Đánh giá mức độ hiệu quả của các loại hình sử dụng đất

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng hợp lý tại huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 88 - 92)

LUT Hiệu quả KT Hiệu quả xã hội Hiệu quả MT Đánh giá Tổng giá trị sản phẩm Lợi nhuận Hiệu suất đồng vốn Tổng Đánh giá LUT 1 *** ** ** *** *** 13* Cao LUT 2 ** * ** ** ** 9* Trung bình LUT 3 *** *** ** ** ** 12* Cao LUT 4 ** * ** *** *** 11* Trung bình LUT 5 *** * ** ** ** 10* Trung bình LUT6 * * *** ** ** 9* Trung bình LUT 7 *** *** ** *** *** 14* Cao LUT 8 *** ** ** ** ** 11* Trung bình

(Nguồn: Tổng hợp kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thu nhập kinh tế của các loại hình sử dụng đất phụ thuộc vào đặc tính của mức độ đầu tƣ thâm canh, thị trƣờng. Hiệu quả kinh tế thay đổi tuỳ thuộc vào kiểu sử dụng đất đƣợc áp dụng. Những loại hình sử dụng đất đem lại hiệu quả kinh tế cao là những loại hình sử dụng đất phù hợp với điều kiện đất đai và đƣợc thị trƣờng chấp nhận.

Các loại hình sử dụng đất có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả môi trƣờng, nâng cao độ che phủ cho đất và thu hút đƣợc lực lƣợng lao động tƣơng đối ổn định, lâu dài cho nhân dân địa phƣơng.

Từ những kết quả đánh giá về hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trƣờng của các LUT, có thể thấy mối quan hệ ba mặt giữa hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trƣờng có tác động qua lại lẫn nhau.

3.3. ĐỀ XUẤT VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN YÊN SƠN DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN YÊN SƠN

3.3.1. Đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất huyện Yên Sơn

3.3.1.1. Quan điểm sử dụng đất

Sử dụng đất phải gắn liền với định hƣớng phát triển kinh tế xã hội, tập trung chỉ đạo khai thác thế mạnh của huyện trong phát triển kinh tế là quy hoạch các trung tâm kinh tế, xác định các tiềm năng về đất đai, nguồn khoáng sản... tiếp tục phát triển nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá và hiện đại hoá, gắn liền với phát triển xã hội, những năm trƣớc mắt kinh tế của huyện vẫn là cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ với tỷ lệ hợp lý. Do vậy quan điểm khai thác, sử dụng đất nông lâm nghiệp luôn gắn liền với định hƣớng phát triển kinh tế xã hội nói chung, sản xuất nông lâm nghiệp nói riêng trong từng vùng cụ thể.

Sử dụng đất phải dựa trên cơ sở quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất, đây là biện pháp quan trọng để thực hiện Luật đất đai và các chính sách quản lý nhà nƣớc về đất đai nhằm tránh hạn chế tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích, lãng phí đất, qui hoạch sử dụng đất là biện pháp quản lý quan trọng trong việc tổ chức sử dụng đất của từng ngành từng địa phƣơng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Sử dụng đất phải đạt đƣợc hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trƣờng, sử dụng tối đa diện tích đất hiện có, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích, tạo công ăn việc làm, ổn định đời sống ngƣời lao động, xoá đói giảm nghèo...hạn chế xói mòn, rửa trôi, tăng tỷ lệ che phủ và độ màu mỡ cho đất.

Sử dụng đất nông lâm nghiệp gắn liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hƣớng công nghiệp hoá hiện đại hoá, phát triển theo hƣớng tập trung đầu tƣ thâm canh, tăng cƣờng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, đồng thời chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hƣớng sản xuất hàng hoá nhằm tạo ra nhiều sản phẩm có chất lƣợng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và cung cấp cho thị trƣờng.

3.3.1.2. Đề xuất các loại hình sử dụng đất có triển vọng của huyện Yên Sơn.

Từ những điều kiện thực tế của huyện, kết quả phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trƣờng của các loại hình sử dụng đất hiện tại và từ những quan điểm và định hƣớng đã nêu, tác giả đề xuất một số kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất của huyện Yên Sơn nhƣ sau:

LUT 1 (2 lúa + 1 màu): Hiện nay trên thực tế LUT này đang đƣợc áp dụng phổ biến và có hiệu quả, phù hợp với điều kiện đất đai, gia tăng sản phẩm, khai thác tiềm năng lao động, LUT này tạo ra nhiều việc làm cho ngƣời dân, tận dụng tối đa lao động nhàn rỗi. Hơn thế nữa, việc luân canh cây trồng cạn sau 2 vụ lúa có rất nhiều thuận lợi để hạn chế tác hại của sâu bệnh, cải tạo đất giúp tăng năng suất và bảo vệ môi trƣờng đất. LUT này phù hợp với định hƣớng phát triển ngành nông nghiệp của huyện cần phát triển kỹ thuật canh tác để tăng năng suất .

