Các loại hình sử dụng đất chính của huyện Yên Sơn

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng hợp lý tại huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 72 - 77)

STT Loại

hình Kiểu sử dụng Diện tích (ha)

1 LUT 1

900

1. Lúa xuân - lúa mùa - ngô đông

2. Lúa xuân - lúa mùa - đậu tƣơng

3. Lúa xuân - lúa mùa – khoai lang 2 LUT 2

2.799,46

4. Lúa xuân - lúa mùa 3 LUT 3

1.445,67

5. Lạc xuân - lúa mùa - rau đông

6. Đậu tƣơng xuân - lúa mùa - khoai lang 4 LUT 4

450,5

7. Lạc xuân - lúa mùa

8. Đậu tƣơng xuân - lúa mùa 5 LUT 5

5.177,54

9. Ngô xuân - đậu tƣơng hè - ngô đông

10. Mía 11. Rau các loại 6 LUT 6 7.310,01 12. Chè 7 LUT 7 83.828,30

13. Cây lâm nghiệp (tính cho 7 năm) 8 LUT 8

415,53 14. Cá các loại

* Mô tả các loại hình sử dụng đất nông lâm nghiệp.

- LUT 1 ( 2 lúa + 1 màu): Gồm 3 kiểu sử dụng đất loại hình sử dụng đất này với công thức luân canh chủ yếu là Lúa xuân - Lúa mùa - cây vụ đông (ngô, đậu tƣơng, khoai lang), thƣờng đƣợc bố trí trên các chân ruộng có địa hình khá bằng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phẳng, ruộng ven sông, suối và chế độ tƣới tiêu chủ động và không bị ngập úng. Loại hình sử dụng đất này phân bố ở hầu hết các xã trong huyện.

+ Lúa vụ xuân: Sử dụng các giống lúa thuần và lúa lai, năng suất cao nhƣ: Tạp giao 1, Nhị ƣu 63, Nhị ƣu 838, Q ƣu số 1, B-TE 1 và giống lúa thuần IRi352, N97, Hƣơng cốm, Dự. Lƣợng phân bón thƣờng sử dụng cho 1 ha từ 9 - 10 tấn phân chuồng để bón lót, từ 250 - 300 kg đạm Urê, từ 350 - 600 kg lân, 200-300 kg vôi, 200 - 250 kg kali. Năng suất đạt 55 - 62 tạ/ha.

+ Lúa vụ mùa: Sử dụng các giống lúa: KM18, Hƣơng cốm, HT6, TBR1, Syn6, Nhị Ƣu số 7, Khang Dân, KM 18; Lƣợng phân bón thƣờng sử dụng cho 1 ha: từ 8,5 - 10 tấn phân chuồng để bón lót, từ 260 - 300 kg đạm Urê, từ 350 - 600 kg lân, từ 200 - 250 kg kali. Năng suất đạt 57-62 tạ/ha.

Các cây trồng vụ đông: gồm các cây trồng nhƣ: Ngô, đậu tƣơng, khoai lang.

Cây ngô: Sử dụng các giống ngô LVN99, C919, CP-3Q, CP989, B06, B9698, NK66, NK4300, và một số giống ngô nếp ngắn ngày Nếp Nù, MX4. Lƣợng phân bón cho 01 ha trung bình: 7,0 - 10 tấn phân chuồng, urê 360-450 kg, từ 300 - 350 kg NPK, từ 100 - 200 kg kali, Cây ngô có khả năng triển vọng mở rộng lớn trên chân đất 2 lúa. Tuy vậy, hiện nay diện tích trồng ngô vụ đông vẫn còn ít. Do đầu tƣ thâm canh nên năng suất ngô tăng lên năng suất ngô đạt trung bình 44,6 tạ/ ha.

Cây đậu tƣơng: Trồng chủ yếu các giống ĐVN5, ĐVN 6, DT 2008, DT84, DT96, là các loại giống chất lƣợng cao, lƣợng phân bón trung bình cho 1 ha: 4,5 - 5,5 tấn phân chuồng, từ 100 - 1120 kg Urê, từ 250 - 400 kg NPK, từ 75 - 110 kg kali, hiện tại đã áp dụng các biện pháp thâm canh nên cây đậu tƣơng là cây trồng mang lại khả năng cải tạo đất và hiệu quả cao cho ngƣời dân năng suất đạt 15 - 20 tạ/ha.

