Đẩy nhanh quá trình ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Áp dụng các giống lúa mới năng suất cao, chè, bƣởi, đỗ tƣơng... ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất để tạo ra sản phẩm có chất lƣợng tốt, làm hạt nhân để phổ biến cho nông dân ứng dụng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Tăng cƣờng củng cố hệ thống khuyến nông, khuyến lâm đến cơ sở, cải tiến phƣơng thức khuyến nông theo ngành hàng, xúc tiến hơn nữa công tác đào tạo nông dân cả về kỹ thuật sản xuất và quản lý kinh doanh, cụ thể là: Duy trì hoạt động có hiệu quả hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ. Xây dựng các mô hình trình diễn, hƣớng dẫn kỹ thuật nuôi trồng đến từng hộ nông dân. Đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ phải có trình độ chuyên môn và năng lực công tác mới đảm nhiệm đƣợc trọng trách tƣ vấn kỹ thuật giúp các cơ sở sản xuất và các hộ gia đình thực hiện tốt công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và đào tạo nhân lực cho hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ hoạt động có hiệu quả.
Hƣớng dẫn các hộ gia đình sản xuất theo hƣớng canh tác bền vững, tiết kiệm và hiệu quả, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp. Chuyển đổi thời vụ gieo trồng thích hợp tránh sâu bệnh, tiếp thu giống mới có chất lƣợng, giá trị kinh tế cao.
Phát triển kỹ thuật canh tác theo các mô hình khoa học trên đất dốc, xây dựng và mở rộng mô hình nông lâm kết hợp hay canh tác theo đƣờng đồng mức, thiết lập các băng chắn bằng các cây trồng, bằng đá... có tác dụng cải tạo đất, giữ đất nhằm giảm tốc độ dòng chảy, chống xói mòn, tăng thời gian thấm sâu, cải thiện độ phì nhiêu của đất, tránh hiện tƣợng sạt lở đất là việc làm có ý nghĩa vô cùng quan trọng để nâng cao năng suất cây trồng, góp phần cải thiện môi trƣờng sinh thái.