Trình độ của cộng đồng trong lĩnh vực kiểm kê rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng kiểm kê rừng dựa vào cộng đồng ở hà tĩnh (Trang 84 - 88)

4.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình kiểm kê rừng dựa vào cộng đồng

4.2.5. Trình độ của cộng đồng trong lĩnh vực kiểm kê rừng

Đề tài đã thực hiện trao đổi với một số chuyên gia thuộc Đơn vị tư vấn Trung ương và đi đến nhận định, sự thành công của kiểm kê rừng dựa vào cộng đồng ở Hà Tĩnh 80% là phụ thuộc và trình độ của cán bộ thuộc tổ công tác cấp xã, bởi đặc điểm của cấp này là trình độ khơng đồng đều cũng như vị trí địa lý thuộc các vùng có vốn xã hội chênh lệch nhau cao. Cụ thể ở Hà Tĩnh có thể chia thành 3 vùng mà độ chênh lệch vốn xã hội cao, khoảng cách địa lý đến trung tâm tỉnh Hà Tĩnh là xa gần khác như sau: Vùng biển ngang, gồm các xã nằm dọc bờ biển; Vùng miềm núi; Vùng đồng bằng trung du. Và ở 3 vùng này sự phát triển của sản xuất lâm nghiệp sớm muộn khác nhau. Để đánh giá sự ảnh hưởng của trình độ cộng đồng đến cơng tác kiểm kê rừng, đề tài đã chọn 18 xã để điều tra theo 03 vùng nói trên, mỗi vùng chọn 03 xã, mỗi xã phỏng vấn 01 cán bộ chủ lực thuộc tổ công tác kiểm kê rừng cấp xã.

Các xã lựa chọn để nghiên cứu bao gồm:

+ Vùng biển ngang: Xã Đậu Liêu và Cương Gián huyện Hồng Lĩnh; Thạch Hội, Thạch Khê, Thạch Ngọc, Thạch Bằng huyện Lộc Hà

+ Vùng đồng bằng: Thanh Lộc, Thiên Lộc, Thuần Thiện huyện Can Lộc, Xã Thạch Xuân, Nam Hương, Bắc Sơn huyện Thạch Hà;

+ Vùng miền núi: Xã Hương Long, Hương Thủy, Hà Linh huyện Hương Khê; Xã Sơn Giang, Sơn Lễ, Sơn Phúc huyện Hương Sơn.

Kết quả điều tra về ảnh hưởng của trình độ chun mơn của cán bộ thuộc tổ công tác cấp xã đến kiểm kê rừng thu được như sau:

Để làm rõ nội dung này, đề tài đã xây dựng mối tương quan giữa trình độ chun mơn và sự hiểu biết về phương pháp, quy trình thực hiện kiểm kê rừng. Với quan điểm kiểm kê rừng ở Hà Tĩnh được thực hiện điểm ho toàn quốc nên tất cả phải được thực hiện theo quy trình, quy phạm.

Đề tài sử dụng phương pháp cho điểm để đánh giá nôi dung này như sau: Về trình độ chun mơn và kinh nghiệm cơng tác: Với trình độ thạc sỹ được 4 điểm, trình độ đại học được 3 điểm, trình độ trung cấp được 2 điểm, Chỉ qua đào tạo tập huấn được 1 điểm. Cán bộ công tác tại địa bàn trên 03 năm thì được cộng 01 điểm.

Vể khả năng thực hiện kiểm kê rừng gồm 5 tiêu chí như sau sau: (1) Tham gia hết quá trình kiểm kê, (2) Nắm được chủ trương Kiểm kê rừng, (3) Nắm được các bước thực hiện kiểm kê rừng cấp xã (4) Nắm được các tiêu chí kiểm kê rừng, (5) Không phải sửa chữa lại sản phẩm kiểm kê rừng của xã, (6) Không phải hỗ trợ của cấp trên . Mỗi tiêu chí cho 01 điểm.