Cây khoai lang: Thƣờng sử dụng giống khoai Hoàng Long, khoai tím. Đối với các cây trồng này ngƣời nông dân không sử dụng thuốc trừ sâu, lƣợng phân bón trung bình cho 1 ha: 8,5 - 10 tấn phân chuồng, từ 100 - 120 kg Urê, từ 250 - 400 kg NPK, từ 150 - 200 kg kali, năng suất đạt 50 - 70 tạ/ha.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- LUT 2 (2 lúa): Loại hình sử dụng này thƣờng đƣợc bố trí ở chân ruộng có địa hình vàn hoặc vùng trũng của các thung lũng, đảm bảo chế độ tƣới tiêu chủ động hoặc bán chủ động. Loại hình sử dụng đất này chủ yếu là trên loại đất phù sa không đƣợc bồi trung tính, có tầng glây, ít chua. Diện tích LUT này có nhiều tiểu vùng 2 và 3. Đối với LUT này, do các điều kiện về thổ nhƣỡng, địa hình, chế độ tƣới, tiêu, thành phần cơ giới đất… nên việc bố trí trồng cây vụ đông gặp khó khăn. Đây là loại hình sử dụng đất mang tính chất truyền thống của địa phƣơng.

+ Lúa vụ xuân: Sử dụng các giống lúa nhƣ: Tạp giao 1, Nhị ƣu 63, Nhị ƣu 838, Q ƣu số 1 và giống lúa thuần IRi352, N97, Bắc thơm số 7, BC 15, KM18, IRi352, TBR1, Hƣơng cốm.

+ Lúa vụ mùa: Sử dụng các giống lúa lai: Tạp giao 1; Nhị ƣu 63, Nhị ƣu 838, Bác ƣu 903, Bác ƣu 903 KBL, Việt lai 20 và các giống lúa thuần KM 18, IRi 352, HT1, Bắc thơm số 7, TBR1, Hƣơng cốm. Sử dụng phân bón nhƣ mô hình trên.

- LUT 3 ( 1 lúa + 2 màu) Loại hình sử dụng này thƣờng đƣợc bố trí ở chân ruộng thấp, vàn, có chế độ nƣớc hạn chế hơn so với loại hình 2 lúa. Loại hình này có ở tiểu vùng 2 và 3 ít xuất hiện ở tiểu vùng 1.

Cây lạc: sử dụng các giống: L14, L23, Lƣợng phân bón cho 01 ha trung bình: 4,0 – 5,0 tấn phân chuồng, urê 60-100 kg, từ 100 - 200 kg NPK, từ 80 - 160 kg kali. năng suất đạt 18 - 25 tạ/ha.

Lúa vụ mùa: Sử dụng giống lúa, phân bón nhƣ các mô hình trên. Loại hình này có ở cả 03 tiểu vùng.

Cây ngô: Sử dụng các giống ngô LVN99, C919, CP-3Q, CP989, B06, B9698, NK66, NK4300, và một số giống ngô nếp ngắn ngày Nếp Nù, MX4, MX2, Wax44, Ngô ngọt Suger 75. Lƣợng phân bón cho 01 ha trung bình: 7,0 - 10 tấn phân chuồng, urê 360-450 kg, từ 300 - 350 kg NPK, từ 100 - 200 kg kali

Cây đậu tƣơng: Trồng chủ yếu các giống ĐVN5, ĐVN 6, DT 2008, DT84, DT96, ĐVN9, ĐT26 là các loại giống chất lƣợng cao, lƣợng phân bón trung bình cho 1 ha: 4,5 - 5,5 tấn phân chuồng, từ 100 - 1120 kg Urê, từ 250 - 400 kg NPK, từ 75 - 110 kg kali.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Khoai lang: thƣờng sử dụng giống khoai Hoàng Long, khoai tím. Lƣợng phân bón cho 01 ha trung bình: 7,0 - 10 tấn phân chuồng, urê 100-150 kg, từ 300 - 400 kg NPK, từ 100 - 200 kg kali. Năng suất đạt 65 - 70 tạ/ha.

Các loại rau vụ đông: thƣờng đƣợc bố trí tại các chân ruộng có địa hình vàn, thành phần cơ giới trung bình và chế độ tƣới tiêu chủ động, các loại rau đƣợc trồng rất đa dạng (tuỳ từng mùa vụ) nhƣ xúp lơ, bắp cải, su hào, đậu đỗ các loại…, mức độ đầu tƣ về giống từ 180.000đ đến 500.000đ; lƣợng phân bón thƣờng sử dụng cho 1 ha từ 5,5 - 8,5 tấn phân chuồng, từ 120 - 180 kg đạm Urê, từ 500 - 550 kg NPK, từ 350 - 400 kg kali; công lao động từ 1.200 - 1.500 công/ha/năm; năng suất đạt 80 - 90 tấn/ha.

- LUT 4 (1 lúa + 1 màu):

Mầu vụ xuân: gồm lạc xuân, đậu tƣơng xuân.

Lạc xuân: Sử dụng giống lạc, phân bón nhƣ các mô hình trên. Loại hình này có ở cả 03 tiểu vùng.

