Tài liệu, thiết bị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng kiểm kê rừng dựa vào cộng đồng ở hà tĩnh (Trang 67 - 75)

4.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình kiểm kê rừng dựa vào cộng đồng

4.2.3. Tài liệu, thiết bị

Là tất cả các tài liệu, dụng cụ được cung cấp để triển khai kiểm kê rừng ở các địa phương thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Qua điều tra, phỏng vấn, đề tài xác định được các tài liệu, dụng cụ được sử dụng để thực hiện kiểm kê rừng ở Hà Tĩnh được cung cấp từ hai nguồn khác nhau. Thứ nhất là các tài liệu, thiết bị do Trung ương cung cấp để Hà Tính thực hiện kiểm kê rừng, thứ hai là các tài liệu do tỉnh Hà Tĩnh tự có và đã huy động phục vụ cho kiểm kê rừng. Cụ thể như sau:

4.2.3.1. Tài liệu, thiết bị do trung ương cung cấp

a. Thước dây

Gồm thước dây 02 m dùng để đo chu vi thân cây ở vị trí 1.3 m và thước 30 m dùng để đo khoảng cách ngoài thực địa.

b. Địa bàn cầm tay

Địa bàn cầm tay là dụng cụ dùng để xác định phương hướng, trong điều tra rừng nó thường được dùng để xác định hướng xoay bản đồ cho chùng với hướng ngoài thực địa.

c. Máy định vị toàn cầu GPS

Máy định vị toàn cầu GPS được sử dụng để xác định toạ độ địa lý (kinh độ và vĩ độ) của một điểm ngoài thực địa.

d. Thước kẻ ly

Thước có chia vạch đến milimet được dùng để xác định khoảng cách hay tọa độ một điểm trên bản đồ.

c. Thước Bittectich

Thước Bittectich dùng để xác định nhanh trữ lượng lâm phần.

g. Bút phốt màu không phai:

Bút phốt màu không phai dùng để các chủ rừng khoanh vẽ lơ rừng của mình lên bản đồ kiểm kê rừng.

h. Bảng phân loại trạng thái rừng và đất lâm nghiệp

Bảng phân loại trạng thái rừng và đất lâm nghiệp được thiết kế theo Thông tư 34 áp dụng cho điều kiện cụ thể ở Hà Tĩnh (Phụ lục 2 kèm theo).

i. Bản đồ kiểm kê rừng

Bản đồ kiểm kê rừng là bản đồ với các lô trạng thái rừng, cùng với các lớp đường đồng mức, đường giao thơng, đường ranh giới hành chính, ranh giới khoảnh, tiêu khu phủ lên bình đồ ảnh vệ tinh. Các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân sẽ vẽ ranh giới lơ đất, rừng mà mình đang quản lý lên bản đồ kiểm kê rừng. Bản đồ kiểm kê rừng được in với tỷ lệ 1:10000.

Hình 4.4: Bản đồ KKR khu vực có bản đồ giao đất xã Đồng Lộc – huyện Can Lộc

Hình 4.5: Bản đồ KKR khu vực chưa có bản đồ giao đất xã Hòa Hải – huyện Hương Khê

k. Phiếu kiểm kê rừng: Phiếu kiểm kê rừng cùng với bản đồ kiểm kê là

hai phần quan trọng nhất trong tất cả các tài liệu, dụng cụ phục vụ kiểm kê rừng. Các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân sẽ vẽ lơ rừng của mình lên bản đồ kiểm kê, đánh số thứ tự theo hệ thống, sau đó sẽ tiến hành kê khai các thông tin về lơ rừng của mình vào phiếu kiểm kê.

Phiếu kiểm kê rừng gồm 4 phần chính:

Phần thứ nhất: Thơng tin về chủ rừng và lô rừng cần kiểm kê Phần thứ hai: Các chỉ tiêu cần mô tả trong phiếu kiểm kê rừng Phần thứ ba: Bản đồ, sơ đồ, tọa độ lô rừng trong từng khoảnh Phần thứ tư: Chữ ký của các bên liên quan

(Phụ lục 3: Mẫu phiếu kiểm kê rừng)

l. Bảng tra trữ lượng

Bảng tra trữ lượng là hệ thống bảng tương quan giữa đường kính và chiều cao của lâm phần dùng để tra trữ lượng rừng tự nhiên và rừng trồng trong kiểm kê rừng ở Hà Tĩnh.

