Phương pháp đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng kiểm kê rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng kiểm kê rừng dựa vào cộng đồng ở hà tĩnh (Trang 36)

rừng dựa vào cộng đồng

Sau khi hoàn thành nghiên cứu các nội dung 1 và 2, để tài tổng hợp các giải pháp phù hợp theo kết quả nghiên cứu, tiến hành trao đổi với các chuyên gia thuộc đơn vị tư vấn trung ường và các cán bộ cấp tỉnh tham gia kiểm kê rừng để hoàn thiện hệ thống các giải pháp phù hợp.

Chương 3

ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý, đặc điểm địa hình, khí hậu thuỷ văn 3.1.1.1. Vị trí địa lý 3.1.1.1. Vị trí địa lý

Hà Tĩnh nằm ở vị trí Bắc Trung Bộ, diện tích tự nhiên 6.025,689 km2, có to ạ độ địa lý 17°53’50” đến 18°45’40” Vĩ độ Bắc, 105°05’50” đến 106°30’20” Kinh độ Đông. Bắc giáp tỉnh Nghệ An (80 Km); Nam giáp tỉnh Ọuảng Bình (100 Km), Đông giáp Biển Đông (137 Km); Tây giáp nước CHDCN Lào (145 Km), Hà Tĩnh là cầu nối giao thông của hai miền nam - bắc, giao thương thuận lợi với nước bạn Lào và Thái Lan với các tuyến giao thông huyết mạch đi qua như: Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam, dường Hồ Chí Minh (trục Bắc - Nam), Quốc lộ 8A và Quốc lộ 12 (trục Đông - Tây); Giao thông đường biến với cảng nước sâu Vũng Áng có tầm cở Quốc gia và khu vực.

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Hà Tĩnh có chiều ngang hẹp, bình quân 70 Km (Đông sang Tây), phía Tây là dãy Trường Sơn có địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn (25-35°) có nhiều đỉnh núi cao trên 1.000 m, có dãy đồi Trà Sơn ngăn cách khu vực đồng bằng ven biển với vùng trung du có độ cao từ 150 - 200 m, độ dốc thấp (8- 20°). Nhìn chung địa hình Hà Tĩnh là một mái nghiêng từ Tây sang Đông, bị chia cắt mạnh bởi nhiều sông, suối. Địa hình Hà Tĩnh được chia thành 4 tiểu vùng, trong đó có 2 tiểu vùng phù hợp với các hoạt động lâm nghiệp, bảo vệ phát triển rừng:

- Tiểu vùng đồi núi

Là vùng có diện tích lớn nhất với 474,7 ngàn ha (chiếm tới 79% diện tích tự nhiên toàn tỉnh), tập trung ở các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Vũ

Quang và phía tây các huyện Kỳ Anh, cấm Xuyên, Can Lộc, Đức Thọ nhưng diện tích sử dụng cho sản xuất nông chỉ chiếm khoảng 10% diện tích của vùng.

- Tiểu vùng gò đồi

Là vùng địa hình đồi bát úp, có độ cao trung bình 100-300 m so với mực nước biển, tập trung nhiều nhất ở huyện Kỳ Anh, cẩm Xuyên, Thạch Hà, Can Lộc và Đức Thọ, diện tích khoảng 30 ngàn ha (chiếm 5% tổng diện tích tự nhiên).

3.1.1.3. Khí hậu, thuỷ văn

Hà Tĩnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, tuy nhiên do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc bị suy yếu nên mùa Đông đã bớt lạnh và ngắn hơn so với các tỉnh miền bắc. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình trên 29°c, kèm theo mưa rào và dông; mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình dưới 18°c và kèm theo mưa phùn kéo dài. Đặc trưng của khí hậu, thời tiết như sau:

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm khá cao, tại Thành phố Hà Tĩnh là 23,8°C; tại Kỳ Anh là 24,1°C; tại Hương Khê là 24,0°c. Nhiệt độ tối thấp thường rơi vào tháng 1; Nhiệt độ tối cao thường rơi vào tháng 7.