LUT 2 (2 lúa): là LUT này có diện tích lớn nhất trong cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp của Huyện. Đồng thời khả năng phù hợp của LUT này với điều kiện khí hậu và tính chất đất tốt. Tuy hiệu quả thấp hơn so với các LUT trên nhƣng là kiểu canh tác truyền thống và là nguồn cung cấp lƣơng thực chủ yếu nên vẫn đƣợc đa số ngƣời dân chƣa có điều kiện đầu tƣ nhiều chấp nhận, do đảm bảo đƣợc an ninh lƣơng thực, yêu cầu đầu tƣ lao động không cao, thu nhập của ngƣời nông dân đạt khá, bảo vệ đƣợc đất nên cần phải đƣợc bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất này tránh chuyển mục đích sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

LUT 3 (1 lúa + 2 màu): là LUT đem lại hiệu quả kinh tế cao cho ngƣời nông dân, phù hợp với điều kiện đất đai, gia tăng sản phẩm, khai thác tiềm năng lao động, phù hợp với định hƣớng phát triển ngành nông nghiệp của huyện. Đối với diện tích đất này do đƣợc sử dụng triệt để trong cả năm nên phải có biện pháp cải tạo đất trong quá trình sử dụng. đây là một LUT có tiềm năng trong tƣơng lai nên đƣợc mở rộng quy mô diện tích cũng nhƣ đầu tƣ về vốn, khoa học kỹ thuật.

LUT 4 (1 lúa + 1 màu): Ở những diện tích thuộc địa hình vàn cao, khả năng tƣới không chủ động thì LUT này vẫn đƣợc ngƣời dân chấp nhận, do yêu cầu đầu tƣ lao động không cao, khai thác tiềm năng lao động, thu nhập của ngƣời nông dân đạt khá, bảo vệ đƣợc đất. Tuy nhiên, trong tƣơng lai cần có biện pháp kiến thiết đồng ruộng và xây dựng các công trình thuỷ lợi và chuyển đổi sang LUT 1 (2 lúa + 1 màu), LUT 3 (1 lúa + 2 màu) và LUT 5.

LUT 5 (Chuyên rau màu và cây CNNN) loại hình này nằm trên nhiều vùng đất có điều kiện rất khác nhau nhƣ: địa hình, thành phần cơ giới, chế độ tƣới tiêu, trình độ canh tác để phù hợp với quy hoạch vùng nguyên liệu mía cho các nhà máy đƣờng hoạt động, định hƣớng Quy hoạch sử dụng dụng đất, quy hoạch nông thôn mới của huyện, trong tƣơng lai nên đƣợc mở rộng quy mô diện tích cũng nhƣ đầu tƣ về vốn, khoa học kỹ thuật.

LUT 6 (cây lâu năm): LUT này đang đƣợc ngƣời dân chấp nhận, do khai thác tiềm năng lao động, thu nhập của ngƣời nông dân đạt khá, bảo vệ đƣợc đất. đây là một LUT cung cấp nguyên liệu cho 2 nhà máy chè trên địa bàn huyện nên đƣợc mở rộng quy mô diện tích cũng nhƣ mở rộng đầu tƣ về vốn, khoa học kỹ thuật

LUT 7 (Cây lâm nghiệp): Hiện nay trên thực tế LUT này đang đƣợc áp dụng phổ biến và có hiệu quả, phù hợp với điều kiện đất đai, gia tăng sản phẩm, khai thác tiềm năng lao động, phù hợp với định hƣớng phát triển ngành nông nghiệp của huyện. Tuy nhiên do chu kỳ khai thác mất nhiều năm, thời gian thu hồi vốn lâu hơn nên cần chuyển đổi những diện tích đất tốt sang các LUT khác hiệu quả hơn.

LUT 8 (chuyên cá): ở những vùng đất trũng, ngập nƣớc thƣờng xuyên đƣợc cải tạo để thả cá, loại hình sử dụng đất này vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao vừa điều tiết nguồn nƣớc mặt và điều hòa môi trƣờng sinh thái. Đây là một LUT có tiềm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

năng trong tƣơng lai nên đƣợc mở rộng quy mô diện tích cũng nhƣ mở rộng đầu tƣ về vốn, khoa học kỹ thuật, cơ sở hạ tầng.

3.3.1.3. Đề xuất diện tích các loại hình sử dụng đất trong 10 năm tới

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng hợp lý tại huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 88 - 92)