Kết quả tổng hợp biểu phỏng vấn cho 18 xã được như sau:

Bảng 4.8. Kết quả cho điểm đối với các tổ công tác cấp xã

Stt

Điểm trình độ

chun mơn

Năng lực kiểm kê rừng

Tổng Các tiêu chí cho điểm

1 2 3 4 5 6 1 Xã Đậu Liêu 1 2 1 0 0 1 0 0 2 Thạch Khê 1 2 1 1 0 0 0 0 8 Bắc Sơn 2 4 1 1 0 1 1 0 9 Hà Linh 2 3 1 0 0 1 1 0 3 Cương Gián 3 3 1 0 1 1 0 0 5 Thanh Lộc 3 2 1 1 0 0 0 0 6 Thiên Lộc 3 2 1 0 1 0 0 0 7 Thuần Thiện 3 4 1 1 1 0 1 0 10 Thạch Ngọc 3 4 1 1 1 1 0 0

Stt

Điểm trình độ

chun mơn

Năng lực kiểm kê rừng

Tổng Các tiêu chí cho điểm

1 2 3 4 5 6 4 Thạch Hội 4 2 1 0 0 1 0 0 11 Thạch Bằng 4 4 1 1 1 1 0 0 12 Thạch Xuân 4 3 1 1 0 1 0 0 13 Hương Long 4 4 1 0 1 1 0 1 14 Hương Thủy 4 4 1 0 1 1 0 1 15 Sơn Lễ 4 6 1 1 1 1 1 1 16 Sơn Phúc 4 6 1 1 1 1 1 1 17 Nam Hương 5 5 1 1 1 1 0 1 18 Sơn Giang 5 6 1 1 1 1 1 1

Xây dựng biểu đồ tương quan phân bố giữa Điểm trình độ chuyên môn và Tổng điểm thực hiện kiểm kê rừng cho 18 xã theo trên với trục X (nằm ngang) là Điểm trình độ chuyên môn và trung Y (nằm dọc) là Tổng điểm thực hiện kiểm kê rừng, ta có biểu đồ bên:

Qua biểu đồ, có thể thấy rằng, với các cán bộ đưa vào thực hiện kiểm kê rừng có trình độ chun mơn cao và kinh nghiệm cơng tác (chính là sự hiểu biết về tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp của địa phương nơi mình thực hiện kiểm kê rừng) thì khả năng thực hiện kiểm kê rừng tốt hơn. Đương màu đỏ là đường minh họa cho điều này.

Và qua bảng biểu cho điểm của 18 xã nói trên, khi xem xét mối tương quan giữa trình độ chun mơn là tiêu chí thứ (6) Khơng phải sửa chữa kết

quả kiểm kê rừng cũng thể hiện được rằng trình độ chun mơn của cán bộ thực hiện kiểm kê rừng cao thì việc kiểm kê rừng sẽ thực hiện được chính xác hơn.

Hình 4.10: Biểu đồ tương quan giữa trình độ của cán bộ khả năng thực hiện KKR

2.6. Kinh phí thực hiện kiểm kê rừng

Về kinh phí thực hiện kiểm kê rừng, ở Hà Tĩnh, kinh phí để thực hiện kiểm kê rừng được phân bổ xuống tận các tổ công tác cấp xã và các chủ rừng. Các ý kiến nhận được qua phỏng vấn đều cho chung một kết quả như sau:

Kinh phí thực hiện trong các khâu của kiểm kê rừng ở Hà Tĩnh là hợp lý, tuy nhiên cần tăng kinh phí để tập huấn cho các cấp về thực hiện kiểm kê rừng. Đối với cấp huyện, việc tập huấn chỉ được thực hiện 01 lần trong thời gian 02 ngày là chưa đủ để các huyện có thể độc lập thực hiện kiểm kê rừng. Cần đầu tư nguồn kinh phí giúp kéo dài thời gian tập huấn cho cấp huyện, đặc biệt là kỹ thuật sử dụng hần mềm Mapinfo để có thể sử dụng thành thạo trong suốt quá trình kiểm kê rừng cũng như duy trì sự chính xác của kết quả kiểm kê rừng trong những năm tiếp theo.

Việc tập huấn cho cấp xã ở Hà Tĩnh chưa thực sự được quan tâm đúng mức, không phải 100% các xã đều nắm được quy trình thực hiện kiểm kê rừng trước khi thực hiện kiểm kê rừng. Cấp huyện sẵn sàng chi trả cho việc tập huấn cho cấp của mình nếu được cấp trên giao nhiệm vụ và chỉ đạo các nội dung cần triểu khai tập huấn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng kiểm kê rừng dựa vào cộng đồng ở hà tĩnh (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)