- Chế độ mưa: Hà Tĩnh là tỉnh có lượng mưa lớn, trung bình từ 2.300 mm/năm. Những vùng mưa lớn như Kỳ Lạc (Kỳ Anh) 3.220 mm, vùng thượng nguồn các sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu, Rào Trổ có năm đo được lượng mưa tới 4.300 - 4.586 mm (năm 1978). số ngày mưa trung bình/năm từ 150 - 160 ngày.

Tuy nhiên, lượng mưa phân bố không đều, tập tning vào các tháng 8, 9 và 10. Tổng lượng mưa 5 tháng mùa Đông chỉ chiếm 26% lượng mưa cả năm, tháng 9 và 10 có lượng mưa lớn nhất, tháng 2 và 3 có lượng mưa ít nhất.

- Lượng bốc hơi: về mùa nóng, do nhiệt độ không khí cao, ẩm độ thấp,

gió lớn, áp lực không khí giảm nên cường độ bay hơi lớn. Mùa Đông do nhiệt độ không khí thấp, độ ẩm tương đối cao, ít gió, áp lực không khí lớn nên lượng bốc hơi nhỏ nhất trong năm. Lượng bốc hơi của 7 tháng mùa nóng

có thể lớn gấp 3-4 lần 5 tháng mùa lạnh, nhưng nhìn chung trong toàn mùa mưa, lượng mưa vẫn lớn gấp 3 lần lượng bốc hơi, điều này có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp.

- Độ ẩm không khí: Hà Tĩnh có độ ẩm không khí tương đối cao, trung

bình 84 đến 86%/năm, ngay trong những tháng khô hạn nhất của mùa hè, độ ẩm trung bình vẫn thường trên 70%. Độ ẩm cao nhất thường xảy ra vào những tháng cuối mùa Đông, do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc gây ra mưa phùn, từ tháng 1 đến tháng 3 có độ ẩm lớn nhất. Tháng 6, 7 do gió Tây Nam hoạt động mạnh nên độ không khí xuống thấp nhất.

- Chế độ nắng: số giờ nắng trung bình 1.500 - 1.700 giờ/năm, các

tháng mùa Đông trung bình 70 - 80 giờ/tháng, mùa hè trung bình 180-190 giờ/tháng, số ngày nắng trung bình hàng năm thường trên 200 ngày - Chế độ gió: Hà Tĩnh chịu ảnh hưởng của hai chế độ gió chính là:

+ Gió mùa Đông Bắc: Hoạt động từ tháng 11 năm trước đến tháng sáu

năm sau, nhiệt độ trung bình trong các tháng này dưới 20°c.

+ Gió mùa Tây Nam: Hoạt động từ tháng 4 đến tháng 8, cao điểm

nhất là tháng 7. Nhiệt độ trung bình các tháng này trên 25°c, có tháng nhiệt độ trên 30°c, những đợt xuất hiện gió Tây Nam khô nóng, nhiệt độ có ngày lên đến 39-40°C, độ ẩm xuống dưới 55%. Gió Tây Nam khô nóng có thể gây ra một số hậu quả xấu như: hạn hán, cây trồng bị cháy lá làm giảm năng suất, vùng bán sơn địa cây trồng bị hạn dễ bị chết, đất tích luỹ nhiều nhôm, sắt gây thoái hoá đất.

- Bão và áp thấp nhiệt đới: Hà Tĩnh là vùng bị ảnh hưởng của bão và áp

thấp nhiệt đới, bình quân mỗi năm có trên 3 cơn bão và áp thấp nhiệt đới đi qua và thường xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 11. Các vùng thường chịu ảnh hưởng của Bão gồm: Kỳ Anh, ven biển các huyện cẩm Xuyên, Thạch Hà, Lộc Hà, Nghi Xuân...

