Thống kê dân số năm 2013 huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng hợp lý tại huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 57 - 63)

STT Tên xã Số thôn (xóm) Diện tích (km2) Dân số (Ngƣời) Mật độ (Ngƣời/km2) Tổng số 461 1.132,42 162.936 144 1 Chân Sơn 13 27,47 4.509 164 2 Chiêu Yên 17 28,74 3.777 131 3 Công Đa 15 48,43 3.035 63 4 Đạo Viện 12 42,98 2.465 57 5 Đội Bình 14 20,8 5.953 286 6 Hoàng Khai 14 12 5.316 443 7 Hùng Lợi 17 103,67 6.594 64 8 Kiến Thiết 17 109,48 5.041 46 9 Kim Phú 26 19,28 11.304 586 10 Kim Quan 8 30,47 3.228 106 11 Lang Quán 21 27,82 6.437 231 12 Lực Hành 12 25,35 3.165 125 13 Mỹ Bằng 25 32,2 11.530 358 14 Nhữ Hán 15 21,26 5.353 252 15 Nhữ Khê 17 17,1 5.078 297 16 Phú Lâm 25 37,97 8.260 218 17 Phú Thịnh 7 30,14 2.176 72 18 Phúc Ninh 16 33,05 5.092 154 19 Quy Quân 8 33,88 2.237 66 20 Tân Long 16 38,37 5.535 144 21 Tân Tiến 14 56,06 3.776 67 22 Thái Bình 17 27 4.596 170 23 Thắng Quân 19 26,34 7.407 281 24 Tiến Bộ 13 46,27 5.138 111 25 Trung Minh 9 65,15 2.126 33 26 Trung Môn 17 11,95 8.037 673 27 Trung Sơn 9 42,87 3.236 75 28 Trung Trực 8 31,33 2.290 73 29 Thị trấn Tân Bình 6 8,02 4.559 568 30 Tứ Quận 15 37,1 7.320 197 31 Xuân Vân 25 39,87 8.366 210

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

(Nguồn số liệu: Phòng thống kê huyện Yên Sơn và niên giám thống kê năm 2013) e. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn.

Thực trạng phát triển khu đô thị.

Huyện Yên Sơn có một đô thị duy nhất là thị trấn Tân Bình (đạt tiêu chuẩn đô thị loại V), cách thành phố Tuyên Quang 15,0 km về phía Nam. Thị trấn có diện tích 802,03 ha, chiếm 0,71% diện tích tự nhiên của toàn huyện (là đơn vị hành chính có diện tích tự nhiên nhỏ nhất huyện). Trong những năm tới quy hoạch xây dựng đô thị với quy mô đạt tiêu chuẩn đô thị loại V, tại trung tâm huyện lỵ mới của huyện trên địa bàn các xã: Tứ Quận; Thắng Quân và Lang Quán. Và trong tƣơng lai đây sẽ trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của huyện huyện Yên Sơn

Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn.

Hệ thống các điểm khu dân cƣ nông thôn của huyện đƣợc phân bố ở 30 xã. Với phong tục, tập quán có từ lâu đời, các điểm dân cƣ nông thôn thƣờng đƣợc hình thành và phát triển dọc theo các tuyến giao thông chính, nơi có địa hình bằng phẳng, gần nguồn nƣớc thuận tiện cho sản xuất và sinh hoạt của ngƣời dân. Hiện nay hệ thống cơ sở hạ tầng trong khu dân cƣ nông thôn đã đƣợc cải thiện đáp ứng cơ bản nhu cầu cho đời sống của ngƣời dân. Cùng với toàn quốc, huyện Yên Sơn đang tích cực triển khai xây dựng nông thôn mới theo 19 tiêu chí. Một số xã đã đạt đƣợc những tiêu chí cơ bản nhƣ xã: Hoàng Khai; Mỹ Bằng...

f. Phát triển cơ sở hạ tầng. Hệ thống giao thông.

- Hệ thống giao thông đường bộ

Quốc lộ 2: Đây là tuyến đƣờng có vai trò quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế của cả tỉnh Tuyên Quang nói chung và huyện Yên Sơn nói riêng. Phần đƣờng chạy trên địa bàn huyện có 33,40 km, nền đƣờng rộng 12,0 m, mặt đƣờng rộng 11,0 m, đạt tiêu chuẩn đƣờng cấp III, mặt đƣờng đã đƣợc trải bê tông nhựa. Toàn tuyến hiện có 10 cầu với tổng chiều dài 292,61 m.

Quốc lộ 2C: Tuyến đƣờng này có ý nghĩa quan trọng trong việc khai thác các nguồn tài nguyên, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các xã phía Đông huyện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Phần đƣờng chạy trên địa bàn huyện dài 39,50 km, chiều rộng nền đƣờng là 7,5 m, mặt đƣờng đƣợc trải đá dăm nhựa. Toàn tuyến hiện có 3 cầu với tổng chiều dài 67 m.

