứu những công nghệ sản xuất và chế biến, nghiên cứu về chính sách, định hƣớng nhằm phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá có hiệu quả kinh tế cao và bền vững.

1.4.2. Ở Việt Nam

Việt Nam thuộc vùng nhiệt đới ẩm châu Á có nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên nguồn đất có hạn, dân số lại đông, bình quân đất tự nhiên trên ngƣời là 0,45 ha, chỉ bằng 1/3 mức bình quân của thế giới, xếp thứ 135 trên thế giới, xếp thứ 9/10 Đông Nam Á. Mặt khác, dân số lại tăng nhanh làm cho bình quân diện tích đất trên ngƣời sẽ tiếp tục giảm. Tốc độ tăng dân số bình quân là 2,0%/năm. Theo dự kiến nếu tốc độ tăng dân số là 1-1,2%/năm thì dân số Việt Nam sẽ là 100,8 triệu ngƣời vào năm 2015 [26]. Trong khi đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp có chiều hƣớng giảm nhanh do chuyển mục đích sử dụng. Vì thế nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp là yêu cầu cần thiết đối với Việt Nam trong những năm tới[22].

Thực tế những năm qua chúng ta đã quan tâm giải quyết tốt các vấn đề về kỹ thuật và kinh tế, tổ chức trong sử dụng đất sản xuất nông nghiệp [26], việc nghiên cứu và ứng dụng đƣợc tập trung vào các vấn đề nhƣ: lai tạo các giống cây trồng mới ngắn ngày có năng suất cao, bố trí luân canh cây trồng phù hợp với từng loại đất, thực hiện thâm canh trên cơ sở ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Các công trình có giá trị trên phạm vi cả nƣớc phải kể đến công trình nghiên cứu đánh giá tài nguyên đất đai Việt Nam của Nguyễn Khang và Phạm Dƣơng Ƣng (1993) [33], đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền của tác giả Trần Anh Phong- Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp (1995) [19].

Vùng ĐBSH có tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 903.650 ha, chiếm 44%, diện tích tự nhiên trong vùng. Trong đó, gần 90% đất sản xuất nông nghiệp dùng để trồng trọt[16]. Đây là trung tâm sản xuất lƣơng thực lớn thứ 2 của cả nƣớc [28], là nơi thu hút nhiều công trình nghiên cứu khoa học, góp phần định hƣớng cho việc xây dựng các hệ thống cây trồng và sử dụng đất thích hợp. Trong đó phải kể đến các công trình nhƣ: Phân vùng sinh thái nông nghiệp vùng ĐBSH của các tác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

giả Cao Liêm, Đào Châu Thu, Trần Thị Tú Ngà (1990); [17] Nghiên cứu hệ thống nông nghiệp lƣu vực sông Hồng của tác giả Đào Thế Tuấn và Pascal Bergret (1998) [32], đánh giá kinh tế đất lúa vùng ĐBSH của tác giả Quyền Đình Hà (1993) [12] Chƣơng trình quy hoạch cụ thể vùng đồng bằng sông Hồng (1994) [7], đã nghiên cứu đề xuất dự án phát triển đa dạng hoá nông nghiệp ĐBSH, kết quả cho thấy:

Ở vùng đồng bằng Bắc bộ đã xuất hiện nhiều mô hình luân canh cây trồng 3 - 4 vụ một năm đạt hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt ở các vùng sinh thái ven đô, tƣới tiêu chủ động. Đã có những điển hình về chuyển đổi hệ thống cây trồng, trong việc bố trí lại và đƣa vào những cây trồng có giá trị kinh tế nhƣ: hoa, cây ăn quả, cây thực phẩm cao cấp...

Việc quy hoạch tổng thể vùng ĐBSH, nghiên cứu đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp và phân vùng sinh thái nông nghiệp của nhiều tác giả và các nhà khoa học nhƣ: Vũ Năng Dũng, Trần An Phong, Nguyễn Văn Phúc. Các tác giả đã chỉ ra mỗi vùng sinh thái có đặc điểm khí hậu thời tiết, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khác nhau cần phải quy hoạch cụ thể và nghiên cứu ở từng vùng sinh thái thì hiệu quả các biện pháp kinh tế kỹ thuật trong sản xuất mới phát huy tác dụng và đạt kết quả tốt.

Có thể nhận thấy rằng các nghiên cứu sâu về đất và sử dụng đất trên đây là những cơ sở cần thiết và có ý nghĩa quan trọng cho các định hƣớng sử dụng và bảo vệ đất. Tuy nhiên, các đánh giá về thực trạng đất nông nghiệp ở trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang còn chƣa nhiều. Vì vậy, nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất sử dụng đất nông nghiệp của huyện Yên Sơn trong những năm tới theo hƣớng phát triển bền vững là rất cần thiết, có ý nghĩa trong phát triển kinh tế xã hội của huyện và có thể thực hiện đƣợc.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng hợp lý tại huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 26 - 29)