3.1.2. Tài nguyên đất đai 3.1.2.1. Thổ nhưỡng 3.1.2.1. Thổ nhưỡng

Đất Hà Tĩnh gồm có 9 nhóm chính, trong đó nhóm đất xám thích hợp với cây cao su. Phần lớn diện tích đất đồi núi ở Hà Tĩnh được xếp vào nhóm đất xám. Diện tích đất này là 410.909 ha, chiếm 68,26% diện tích đất tự nhiên, phân bố ở khắp các huyện trong tỉnh. Đất được hình thành, phát triển trên các loại đá mẹ khác nhau như: Đá phiến sét, đá cát, đá macma axít và trên phù sa cổ. Có các loại đất xám như sau:

- Đất xám điển hình: Diện tích 4.769 ha, chiếm 0,79% diện tích tự nhiên, phân bố ở các huyện Hương Son, Hương Khê. Đây ỉà đất phát triển trên đá mẹ macma axít và phù sa cổ, ở những nơi có độ dốc thấp và đã được sử dụng vào mục đích nông nghiệp từ lâu.

- Đất xám Feralit: Diện tích 354.070 ha, chiếm 58,82% diện tích tự nhiên, phân bố hầu hết các huyện thị trong tỉnh, đặc biệt là các huyện miền núi. Loại đất này có đặc điểm là đất trên núi có độ mùn cao, tầng đất dày, có thành phần hoá học tốt, các chất đạm, lân từ khá đến giàu, kali trung bình.

- Đất xám mùn: Diện tích 52.043 ha, chiếm 8,64% diện tích đất tự nhiên, phân bố chủ yếu ở vùng núi phía tây của tỉnh. Loại đất này có đặc điểm là đất mùn trên núi, có địa hình dốc, có thành phần hoá học đất tốt, các chất đạm, lân từ khá đến giàu, kali trung bình. Ngoài loại đất xám trên, trong vùng quy hoạch còn xen kẽ một số diện tích thuộc nhóm đất phù sa, đất giây.

3.1.2.2. Hiện trạng sử dụng đất

Hà Tĩnh có tống diện tích tự nhiên 602.650 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 117.801 ha, lâm nghiệp 364.468 ha. Cơ cấu các loại đất như sau:

Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Hà tĩnh

Hạng mục Hiện trạng 2008 Cơ cấu (%)

Tổng DT tự nhiên 602.650 100,00

I. Đất Nông nghiệp 489.418 81,21

1. Đất sản xuất nông nghiệp 117.801 19,55

+ Đất trồng cây hàng năm 85.891 14,25

+ Đất trồng lúa 64.427 10,69

+ Đất trồng cây HN khác 20.934 3,47

+ Đất cỏ dùng vào CN 530 0,09

+ Đất trồng cây lâu năm 31.910 5,29

2- Đất lâm nghiệp 364.468 60,48 - Đất rừng sản xuất 171.560 28,47 - Đất rừng phòng hộ 118.310 19,63 - Đất rừng đặc dụng 74.598 12,38 3- Đất nuôi trồng thuỷ sản 6.513 1,08 4- Đất làm muối 435 0,07 5- Đất nông nghiệp khác 201 0,03

II. Đất phi nông nghiệp 75.510 12,53

III. Đất chưa sử dụng 37.722 6,26

(Nguồn: Đoàn điều tra quy hoạch nông lâm nghiệp Hà Tĩnh)

Toàn bộ diện tích 364.468 ha đất quy hoạch cho lâm nghiệp dược phân bố trên địa bàn 195 xã, trong đó có 186 xã có chủ rừng là chủ rừng nhóm hộ

3.2. Điều kiện kinh tế, xã hội

3.2.1. Dân số và lao động

Dân số toàn tỉnh có 1,23 triệu người, trong đó ở khu vực nông thôn chiếm 87,8% tổng dân số. Dân cư phân bố không đồng đều, tập trung cao ở khu vực đồng bằng, vùng miền núi dân cư thưa thớt. Thành phố Hà Tĩnh có mật độ dân số 1.395 người/km2, trong khi huyện Vũ Quang mật độ dân số

chỉ có 51 người/km2. Lao động nông nghiệp 435 ngàn người, chiếm 69,1% lao động xã hội, đây là nguồn lao động lớn cho phát triển lâm nghiệp Hà Tĩnh.

