4.1. Quá trình thực hiện kiểm kê rừng dựa vào cộng đồng ở Hà Tĩnh
4.1.3. Quá trình tổng hợp tài liệu kiểm kê rừng
4.1.3.1. Số hoá bổ sung những thay đổi cho bản đồ kiểm kê rừng
Từ 01/09 đến 30/10/2012, tiến hành số hoá lại những thay đổi,
chỉnh sửa vào bản đồ đồ kiểm kê rừng, hiệu chỉnh bảng thuộc tính cho bản đồ kiểm kê rừng.
4.1.3.2. Cập nhật dữ liệu từ phiếu kiểm kê rừng vào bản đồ và bảng dữ liệu trong máy tính
Từ 01/09 đến 30/10/2012, tiến hành cập nhật số liệu từ các phiếu
kiểm kê vào bản điện tử và hình thành cơ sở dữ liệu về điều tra kiểm kê rừng của tỉnh.
4.1.3.3. Phúc tra và giải đoán lại trữ lượng rừng
Từ 01 tháng 09 đến 30 tháng 11 năm 2012, phúc tra số liệu điều tra kiểm kê rừng ở 312 điểm và kết hợp với số liệu điều tra bổ sung để hiệu chỉnh khoá giải đốn trữ lượng rừng. Khố giải đốn mới khơng xây dựng chung cho các trạng thái rừng trong cùng một cảnh ảnh như khoá giải đóan lần thứ nhất mà xây dựng riêng cho từng trạng thái rừng chủ yếu của từng cảnh ảnh. Nhờ vậy, tính chính xác của khố giải đốn được tăng lên.
4.1.3.4. Xây dựng hồ sơ về rừng và đất lâm nghiệp
Từ 01/09 đến 30/11/2012, ĐVTVTW tiến hành tổng hợp thống kê, tổng hợp số liệu về diện tích, trữ lượng rừng theo các chủ rừng, đơn vị hành chính, đơn vị quản lý rừng, xây dựng danh sách các lô rừng gắn với chủ rừng, đơn vị quản lý và đơn vị hành chính. Đây là thành phần chính của hồ sơ quản lý rừng ở địa phương. Q trình thống kê diện tích và trữ lượng rừng, xây dựng danh sách các lô rừng gắn với chủ rừng, đơn vị hành chính và đơn vị quản lý rừng được thực hiện chủ yếu bằng phần mềm "Quản lý dữ liệu điều tra kiểm kê rừng".
4.1.3.5. Kiểm tra và chỉnh sửa hồ sơ kiểm kê rừng
Từ ngày 01/30/12/2012, tổ chức kiểm tra số liệu điều tra kiểm kê rừng ở cấp xã và cấp huyện. Trong q trình tổ cơng tác cấp xã và các chủ rừng kiểm tra lại các thông tin của từng lơ rừng, trong đó có diện tích, trạng thái, loài cây, năm trồng, trữ lượng, tên chủ rừng, các đơn vị quản lý, đơn vị hành chính, tình trạng tranh chấp, tình trạng sử dụng, và mục đích sử dụng rừng. Trong tổng số 156494 lô rừng đã được kiểm tra, các địa phương đã phát hiện và chỉnh sửa khoảng 200 lơ rừng. Những sai sót chủ yếu là đánh máy sai tên hoặc họ của chủ rừng, một số lô sai tên trạng thái rừng, hoặc năm trồng rừng.
4.1.3.6. Báo cáo thống nhất số liệu ở các cấp
Từ 01/01 đến 25/01/2013, báo cáo số liệu điều tra kiểm kê rừng ở các huyện và tỉnh Hà Tĩnh.
Kết quả kiểm kê rừng ở Hà Tĩnh
Phân tích kết quả kiểm kê rừng tỉnh Hà Tĩnh cho những nhận xét sau: - Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở Hà Tĩnh là 364,801 ha, trong đó diện tích rừng là 296,928 ha, chiếm tỷ lệ 50,4% diện tích tự nhiên. Diện tích đất khơng có rừng là 67,872 ha.
- Số chủ rừng nhóm I là 11.098. Tổng diện tích rừng và đất thuộc chủ rừng nhóm I là 88268 ha, chiếm 24,5% tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp tồn tỉnh. Các huyện có số chủ rừng nhóm I nhiều nhất là Kỳ Anh - 4162 chủ rừng, Hương Sơn - 3111, Vũ Quang 1338 chủ rừng.