Đậu tƣơng xuân: Sử dụng giống lạc, phân bón nhƣ các mô hình trên. Loại hình này có ở cả 03 tiểu vùng. Năng suất đạt 18 - 25 tạ/ha.

Lúa vụ mùa: Sử dụng giống lúa và thời vụ giao trồng, lƣợng phân bón nhƣ các mô hình trên. Loại hình này có ở cả 03 tiểu vùng.

- LUT 5 (chuyên rau, màu và cây CNNN): thƣờng đƣợc bố trí ở khu vực có địa hình vàn cao, cao, chế độ tƣới hạn chế, khu vực ven sông nằm ngoài đê. Loại hình này có ở cả 03 tiểu vùng.

Đậu tƣơng hè: Sử dụng giống và thời vụ gieo trồng, lƣợng phân bón nhƣ các mô hình trên. Năng suất đạt 18 - 25 tạ/ha.

Ngô xuân: sử dụng các giống nhƣ: P 11, P 60, LVN 99…, lƣợng phân bón thƣờng sử dụng cho 1 ha từ 6,0 - 10 tấn phân chuồng, từ 300 - 360 kg đạm Urê, từ 350 - 400 kg NPK, từ 150 - 200 kg kali. Năng suất đạt trung bình 44,6 tạ/ha.

Mía: Chủ yếu là các giống mía nhƣ 22, Việt Đƣờng 55, VĐ 00 – 236

Rau các loại: thƣờng đƣợc trồng ở vụ này là su hào, bắp cải, xúp lơ, đậu cô ve, đậu Hà Lan, ớt, rau thơm…, lƣợng phân bón đầu tƣ cho 1 ha: 5-7 tấn phân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chuồng, Urê 150 kg, từ 450 - 550 kg NPK, từ 300 - 350 kg kali, năng suất đạt 80 - 90 tạ/ha.

- LUT 6 Cây chè

Cây chè: trồng tập trung (100m2 trở lên) thƣờng bố trí ở vùng đồi. Cây chè đƣợc trồng hầu hết ở các xã trong huyện, trên đất gò đồi có độ dày trên 50 cm, cây chè hiện nay đang là thế mạnh của huyện Yên Sơn và của tỉnh. năng xuất chè búp tƣơi đạt trung bình 80,2 tạ/ha. Loại hình này có ở cả 03 tiểu vùng.

- LUT 7 (cây lâm nghiệp): Thƣờng đƣợc bố trí ở khu vực có địa hình vàn cao, cao chế độ tƣới hạn chế, trong vùng thƣờng trồng rừng đối với đất trồng rừng sản xuất, năng Loại hình này có ở cả 03 tiểu vùng.

- LUT 8 (cá các loại ): Loại hình sử dụng đất này thƣờng đƣợc sử dụng trên các vùng đất ngập sâu, cấy lúa năng suất thấp, hiệu quả kinh tế thấp đƣợc chuyển hẳn sang thả cá hoặc các ao nuôi trên địa bàn toàn huyện. Ở loại hình sử dụng đất này cá đƣợc thả vào tháng 3 thu hoạch vào tháng 11, 12,1. Các giống đƣợc thả vẫn là trắm, trôi, mè, chép... Tuy nhiên, qua điều tra cho thấy, loại hình này có ở cả 03 tiểu vùng, lợi dụng nguồn nƣớc ở các khe suối để dẫn nƣớc về cung cấp cho ao nuôi cá, có sự kết hợp giữa nuôi cá tại các hồ thủy lợi phục vụ tƣới tiêu trông nông nghiệp.

3.2.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp chính huyện Yên Sơn.

3.2.4.1. Hiệu quả kinh tế

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất là cơ sở thực tiễn để lựa chọn các loại hình sử dụng đất đáp ứng mục tiêu phát triển, đồng thời cũng là tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả sản xuất của ngành nông nghiệp so với các ngành khác trong huyện.

Từ kết quả điều tra đã đƣợc xử lý, có tính đến đặc điểm về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của huyện, chúng tôi tiến hành phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất ở bảng 3.10.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.10: Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất nông nghiệp (tính cho 01 ha)

Mức đánh giá GTSP TCP Lợi nhuận Giá trị ngày công Lao động Hiệu xuất đồng vốn ( Tr. đồng) ( Tr. đồng) ( Tr. đồng) (1000đ) (lần) Cao >100 >70 >45 >60 >0,7 Trung bình 70 -100 55 - 70 25 - 45 30 - 60 0,3 – 0,7 Thấp < 70 < 55 < 25 < 30 < 0,3

Hiệu quả kinh tế vùng 1:

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng hợp lý tại huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)