Nhóm các yếu tố kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng hợp lý tại huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 31 - 33)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.5.3Nhóm các yếu tố kinh tế xã hội

1.5 Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

1.5.3Nhóm các yếu tố kinh tế xã hội

Phát triển nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hoá cũng giống nhƣ ngành sản xuất vật chất khác của xã hội, nó chịu sự chi phối của quy luật cung cầu chịu sự ảnh hƣởng của rất nhiều yếu tố đầu vào, quy mô các nguồn lực nhƣ: đất, lao động, vốn sản xuất, thị trƣờng, kiến thức và kinh nghiệm trong sản xuất và tiêu thụ nông sản.

Thị trƣờng là nhân tố quan trọng, dựa vào nhu cầu của thị trƣờng nông dân lựa chọn hàng hoá để sản xuất. Theo Nguyễn Duy Tính (1995) [24], ba yếu tố chủ yếu ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là năng suất cây trồng, hệ số

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

quay vòng đất và thị trƣờng cung ứng đầu vào và tiêu thụ đầu ra. Trong cơ chế thị trƣờng, các nông hộ hoàn toàn tự do lựa chọn hàng hoá họ có khả năng sản xuất, đồng thời họ có xu hƣớng hợp tác, liên doanh, liên kết để sản xuất ra những nông sản hàng hoá mà nhu cầu thị trƣờng cần với chất lƣợng cao đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng. Muốn mở rộng thị trƣờng phải phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin, dự báo, mở rộng các dịch vụ tƣ vấn.... Đồng thời, quy hoạch các vùng trọng điểm sản xuất hàng hoá để ngƣời sản xuất biết nên sản xuất cái gì? bán ở đâu? mua tƣ liệu sản xuất và áp dụng khoa học công nghệ gì? Sản phẩm hàng hoá của Việt Nam đa dạng, phong phú về chủng loại, chất lƣợng, giá rẻ và đang đƣợc lƣu thông trên thị trƣờng là điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hoá có hiệu quả.[5].

Từ khi có chính sách đổi mới về cơ chế quản lý, nhất là từ khi có Nghị quyết 10 của Đảng (ngày 5/4/1988) đến nay, việc giao quyền sử dụng đất lâu dài cho các nông hộ và hàng loạt các chính sách kinh tế đƣợc ban hành nhƣ: chính sách tự do thƣơng mại hoá trên phạm vi cả nƣớc, chính sách một giá, chính sách cho nông dân vay vốn với lãi suất ƣu đãi, chính sách thuế với nông dân [27]. Các chính sách trong nông nghiệp đã tác động có lợi lớn đến sản xuất nông nghiệp. Từ chỗ phải nhập khẩu lƣơng thực triền miên trong vài thập kỷ, đến nay đã xuất khẩu đƣợc trên 4 triệu tấn gạo hàng hoá đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo [29].

Hệ thống chính sách về đất đai, điều chỉnh cơ cấu đầu tƣ, hỗ trợ... có ảnh hƣởng lớn đến sản xuất hàng hoá của nông dân. Chính sách đất đai của nƣớc ta đã đƣợc thể hiện trong Hiến pháp, Luật Đất đai năm 1993, 1998, 2003 sửa đổi 2013, hệ thống các văn bản dƣới luật có liên quan đến khai thác và sử dụng đất đai đƣợc quy định một cách thích hợp cho những đối tƣợng, những vùng khác nhau; Luật đất đai đã thể chế hoá và nới rộng quyền của ngƣời sử dụng đất. Đây là một chính sách khuyến khích ngƣời nông dân đầu tƣ vào sản xuất dài hạn, thay đổi cơ cấu cây trồng nhằm phát triển sản xuất hàng hoá một cách có hiệu quả. Mặc dù đất đai thuộc sở hữu toàn dân nhƣng pháp luật công nhận quyền sử dụng lâu dài đối với đất. Ngƣời sử dụng đất không chỉ đƣợc quyền sử dụng lâu dài mà còn đƣợc quyền thừa kế những đầu tƣ trên đất. Điều đó đã trở thành động lực quan trọng trong phát triển

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nông nghiệp. Nó làm cho ngƣời nông dân yên tâm đầu tƣ trên đất, sử dụng đất nông nghiệp một cách chủ động và hiệu quả, phát huy đƣợc lợi thế so sánh của từng vùng, từng miền.Thực tế cho thấy, chính sách về đất đai thông thoáng sẽ là cơ sở để hình thành các phƣơng thức sản xuất mới nhƣ thâm canh, tăng vụ, nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác, đặc biệt là sử dụng để sản xuất cây trồng có giá trị hàng hoá cao. Các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp cũng là cơ sở để phát triển hệ thống cây trồng, vật nuôi và khai thác đất một cách đầy đủ và hợp lý, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để đầu tƣ thâm canh và tiến hành tập trung hoá, chuyên môn hoá, hiện đại hoá nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.

Sự ổn định chính trị - xã hội và các chính sách khuyến khích đầu tƣ phát triển nông nghiệp của Nhà nƣớc. Cùng với những kinh nghiệm, tập quán sản xuất nông nghiệp, trình độ năng lực của các chủ thể kinh doanh, là những động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hoá.

Trong quá trình nông nghiệp chuyển mạnh sang nền kinh tế hàng hoá hội nhập quốc tế thì nguồn động lực quan trọng trƣớc hết vẫn là những lợi ích chính đáng của nông dân đƣợc bảo vệ bằng các chính sách đã ban hành, đồng thời tiếp tục hoàn thiện, xây dựng các chính sách mới [20].

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng hợp lý tại huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 31 - 33)