- Số chủ rừng nhóm II là 20. Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp thuộc chủ rừng nhóm II là 276533 ha, chiếm 75,5% tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp tồn tỉnh. Những chủ rừng có diện tích lớn nhất là Vườn Quốc gia Vũ Quang - 60240 ha, Công ty lâm nghiệp và dịch vụ Hương Sơn - 24626.5 ha, Khu BTTN Kẻ Gỗ- 33739 ha, Công ty Cao su Hương Khê - 18048 ha, Ban quản lý rừng phòng hộ Ngàn Phố - 27657 ha, Ban quản lý rừng PH Nam H.Tĩnh - 26183 ha.
- Diện tích rừng tự nhiên là 221789 ha, trong đó chủ yếu là rừng thứ sinh – 220403 ha, rừng nguyên sinh (ít bị tác động) là 19746 ha.
- Tổng diện tích rừng trồng ở Hà Tĩnh: Diện tích rừng trồng đã thành rừng là 75140 ha và diện tích rừng trồng chưa thành rừng là30404 ha. Trong đó phần lớn diện tích rừng trồng trên đất đã trồng rừng.
- Diện tích rừng phòng hộ 114587 ha, diện tích rừng đặc dụng là 74629 ha, rừng sản xuất là 174364 ha. Ngồi ra, cịn có 1221 ha rừng ngoài quy hoạch.
- Rừng ở Hà Tĩnh chủ yếu trên núi đất - 298938,0 ha - trên 98%. Rừng trên đất ngập nước là 783 ha, trên đất cát 1809,9 ha, các loại khác chiếm khoảng trên 100ha. Rừng lá rộng thường xanh chiếm 292084,2 ha - 97%, Rừng hỗn giao chiếm 9287,3 ha - 3%, rất ít rừng tre nứa.
- Tổng trữ lượng rừng ở Hà Tĩnh là 30187874 m3 gỗ và 49362790 nghìn cây tre nứa. Tổng trữ lượng rừng tự nhiên là 4202602 m3, trung bình là 117 m3/ha. Tổng trữ lượng rừng trồng là 4700345 m3, tính trung bình là 62,5 m3/ha. Nếu tính cả diện tích đã trồng rừng thì trữ lượng trung bình của rừng trồng ở Hà Tĩnh là 43.9 m3/ha.
- Diện tích hiện có tập trung nhiều ở các ban quản lý rừng đặc dụng và phòng hộ - 204160 ha, chiếm 61%. Rừng của các doanh nghiệp nhà nước là 62161 ha, chiếm 20,6%. Rừng của hộ và nhóm hộ gia đình là 28820 ha chiếm 9,5%. Rừng của UBND xã, thị trấn là 22300 ha, chiếm 7,3%. Rừng của các tổ chức khác xấp xỉ 2%.
- Trữ lượng rừng tập trung chủ yếu ở các ban quản lý rừng đặc dụng và phòng hộ - 21310484m3, chiếm 69% tổng trữ lượng rừng toàn tỉnh. Trữ lượng rừng của các doanh nghiệp là 5927305 m3 chiếm 19%, trữ lượng rừng của khối chủ rừng nhóm I chỉ chiếm xấp xỉ 12%.
- Độ che phủ rừng ở Hà Tĩnh là 50,5%. Tuy nhiên, một số huyện có tỷ lệ che phủ rừng xấp xỉ 70% như Hương Sơn, Hương Khê và Vũ Quang. Một số huyện có độ che phủ rừng xấp xỉ 40% như Cẩm Xuyên, Kỳ Anh. Một số huyện khác khơng có rừng hoặc tỷ lệ che phủ rừng ở ngưỡng dưới 20%. Nhìn chung rừng phân bố chủ yếu ở các huyện phía tây và tây nam nơi giáp biên giới với Lào, hoặc giáp Quảng Bình.
- Ở Hà Tĩnh có 5 lồi cây trồng chính là Keo, Thơng, Bạch đàn, Cao su, Phi lao. Tổng diện tích của những rừng này là 107649,7 ha chiếm 94,7% diện tích rừng trồng. Ngồi ra còn một số cây rừng ngập mặn và một số cây bản địa khác như bần, đước, sú vẹt, cồng, mỡ v.v... Tỷ lệ diện tích rừng trồng các lồi cây này chỉ khoảng 5%.
- Trữ lượng rừng trồng ở Hà Tĩnh chủ yếu thuộc các rừng keo, thông và bạch đàn. Tổng trữ lượng rừng các loài cây này là 4.289.015 m3, chiếm 86% tổng trữ lượng rừng trồng.