Quốc lộ 37: Dài 63,5 km, phần đƣờng chạy trên địa bàn huyện có chiều dài 28,90 km, chiều rộng nền đƣờng là 9,0 m, đạt tiêu chuẩn đƣờng Cấp IV. Toàn tuyến hiện có 6 cầu với tổng chiều dài 220,10 m.

Trong những năm qua, bằng nguồn vốn của Nhà nƣớc và đóng góp của nhân dân huyện đã đầu tƣ, xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi xã hội. Mở mới, đƣờng liên xã và thôn, bản; xây dựng mới đƣờng bê tông, công trình cầu nhỏ, đƣờng ngầm tràn.

- Hệ thống giao thông đường thuỷ

Hệ thống giao thông đƣờng thuỷ trên địa bàn huyện gồm 02 tuyến chính: Tuyến sông Gâm: Điểm đầu tại bến Cham xã Kiến Thiết, điểm cuối tại ngã ba sông Lô thuộc xã Tân Long.

Tuyến sông Lô: Đây là tuyến đƣờng thuỷ quan trọng chạy qua địa bàn huyện dài 57,0 km với 02 bến phà và 11 bến đò. Tuyến đƣờng thuỷ này có nhiều gềnh, thác, mùa mƣa lũ có lƣu tốc lớn, mùa cạn lòng sông hẹp, nhiều bãi bồi, có đoạn nƣớc chỉ sâu 0,80 m nên hạn chế nhiều đến vận tải đƣờng thuỷ.

(Nguồn số liệu: Đề án quy hoạch tổng thể mạng lưới giao thông và xã hội hoá giao thông đến năm 2020 huyện Yên Sơn)

Thuỷ lợi.

Trên địa bàn huyện có 3 con sông lớn là sông Lô, sông Gâm và sông Phó Đáy cùng với hệ thống suối nhỏ tạo nên hệ thống sông suối cung cấp nƣớc sinh hoạt và sản xuất cho toàn địa bàn huyện Yên Sơn và một số vùng phụ cận; có 658 công trình thuỷ lợi, bao gồm, đập xây, hồ chứa, trạm bơm, phai tạm.

Tổng chiều dài các tuyến kênh tƣới năm 2013 có 699,04 km, trong đó có 335,76 km đã đƣợc kiên cố hoá, còn lại 363,28 km là kênh đất. phục vụ tƣới cho 3.440,41 ha diện tích lúa đông xuân và 3.785,53 ha diện tích lúa mùa.

Hệ thống điện.

Những năm qua, tuy còn gặp nhiều khó khăn về vốn nhƣng với sự nỗ lực và quyết tâm cao của huyện, phong trào điện khí hoá nông thôn đã đạt đƣợc những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thành tựu quan trọng. Đến nay các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đƣợc sử dụng lƣới điện Quốc gia, phục vụ sinh hoạt và sản xuất.

3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội và môi trường huyện Yên Sơn.

3.1.3.1. Thuận lợi.

Huyện có diện tích tự nhiên tƣơng đối lớn 113.242,26 ha, đất đai phù hợp với nhiều loại cây trồng. Đƣợc thiên nhiên ƣu đãi về điều kiện khí hậu, thực vật, vật nuôi đa dạng sinh trƣởng và phát triển nhanh, thuận lợi cho phát triển nông, lâm kết hợp, hình thành các vùng cây trồng tập trung. Cung cấp nguyên liệu cho chế biến hàng hoá, thay đổi cơ cấu kinh tế theo hƣớng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nƣớc;

Nguồn khoáng sản phong phú về chủng loại và phân bố ở nhiều nơi là cơ sở cho phát triển các ngành công nghiệp và khai thác khoáng sản;

Yên Sơn là huyện miền núi, có đƣờng QL 2 đi qua đây là lợi thế lớn của huyện so với một số huyện khác trong tỉnh. Hệ thống đƣờng giao thông nối với Thành phố Tuyên Quang với tỉnh Thái Nguyên và các địa phƣơng khác trong vùng tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân giao lƣu hàng hoá với bên ngoài;

Điều kiện khí hậu, địa hình, đất đai của huyện đa dạng cho phép có thể phát triển một nền nông nghiệp đa dạng từ các cây trồng nƣớc đến cây trồng cạn ngắn ngày, cây lâu năm; từ các cây trồng, vật nuôi nhiệt đới đến cây trồng, vật nuôi Á nhiệt đới và ôn đới. Chế độ nhiệt đảm bảo đủ điều kiện để gieo trồng 2 - 3 vụ cây trồng cạn trong năm;