4.2.3.2. Tài liệu do tỉnh Hà Tĩnh tự có

a. Bản đồ quy hoạch 3 loại rừng

Bản đồ quy hoạch 3 loại rừng bản đồ quản lý rừng và đất lâm nghiệp Hà Tĩnh theo chuyên đề quy hoạch 3 loại rừng, bản đồ thể hiện vị trí nào quy hoạch đặc dụng, phịng hộ hay sản xuất. Tư liệu này do Đoàn điều tra quy hoạch Nơng lâm nghiệp Hà Tĩnh cung cấp.

Hình 4.6: Ranh giới quy hoạch 3 loại rừng

b. Bản đồ giao đất cho các hộ gia đình cá nhân

Bản đồ này do Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh cung cấp. Tuy nhiên không phải đủ cho tất cả các địa phương và chỉ một nửa số xã trên toàn tỉnh Hà Tĩn là có.

4.2.3.3. Đánh giá, nhận xét về tài liệu, dụng cụ phục vụ kiểm kê rừng

Đề tài đã phỏng vấn các đối tượng đã tham gia kiểm kê rừng ở Hà Tĩnh về khả năng sử dụng và sự cần thiết của thiết bị, tài liệu trong thực hiện kiểm kê rừng gồm, trong đó có các cán bộ cấp tỉnh, cán bộ cấp huyện, cán bộ cấp xã. Kết quả phỏng vấn với từng nhóm đối tượng như sau.

Kết quả phỏng vấn cán bộ cấp tỉnh

Đề tài đã phỏng vấn 03 cán bộ thuộc Tổ giúp việc cho BCĐ Kiểm kê rừng cấp tỉnh về sự cần thiết và yêu cầu thiết bị tài liệu cho kiểm kê rừng. Kết quả ghi trong bảng sau.

Bảng 4.5. Kết quả phỏng vấn cán bộ cấp tỉnh về tài liệu và thiết bị phục vụ KKR

STT Tài liệu, dụng cụ Được cung cấp Biết SD Sử dụng Cần thiết Có Khơng Có Khơng Rất cần Cần Ít cần 1 Thước dây 3 3 1 3 2 Địa bàn 3 3 0 3 3 Máy GPS 3 3 1 3 4 Thước kẻ 3 3 0 3 5 Thước Bittectich 3 3 1 3 6 Bút phốt màu 3 3 0 3 7 Bản đồ kiểm kê rừng 3 3 0 3

8 Phiếu kiểm kê

rừng 3 3 1 3

Qua kết quả phỏng vấn trên, nhận thấy rằng, cán bộ cấp tỉnh ít sử dụng các dụng cụ, tài liệu đã được cung cấp trong suốt q trình kiểm kê. Chỉ có 01 lần sử dụng máy GPS, thước Bittectich và phiếu kiểm kê rừng để thực hiện kiểm tra lại hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp, trữ lượng mà Đơn vị tư vấn Trung ương đã giải đoán lần cuối đã giải đoán xem đã phù hợp với thực tế hiện trường rừng chưa. Tuy nhiên các ý kiến thu được cho rằng, cán bộ cấp tỉnh cần được cung cấp, tập huấn sử dụng tất cả các dụng cụ, tài liệu trên để có thể tập huấn, hướng dẫn sử dụng cho các cấp khác.

Kết quả phỏng vấn cán bộ cấp huyện

Đề tài đã phỏng vấn 11 cán bộ cấp huyện tham gia kiểm kê rừng về sự cần thiết và yêu cầu thiết bị tài liệu cho kiểm kê rừng. Kết quả ghi trong bảng sau.

Bảng 4.6. Kết quả phỏng vấn cán bộ cấp huyện về tài liệu và thiết bị phục vụ KKR

STT Tài liệu, dụng cụ Có Khơng

Biết SD Sử dụng Cần thiết Có Khơng Có Khơng Rất cần Cần Ít cần 1 Thước dây 11 11 0 11 2 Địa bàn 11 11 0 11 3 Máy GPS 11 11 11 11 4 Thước kẻ 11 11 0 0 5 Thước Bittectich 11 11 3 3 8 6 Bút phốt màu 11 11 5 5 6 7 Bản đồ kiểm kê rừng 11 11 0 0

