Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất của huyện Yên Sơn

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng hợp lý tại huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 80 - 84)

(03 vùng) Loại hình Tổng chi phí đầu tƣ (đ/ha) Tổng GTSP (đ/ha) Lợi nhuận (đ/ha) Giá trị ngày công lao động (đồng) Hiệu suất đồng vốn (lần) LUT 1 92.256.607 127.332.222 35.075.615 42.816 0,38 LUT 2 67.782.667 88.893.333 21.110.667 32.985 0,31 LUT 3 95.211.894 161.229.333 66.017.439 87.103 0,70 LUT 4 61.324.200 83.534.333 22.210.133 42.036 0,36 LUT 5 75.663.400 108.943.667 33.280.267 41.797 0,43 LUT 6 21.174.400 37.240.000 16.065.600 78.369 0,76 LUT 7 22.641.758 116.166.667 93.524.909 32.029 0,59 LUT 8 72.645.200 111.600.000 38.954.800 194.774 0,54

(Chi tiết có phụ biểu kèm theo)

Qua bảng 3.14 cho thấy:

- Các LUT 1 (lúa xuân - lúa mùa - cây vụ đông) cho tổng giá trị sản phẩm cao 127.332.222 đồng, tổng chi phí trung bình 92.256.607 đồng, Lợi nhuận đạt trung bình 35.075.615 đồng, giá trị ngày công lao động đạt trung bình 42.816 đồng, hiệu quả sử dụng đồng vốn đạt trung bình 0,38 lần.

Các kiểu sử dụng đất thuộc LUT này có điều kiện đất đai thuận lợi nhƣ: Đây là LUT có hệ số sử dụng đất cao, yêu cầu áp dụng những tiến bộ khoa học, đất tốt, điều kiện tƣới tiêu chủ động và không bị ảnh hƣởng bởi yếu tố địa hình nên rất thuận lợi cho canh tác và nƣớc tƣới. Tuy nhiên, yếu tố hạn chế nhất đối với loại hình sử dụng đất này là các công thức luân canh còn mang nặng tính truyền thống, thị trƣờng tiêu thụ và giá cả nông sản không ổn định.

- LUT 2 (2 vụ lúa) có tổng giá trị sản phẩm đạt trung bình 88.893.333 đồng, tổng chi phí trung bình 67.782.667 đồng, lợi nhuận đạt thấp 21.110.667 đồng, giá trị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ngày công lao động đạt trung bình 32.985 đồng, hiệu quả đồng vốn đạt trung bình 0,31 lần.

LUT 2 tuy cho hiệu quả kinh tế trung bình, nhƣng đƣợc đa số ngƣời dân chấp nhận vì chi phí vật chất cho LUT không cao, ít khi bị thất thu hoàn toàn cả khi có những biến động về điều kiện thời tiết. Đây là một trong những LUT quan trọng góp phần đảm bảo ổn định nhu cầu lƣơng thực cho ngƣời nông dân.

- Các LUT 3 (1 vụ lúa - 2 vụ màu) cho tổng giá trị sản phẩm cao 161.229.333 đồng, tổng chi phí cao 95.211.894 đồng, lợi nhuận đạt cao 66.017.439 đồng, hiệu xuất đồng vốn đạt từ cao 0,70 lần. Nguyên nhân là loại hình sử dụng đất này có điều kiện đất đai tốt, không bị ảnh hƣởng bởi yếu tố địa hình, sản phẩm nông nghiệp phù hợp với yêu cầu của thị trƣờng. Hạn chế chính của loại hình sử dụng đất này là phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tƣới tiêu. LUT này áp dụng trên địa bàn huyện và cho thấy sự hiệu quả, phù hợp với điều kiện đất đai, cơ sở hạ tầng, gia tăng sản phẩm, khai thác tiềm năng lao động. LUT này chủ yếu mới đƣợc áp dụng ở các xã vùng trung tâm của huyện, nơi ngƣời dân có điều kiện tiếp cận với các tiến bộ về cơ cấu cây trồng, giống, kỹ thuật chăm sóc.

- Các LUT 4 (1 vụ lúa - 1 vụ màu) có tổng giá trị sản phẩm đạt trung bình 83.534.333 đồng, tổng chi phí trung bình 61.324.200 đồng, lợi nhuận thấp 22.210.133 đồng, giá trị ngày công lao động đạt 42.036 đồng, hiệu suất đồng vốn đạt trung bình 0,36 lần. Nguyên nhân chủ yếu do loại hình sử dụng đất này chịu ảnh hƣởng của yếu tố địa hình, thành phần cơ giới và điều kiện tƣới tiêu không đƣợc chủ động.

- Các LUT 5 (chuyên màu và cây CNNN) cho tổng giá trị sản phẩm đạt cao 108.943.667 đồng, tổng chi phí ở mức cao 75.663.400 đồng, lợi nhuận đạt từ trung bình 33.280.267 đồng, giá trị ngày công lao động đạt 41.797 đồng, hiệu xuất đồng vốn từ trung bình 0,43 lần. Nguyên nhân là do các kiểu dụng đất thuộc loại hình này nằm trên nhiều vùng đất có điều kiện rất khác nhau nhƣ: địa hình, thành phần cơ giới, chế độ tƣới tiêu, trình độ canh tác và hiểu biết kỹ thuật của ngƣời nông dân,... Tuy nhiên, yếu tố chi phối mạnh nhất đến loại hình sử dụng đất này là yếu tố điều kiện tƣới và đất đai manh mún không tập trung. Ngoài ra đối với cây mía cho thấy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

năm thứ 2 và năm thứ 3 sẽ cho lợi nhuận cao hơn do tận dụng gốc cây của năm cũ, giảm chi phí đầu vào.