Quỹ đất đai chƣa sử dụng của huyện còn 1.638,26 ha, song tiềm năng về tăng vụ và tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất đai của huyện còn nhiều, trong những năm tới có thể khai thác tiềm năng này để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở ngoài việc khai thác khoảng hơn 500,00 ha đất chƣa sử dụng vào trồng rừng và các loại cây có lợi thế so sánh trong sản xuất hàng hoá và thực hiện tăng vụ trên đất cây hàng năm đƣa một số cây rau đậu, cây công nghiệp có năng suất, chất lƣợng cao vào sản xuất để tăng giá trị sản xuất trên một ha đất canh tác;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tuy rừng nguyên sinh không còn, song thảm thực vật rừng của huyện hiện đạt 50%, ở mức cân bằng sinh thái đối với một huyện miền núi, đảm bảo môi trƣờng nƣớc, đất đƣợc bảo vệ, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất;

Tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất tƣơng đối khá, mức thu nhập của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao. Đây là điều kiện để tăng vốn đầu tƣ, phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong thời gian tới;

Hệ thống kết cấu cơ sở hạ tầng của huyện nhƣ đƣờng giao thông, công trình thuỷ lợi, cơ sở bƣu chính viễn thông, mạng lƣới cơ sở y tế, giáo dục… đã đƣợc tăng cƣờng nhiều hơn trƣớc, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

3.1.3.2. Khó khăn.

Là huyện miền núi, địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, diện tích dốc trên 250 chiếm tới 63% diện tích của huyện. Đây là một hạn chế đối với giao lƣu hàng hoá và bảo vệ đất khi không có các giải pháp bảo vệ môi trƣờng sinh thái phù hợp dẫn đến gây khó khăn cho phát triển sản xuất trên địa bàn huyện;

Hầu hết ở các xã đƣờng giao thông vẫn chƣa đƣợc nâng cấp, chủ yếu là đƣờng đất đi lại gặp nhiều khó khăn, ảnh hƣởng đến việc trao đổi hàng hoá đặc biệt là vào mùa mƣa;

Do chế độ mƣa bão đã tạo ra úng ngập, lũ quét, sạt lở, xói mòn đất, trong mùa mƣa và gây ra cạn kiệt nƣớc khô hạn trong mùa khô, đã làm cho sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn không ổn định và nhiều rủi ro;

Tài nguyên khoáng sản có nhiều loại nhƣng phần lớn là các loại có trữ lƣợng nhỏ, nằm rải rác không thuận lợi cho việc đầu tƣ khai thác và chế biến quy mô lớn;

Là huyện miền núi còn có một số xã đặc biệt khó khăn; hệ thống cơ sở hạ tầng tuy đã đƣợc tăng cƣờng, song chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của sản xuất; tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao, điểm xuất phát kinh tế thấp. Những khó khăn, hạn chế này là rào cản trong phát triển nông thôn theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sản xuất hàng hoá tập trung;

Nhìn chung bên cạnh những thuận lợi huyện Yên Sơn cũng còn có nhiều khó khăn và hạn chế. Đó là thách thức to lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện nói chung và tới việc sử dụng đất nói riêng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.1.3.3. Áp lực đối với đất đai.

Từ thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của huyện cho thấy áp lực đối với đất đai ngày càng gia tăng đặc biệt trong giai đoạn tới nhu cầu đất đai phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân đƣợc nâng cao, áp lực đối với đất đai đƣợc thể hiện trên các mặt sau:

- Cơ cấu kinh tế của huyện hiện nay chủ yếu vẫn là nông - lâm nghiệp. Để phát triển nhanh kinh tế - xã hội, cần phân bổ quỹ đất hợp lý cho các ngành công nghiệp, thƣơng mại - dịch vụ.

- Trong thời kỳ tới để thực hiện Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá nông thôn, cần dành đất cho cải tạo, mở rộng, nâng cấp và xây dựng mới cơ sở hạ tầng nhƣ công nghiệp, dịch vụ, giao thông, thuỷ lợi, văn hoá, thể thao.

- Nhu cầu cải thiện đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng cao, cần dành đất cho xây dựng các công trình công cộng phục vụ văn hoá, thể thao, giải trí và nghỉ ngơi.

Vì vậy cần sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, có hiệu quả và gắn liền với việc bảo vệ môi trƣờng sinh thái, bền vững. Đồng thời đầu tƣ cải tạo, khai thác đất chƣa sử dụng và thực hiện tốt các biện pháp thâm canh tăng vụ, nâng cao năng suất cây trồng, chất lƣợng sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

3.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG

NGHIỆP CỦA HUYỆN YÊN SƠN

3.2.1. Hiện trạng sử dụng các loại đất, tiềm năng sử dụng đất nông nghiệp của huyện yên sơn của huyện yên sơn

3.2.1.1 Hiện trạng sử dụng các loại đất.

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2013 (tính đến ngày 01/01/2014) tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là: 113.242,26 ha, cụ thể tại bảng 3.6.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng hợp lý tại huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)