Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng kiểm kê rừng dựa vào cộng đồng ở hà tĩnh (Trang 29 - 31)

2.5.1. Phương pháp kế thừa tư liệu

Đề tài tiến hành thu thập và kế thừa những tư liệu có liên quan đến kiểm kê rừng tỉnh Hà Tĩnh bao gồm:

- Các tài liệu thống kê của tỉnh Hà Tĩnh về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội do Cục thống kê Hà Tĩnh cung cấp.

- Kế thừa các tư liệu của kiểm kê rừng như hệ thống các văn bản pháp lý liên quan đến kiểm kê rừng, các hướng dẫn kỹ thuật phục vụ kiểm kê rừng, số liệu điều tra, phúc tra hiện trạng rừng, các bản đồ và số liệu thành quả điều tra kiểm kê rừng do Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh và Viện sinh thái Rừng và Môi trường, Trường đại học Lâm nghiệp cung cấp.

- Các loại bản đồ của tỉnh Hà Tĩnh như Bản đồ quy hoạch 3 loại rừng, bản đồ hành chính do Đồn điều tra quy hoạch Nông lâm nghiệp và Sở Tài nguyên – Môi trường cung cấp.

2.5.2. Phương pháp nghiên cứu

a. Phương pháp phỏng vấn

Phương pháp phỏng vấn là phương pháp thu thập và xử lý thông tin bằng trao đổi trực tiếp giữa người nghiên cứu và đối tượng để kết luận về bản chất các sự kiện, hiện tượng và quá trình xã hội đang nghiên cứu. Nếu trong trao đổi, người nghiên cứu dựa vào các câu hỏi đã định sẵn để hỏi đối tượng, thì gọi là phỏng vấn. Nếu người nghiên cứu chỉ dựa vào mục đích nghiên cứu để đưa ra các trao đổi cụ thể theo tình huống, thì gọi là đàm thoại. Để phỏng vấn có kết quả cao, chúng ta cần phải: Xác định rõ mục tiêu để lái câu chuyện đúng hướng nghiên cứu. Trước khi đàm thoại, phải tìm hiểu đặc điểm tâm lý của đối tượng. Chủ động dẫn dắt câu chuyện tập trung vào mục đích nghiên cứu. Có thể tranh luận nếu cần, để hiểu rõ thực chất suy nghĩ của đối tượng. Trong thực tế hiện nay có nhiều phương pháp phỏng vấn như sau: Phỏng vấn tự do không dựa vào câu hỏi sẵn (đàm thoại) và phỏng vấn theo bảng hỏi đã định sẵn. Phỏng vấn trực tiếp, tiếp xúc hỏi đối tượng và phỏng vấn qua điện thoại không tiếp xúc trực tiếp với đối tượng.

b. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm

Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm là đưa những vấn đề đã được xem xét, nghiên cứu về lý thuyết ra thực tiễn để xác minh xem trong các giả thuyết, lý thuyết, cái nào đúng, cái nào không đúng với thực tế (thực nghiệm xác định đúng, sai). Ngồi ra thực nghiệm cũng cịn là dựa vào thực tế để bổ sung các chi tiết, các xu hướng, các tình huống chưa được dự kiến từ đó, có thể hồn chỉnh các biện pháp, chính sách (thực nghiệm bổ sung). Thực nghiệm còn dùng để xem xét độ chuẩn xác của một kế hoạch, một dự án (thí điểm). Để thực nghiệm đạt kết quả tốt, phải chú ý: lập quy trình nghiên cứu cẩn thận; xem xét kỹ các chuẩn bị lý thuyết và đưa lý thuyết vào thực tế; Chuẩn bị tốt địa bàn thực nghiệm, địa bàn thực nghiệm phải có tính đại diện cao, có sự phối hợp tích cực của các cơ quan, đoàn thể, nhân dân địa phương.

Khi xác định nội dung thực nghiệm phải chú ý ngắn gọn, tập trung không tham lam dàn trải ra quá nhiều nội dung khác nhau, đồng thời cũng chú ý kết hợp các nội dung gần nhau để các kết quả hồ trợ cho nhau, giảm được chi phí. Khâu tổng hợp và phân tích kết quả rất quan trọng, quyết định sự thành bại của thực nghiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng kiểm kê rừng dựa vào cộng đồng ở hà tĩnh (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)