Về trình độ dân trí, so với các tỉnh khác, trình độ dân trí ở Hà Tĩnh có độ đồng đều cao hơn do ít có các vung dân tộc thiểu số, mặt khác là do tỉnh Hà Tĩnh có diện tích tự nhiên nhỏ, khoảng cách địa lý giữa các cùng là không cao. Xét về trình độ dân trí, vốn xã hội có thể chia Hà Tĩnh thành 03 vùng có độ chênh lệch cao là Vùng miền núi, vùng đồng bằng trung du, vùng biển ngang.

3.2.2. Tình hình phát triển Nông Lâm nghiệp

Hà Tĩnh là tỉnh nghèo so với các tỉnh trong cả nước, điểm xuất phát thấp, nền kinh tế tự cung tự cấp đang chiếm tỷ trọng cao, kinh tế hàng hoá phát triển còn hạn chế. Sản xuất Nông nghiệp tuy đã đóng góp xấp xỉ 35,8% GDP vào nền kinh tế của tỉnh, nhưng tốc độ tăng trưởng thấp và chưa ổn định (tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2001-2008 là 2,51%/năm). Giá trị sản xuất Nông nghiệp năm 2009 ước đạt 7.960 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 3,73%/năm. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp chủ yếu là cây lúa, rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày, cây công nghiệp dài ngày phát triển chậm và chưa phong phú về loài, hiện nay chỉ có cây chè và cây cao su đang có xu hướng phát triển, trong đó cây cao su có xu hướng phát triển mạnh do việc bắt đầu đưa vào khai thác diện tích đã trồng trước đây đã đem lại hiệu quả cao hơn các cây trồng khác.

Đối với Lâm nghiệp, kể từ năm 2002, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp sản xất nguyên liệu giấy xuất khẩu, loài cây chính để phục vụ sản xuất nguyên liệu giấy là Keo, bên cạnh đó là Phi lao và Bạch đàn, dẫn đến lâm nghiệp cũng phát triển hết sức mạnh mẽ. Nhiều vùng đất trống, đồi núi trọc hoang vu được phủ xanh, nhân dân mặn mà với đất lâm nghiệp

ngày càng tăng. Sau khoảng 3 chu kỳ khai thác gỗ phục vụ nguyên liệu giấy, nhận thức của nhân dân về giá trị của đất lâm nghiệp đạt ở mức rất cao. Đến nay, hầu như Hà Tĩnh không còn đất lâm nghiệp mà không có chủ.

3.2.3. Hiện trạng kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất 3.2.3.1. Giao thông 3.2.3.1. Giao thông

Mạng lưới giao thông Hà Tĩnh tương đối đa dạng, bao gồm: đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biến... Hệ thống đường quốc lộ (1A, 8A, 12, 15A, đường Hồ Chí Minh) và đường sắt Bắc Nam có chất lượng tốt, giao thông thuận tiện. Hệ thống giao thông đường thuỷ phát triển khá, trong đó cảng nước sâu Vũng Áng có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải đến 4,5 vạn tấn (quy hoạch 20 vạn tấn), cảng mới đi vào hoạt động, tàu nước ngoài có thể cập bến an toàn và thuận tiện. Hệ thống giao thông nông thôn đã phát triển nhưng nhìn chung còn khó khăn, chất lượng đường xấu, nhất là miền núi, vùng sâu vùng xa.

3.2.3.2. Thuỷ lợi

Đến nay toàn tỉnh có 345 hồ, đập chứa nước lớn nhỏ, 48 đập dâng, 352 trạm bơm điện, hơn 5.320 km kênh mương các loại và hàng ngàn công trình trên kênh. Nhìn chung các công trình đã phát huy hiệu quả phục vụ sản xuất và dân sinh.