8 Phiếu kiểm kê rừng 11 11 0 0

Từ biểu tổng hợp thấy rằng cấp huyện sử dụng nhiều nhất là máy định vị toàn cầu GPS, mục đích sử dụng chủ yếu là để xác định ranh giới giữa diện tích UBND xã và các hộ gia đình quản lý với chủ rừng là các tổ chức trong trường hợp bản đồ quy hoạch 3 loại rừng của tỉnh xác định ranh giới của 02 nhóm chủ rừng này khơng chính xác. Cịn các dụng cụ khác cấp huyện ít hoặc khơng sử dụng đến. Tuy nhiên cấp huyện cũng cần được cung cấp và tập huấn tất cả các tài liệu liên quan để có thể hướng dẫn tổ cơng tác các xã thực hiện trọng trường hợp được yêu cầu.

Cán bộ cấp xã

Đề tài đã phỏng vấn 20 cán bộ thuộc 05 tổ công tác kiểm kê rừng cấp xã về sự cần thiết và yêu cầu thiết bị tài liệu cho kiểm kê rừng. Kết quả ghi trong bảng sau.

Bảng 4.7. Kết quả phỏng vấn cán bộ cấp huyện về tài liệu và thiết bị phục vụ KKR

STT Tài liệu, dụng cụ Khơng Biết SD Sử dụng Cần thiết

Khơng Có Khơng Rất cần Cần Ít cần 1 Thước dây 20 20 1 20 2 Địa bàn 20 20 0 20 3 Máy GPS 20 5 2 20 4 Thước kẻ 20 20 20 20 5 Thước Bittectich 20 20 10 8 12 6 Bút phốt màu 20 20 20 20 7 Bản đồ kiểm kê rừng 20 20 20 20

8 Phiếu kiểm kê rừng 20 20 20 20

9 Bảng tra trữ lượng 20 20 3 20

Qua biểu tổng hợp nhận thấy rằng, tổ công tác cấp xã chủ yếu sử dụng thước kẻ, bút phốt màu, bản đồ kiểm kê rừng và phiếu kiểm kê rừng. Cịn các

dụng cụ khác tổ cơng tác xã không dùng đến. Qua phỏng vấn thêm một số câu hỏi, đề tài xác định được rằng các tổ công tác xã không sử dụng các dụng cụ khác là do khơng cần thiết, mà với độ chính xác mà cơng tác kiểm kê rừng yêu cầu thì khơng cần thiết phải dùng đến các dụng cụ có độ chính xác cao như bảng tra trữ lượng, thước Bittectich và máy định vị GPS, và việc sử dụng các thiết bị này cũng làm tăng thời gian thực hiện kiểm kê rừng, dẫn đến công tác này không đảm bảo tiến độ do cấp trên đề ra là 01 tháng. Các tổ công tác cấp xã chủ yếu là ước lượng trưỡ lượng rừng theo kinh nghiệm của mình.

b. Chất lượng của tài liệu, dụng cụ

Theo ý kiến của đa số những người được phỏng vấn, chất lượng của tài liệu, dụng cụ đầu vào phục vụ kiểm kê rừng ở Hà Tĩnh, cơ bản là đảm bảo yêu cầu thực hiện kiểm kê rừng. Tuy nhiên, có một số điểm đã phải tiến hành chỉnh sửa, bổ sung như sau:

- Tại 02 huyện Hồng Lĩnh và Thạch Hà, ảnh chụp cuối năm 2010 là ảnh mới nhất, một phần bị mây che, quá trình thực hiện kiểm kê rừng ở 02 huyện này đã phải bổ sung ảnh của những năm trước. Dẫn đến tiến độ thực hiện kiểm kê rừng ở 02 huyện này bị ảnh hưởng.

- Bản đồ kiểm kê cung cấp cho các xã để thực hiện kiểm kê rừng có phủ một lớp giấy bóng kính để bảo vệ ảnh và bản đồ, q trình thực hiện kiểm kê rừng nhận ra rằng, việc vẽ ranh giới các lô rừng lên bản đồ kiểm kê bị phai màu sau một thời gian. Do đó, Hà Tĩnh đã phải cho in lại bản đồ kiểm kê rừng của tất cả các xã, và ở bản đồ mới này đã bỏ đi lớp giấy bóng kính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng kiểm kê rừng dựa vào cộng đồng ở hà tĩnh (Trang 67 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)