- LUT 6 (cây lâu năm) Với kiểu sử dụng đất phổ biến nhất là cây chè. Chè đã gần nhƣ trở thành thƣơng hiệu của vùng đất Tuyên Quang, điều đó thể hiện truyền thống lâu đời của ngƣời dân trồng chè Tuyên Quang. Yên Sơn là một trong những vùng nguyên liệu cho nhà máy Chè Tuyên Quang. Cây chè với năng suất và đầu ra ổn định đã đem lại niềm tin cho ngƣời dân. Hơn thế nữa, cây chè nâng cao hiệu quả sử dụng đất, góp phần phủ xanh đất trống đồi núi chọc, hạn chế xói mòn rửa trôi, bảo vệ và cải tạo đất, giữ nguồn nƣớc ngầm, tạo cảnh quan môi trƣờng trong sạch. Cây chè cho tổng giá trị sản phẩm đạt 37.240.000 đồng, tổng chi phí 21.174.400 đồng, lợi nhuận đạt 16.065.600 đồng, hiệu quả đồng vốn cao 0,76 lần. Đây là thế mạnh của huyện của huyện Yên Sơn nói giêng và của tỉnh Tuyên Quang nói chung.

- LUT 7 (cây lâm nghiệp) cho tổng giá trị sản phẩm đạt cao 116.166.667 đồng, tổng chi phí ở mức thấp 22.641.758 đồng, lợi nhuận đạt 93.524.909 đồng, hiệu suất đồng vốn 0,59 lần. Tuy nhiên loại hình sử dụng đất này có chu kỳ kéo dài trong nhiều năm.

- LUT 8 (chuyên cá) cho tổng giá trị sản phẩm đạt cao 111.600.000 đồng, tổng chi phí cao 72.645.200 đồng, lợi nhuận đạt 38.954.800 đồng, hiệu quả đồng vốn 0,54 lần giá trị ngày công lao động đạt cao đây là một trong những loại hình sử dụng đất theo hƣớng phát triển mới trên địa bàn huyện. Tuy nhiên không phải hộ gia đình nào cũng có khả năng áp dụng, nguyên nhân chủ yếu do: Chi phối nhiều bởi yếu tố thị trƣờng, con giống và trình độ kỹ thuật của ngƣời dân.

Nhận xét:

Nhìn chung các LUT của huyện Yên Sơn đều cho hiệu quả kinh tế từ trung bình đến cao, cơ bản đảm bảo ổn định nhu cầu lƣơng thực cho ngƣời nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo. Hiệu quả kinh tế các LUT tùy thuộc vào kiểu sử dụng đất. Trong hệ thống các LUT của toàn huyện thì LUT nuôi trồng thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, tiếp theo đó là LUT 3 (1 vụ lúa - 2 vụ màu). Từ hiệu quả kinh tế các LUT và thế mạnh của huyện về điều kiện tự nhiên, tiềm năng phát triển nông nghiệp của huyện tập trung vào phát triển các loại lúa đặc sản, cây trồng vụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đông, cây rau màu và nuôi trồng thủy sản. Tiếp tục phát triển và chuyển đổi các diện tích canh tác không hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản nhƣng vẫn phải đảm bảo duy trì diện tích cây lƣơng thực để đảm bảo an ninh lƣơng thực của toàn huyện.

3.2.4.2. Hiệu quả xã hội

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, chúng tôi chỉ đánh giá định tính theo phƣơng pháp so sánh ở một số tiêu chí sau:

- Khả năng phù hợp lao động, giải quyết việc làm cho ngƣời sản xuất. - Khả năng năng thu hút lao động, đảm bảo phù hợp với thị trƣờng.

- Mức độ chấp nhận của ngƣời dân thể hiện ở mức độ đầu tƣ, ý định chuyển đổi cây trồng của hộ.

Giải quyết lao động dƣ thừa trong nông thôn là vấn đề xã hội lớn, đang đƣợc sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách. Trong khi ngành công nghiệp và dịch vụ chƣa phát triển để thu hút toàn bộ lao động dƣ thừa trong nông thôn thì phát triển nông nghiệp theo hƣớng đa dạng hoá sản phẩm và sản xuất hàng hoá là một giải pháp quan trọng để tạo thêm việc làm, tăng thêm của cải vật chất cho xã hội và tăng thu nhập cho nông dân. Qua đó góp phần củng cố an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, hạn chế tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây nên, góp phần vào việc giải quyết mối quan hệ cung cầu trong đời sống nhân dân, làm thay đổi một cách cơ bản tập quán canh tác, tạo thói quen áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp. Yên Sơn là một trong những vùng sản xuất lƣơng thực chính của tỉnh Tuyên Quang, hiệu quả xã hội của từng loại hình sử dụng đất rất khác nhau.

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội của đề tài chúng tôi đánh giá theo phƣơng pháp định lƣợng mức độ từ thấp, trung bình đến cao.

Từ những chỉ tiêu điều tra, chúng tôi tiến hành phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất và đƣợc thể hiện ở bảng 3.15

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng hợp lý tại huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 80 - 84)