Nâng cao chất lượng dụng cụ, tài liệu đầu vào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng kiểm kê rừng dựa vào cộng đồng ở hà tĩnh (Trang 88 - 90)

4.3. Các giải pháp nâng cao chất lượng kiểm kê rừng dựa vào cộng đồng

4.3.1. Nâng cao chất lượng dụng cụ, tài liệu đầu vào

4.3.1.1. Sử dụng ảnh vệ tinh chụp trong thời gian khơng qua 1 năm.

Kết quả phân tích của đề tài đã cho thấy do sự biến động nhanh của tài nguyên rừng mà ở những nơi ảnh chụp trước thời điểm kiểm kê quá 2 năm như ở khu vực Hồng Lĩnh và khu vực Thạch Hà thường khơng phản ảnh chính xác được hiện trạng rừng. Sử dụng những ảnh SPOT5 chụp vào những năm 2009 và 2010 đã làm cho kết quả kiểm kê rừng ở những khu vực này bị sai lệch nhiều. Vì vậy, cần phải sử dụng những ảnh chụp trong thời gian không quá xa thời điểm kiểm kê, khoảng 2 năm.

Hiện nay, có nhiều loại ảnh chất lượng tốt tương đương hoặc gần tương đương với ảnh SPOT5, chẳng hạn ảnh SPOT6, ảnh VNREDSAT, ảnh LANSAT8 v.v... Có thể sử dụng toàn bộ hoặc một phần những tư liệu ảnh này cho những khu vực thiếu ảnh SPOT5 mới hoặc có ảnh SPOT5 mới nhưng bị mây che.

4.3.1.2. Chuẩn hố các thơng tin sử dụng cho kiểm kê rừng, nhất là các loại bản đồ ngay từ giai đoạn đầu tiên.

Trong quá trình kiểm kê rừng cần sử dụng nhiều tư liệu khác nhau, nhất là các bản đồ quy hoạch 3 loại rừng, Bản đồ nền địa hình VN2000 tỷ

lệ 1:10.000; bản đồ giao rừng, cho thuê rừng; bản đồ kiểm kê đất đai v.v... Tuy nhiên, khi kiểm kê rừng ở Hà Tĩnh các cơ quan tư vấn và BCĐ kiểm kê rừng ở địa phương đã không chú ý một cách đúng mức đến chuẩn hoá các bản đồ này ngay từ giai đoạn đầu tiên. Trong quá trình kiểm kê sau này, phát hiện ra những một số bản đồ chưa được chuẩn hố về hệ toạ độ, thiếu những thơng tin cần thiết, sai lệch giữa số liệu trên bản đồ và số liệu trên các văn bản v.v... Điều này đã làm phát sinh nhiều công để xử lý lại hệ thống tư liệu, in ấn lại nhiều văn bản tài liệu, bảng biểu v.v... Bản đồ quy hoạch ba loại rừng là một trong những tư liệu quan trọng nhất với kiểm kê rừng. Ranh giới các loại rừng và các chủ rừng trên bản đồ này không được kiểm tra kỹ ngay từ giai đoạn đầu đã dẫn đến tranh chấp trong quá trình kiểm kê và nhầm lẫn trong thống kê rừng và đất rừng. Vì vậy, một trong những giải pháp làm nâng cao chất lượng và hiệu quả của kiểm kê rừng là phải kiểm tra và chuẩn hoá những tư liệu sử dụng cho kiểm kê rừng ngay từ giai đoạn đầu thực hiện dự án.

4.3.1.3. Biên soạn và sử dụng những tài liệu hướng dẫn rõ ràng phù hợp với ngôn ngữ cộng đồng.

Một trong những nguyên nhân làm kết quả kiểm kê rừng chưa cao là tài liệu hướng dẫn trong kiểm kê rừng còn chưa rõ ràng, cụ thể nhất là khái niệm về các trạng thái rừng. Trong tài liệu hướng dẫn cũng thiếu minh hoạ để cộng đồng có thể hiểu được một cách chính xác , có khả năng phân biệt được rõ ràng những trạng thái rừng này với trạng thái rừng khác. Một số từ ngữ sử dụng trong văn bản cũng còn mang tính học thuật nên chúng trở lên khó hiểu với cộng đồng. Các chỉ tiêu để phân biệt các trạng thái rừng cũng như dùng để mô tả chúng trong các phiếu kiểm kê rừng có thể là rõ ràng với các cán bộ chun mơn nhưng vẫn cịn khó hiểu với nhiều chủ rừng, thậm chí cả cán bộ địa phương như "độ tàn che", "nguyên sinh", "rừng phục hồi",

"cấp tuổi" v.v... Ngoài ra, phần lớn các tài liệu hướng dẫn chưa có hình ảnh mơ tả. Nhóm nghiên cứu cho rằng, để nâng cao chất lượng của kiểm kê rừng cần biên soạn và áp dụng những tài liệu hướng dẫn rõ ràng, văn phong đại chúng và có những hình ảnh minh hoạ cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng kiểm kê rừng dựa vào cộng đồng ở hà tĩnh (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)