Hàng năm các công trình thuỷ nông đã tưới nước cho 49.900 ha lúa Đông xuân, 40.000 ha lúa Hè thu và 6.000 ha lúa Mùa; cấp nước cho NTTS nước lợ hơn ha. Tổng diện tích tưới thiết kế của toàn bộ hồ đập và trạm bơm là 105.481 ha, diện tích thực tưới là 53.627,7 ha (cho lúa 49.700, màu và cây công nghiệp khác 3.930 ha). Tuy nhiên các công trình thuỷ lợi chủ yếu để phục vụ tưới cho cây lúa là chính, cây màu và các loại cây công nghiệp hầu như chưa có giải pháp tưới.

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Quá trình thực hiện kiểm kê rừng dựa vào cộng đồng ở Hà Tĩnh

Quá trình kiểm kê rừng dựa vào cộng đồng ở Hà Tĩnh được thực hiện theo 03 nội dung chính như sau:

Thứ nhất là quá trình chuẩn bị cho kiểm kê rừng gồm các bước công việc như chuẩn bị bản đồ đầu vào phục vụ kiểm kê rừng, hội thảo và tập huấn phục vụ kiểm kê rừng, tổ chức lực lượng thực hiện kiểm kê rừng, ban hành các văn bản chỉ đa ̣o, giao nhiệm vụ và kế hoạch triển khai kiểm kê rừng, chuẩn bị tài liệu, dụng cụ phục vụ kiểm kê rừng.

Thứ 2 là quá trình kiểm kê rừng gồm các bước công việc triển khai hoạt động kiểm kê rừng.

Thứ 3 là quá trình tổng hợp và công bố số liệu kiểm kê rừng gồm các bước công việc như số hoá bổ sung những thay đổi cho bản đồ kiểm kê rừng, cập nhật dữ liệu từ phiếu kiểm kê rừng vào bản đồ và bảng dữ liệu trong máy tính, phúc tra và giải đoán lại trữ lượng rừng, xây dựng hồ sơ về rừng và đất lâm nghiệp, kiểm tra và chỉnh sửa hồ sơ kiểm kê rừng, báo cáo thống nhất số liệu ở các cấp.

Cụ thể từng bước công việc như sau.

4.1.1. Quá trính chuẩn bị cho công tác kiểm kê rừng.

4.1.1.1. Chuẩn bị bản đồ đầu vào phục vụ kiểm kê rừng.

Bản đồ đầu vào phục vụ kiểm kê rừng hay bản đồ kiểm kê rừng là tư liệu quan trọng nhất cho kiểm kê rừng dựa vào cộng đồng. Công việc này được thực hiện bởi đơn vị tư vấn trung ương (ĐVTVTW) – Viện Sinh thái rừng và môi trường – Trường Đại học Lâm nghiệp. Qua trao đổi với các chuyên gia của đơn vị tư vấn và các tài liệu liên quan, đề tài đã xác định được quá trình này được thực hiện như sau:

- Thu thập, hiệu chỉnh các bản đồ và tư liệu ảnh vệ tinh SPORT5.

- Điều tra các ô tiêu chuẩn đại diện cho các trạng thái rừng.

- Giải đoán hiện trạng và trữ lượng rừng cho bản đồ kiểm kê rừng bằng phần mềm eCognition.

- Kết quả, ĐVTVTW đã xây dựng được bản đồ hiện trạng rừng cho 195 xã có rừng, 20 chủ rừng nhóm II, 11 huyện thị và toàn tỉnh.

- Bản đồ kiểm kê rừng là bản đồ sử dụng vào mục đích kiểm kê rừng, có một số lớp thông tin sau:

+ Lớp bình đồ ảnh vệ tinh độ phân giải cao.

+ Lớp ranh giới các lô trạng thái rừng và đất không có rừng. + Lớp ranh đường đồng mức.

+ Lớp đường giao thông.

+ Lớp đường ranh giới hành chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng kiểm kê rừng dựa vào cộng đồng ở hà tĩnh (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)