4.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình kiểm kê rừng dựa vào cộng đồng
4.2.1. Nhân tố đặc điểm của tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp
4.2.1.1. Đặc điểm tài nguyên rừng Hà Tĩnh
Theo kết quả kiểm kê rừng tỉnh Hà Tĩnh (UBND tỉnh Hà Tĩnh, 2013), thì tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp Hà Tĩnh là 364.801 ha (Phụ lục 1a). Trong đó:
- Diện tích quy hoạch cho lâm nghiệp là 363,580 ha gồm quy hoạch phòng hộ là 114.587 ha, đặc dụng là 74.629 ha, sản xuất là 174.364 ha.
- Diện tích ngồi quy hoạch cho lâm nghiệp là 1,221 ha rừng tự nhiên. - Diện tích do chủ rừng là các tổ chức quản lý là 276.533 ha.
- Diện tích do UBND các xã quản lý là 48.316 ha. - Diện tích do các hộ gia đình quản lý là 39.951 ha. - Về trữ lượng rừng có Phụ lục 1b kèm theo.
Nghiên cứu của đề tài này hướng vào diện tích 88.266 ha do ủy ban nhân dân các xã, các hộ gia đình và cá nhân đang quản lý (Chủ rừng nhóm I) quản lý. Phân bố của diện tích các loại đất loại rừng do chủ rừng nhóm I quản lý được ghi trong bảng sau.
Bảng 4.1 . Hiện trạng rừng trên diện tích do chủ rừng nhóm I quản lý STT Hiện trạng hiệu Ký Quy hoạch Tổng Phòng hộ Sản xuất RTN ngoài QH3LR
1 Rừng tre luồng TN núi đất tlu 1 1
2 Rừng trồng gỗ núi đá rtgd 4 4 3 Rừng gỗ TN núi đá LRTX phục hồi txdp 12 12 4 Đất đã trồng rừng trên đất cát dtrc 6 8 15 5 Rừng gỗ TN núi đất LRTX giầu txg 25 25 6 Rừng gỗ TN ngập phèn rnp 23 5 4 31 7
Rừng hỗn giao Tre nứa gỗ tự TN
núi đất hg2 6 30 36
8 Rừng nứa TN núi đất nua 69 0 69
9 Đất có cây gỗ tái sinh núi đá dt2d 3 98 101
10 Đất trống ngập phèn dt1p 76 43 118 11 Đất trống ngập mặn dt1m 386 67 454 12 Bãi cát bc1 405 183 588 13 Rừng trồng mặn rtm 613 4 617 14 Đất trống núi đá dt1d 93 560 653 15 Mặt nước mn 175 509 684 16 Rừng trồng cát rtc 855 530 1384
17 Đất có cây gỗ tái sinh núi đất dt2 32 1411 1443 18
Rừng gỗ TN núi đất LRTX phục
hồi txp 89 1368 34 1492
19 Rừng gỗ TN núi đất LRTX kiệt txk 567 1102 412 2081
20 Đất khác dkh 598 2099 2696
21 Đất nông nghiệp núi đất nn 201 3341 3542
22
Rừng hỗn giao gỗ tre nứa TN núi
đất hg1 497 4026 64 4587 23 Rừng gỗ TN núi đất LRTX trung bình txb 1454 3147 12 4613 24 Rừng gỗ TN núi đất LRTX nghèo txn 1744 6797 272 8814 25 Đất trống núi đất dt1 756 8686 9443 26 Đất đã trồng trên núi đất dtr 1744 16552 18295 27 Rừng trồng gỗ núi đất rtg 1444 25026 26469 Tổng 11767 75702
Kết quả cho thấy trong diện tích rừng và đất lâm nghiệp thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài có 27 kiểu hiện trạng khác nhau. Trong đó có 06 kiểu trạng thái là rừng tự nhiên, 21 trạng thái là rừng trồng, đất mới trồng chưa thành rừng và các loại đất trống khác nhau. Trạng thái có diện tích nhiều nhất là rừng trồng với 26.469 ha.
4.2.1.2. Ảnh hưởng của đặc điểm của tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp đến chất lượng kiểm kê rừng dựa vào cộng đồng
Đề tài chọn 12 trạng thái có diện tích nhiều nhất để nghiên cứu ảnh hưởng của đặc điểm tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp đến chất lượng kiểm kê rừng dựa vào cộng đồng. Đó là các trạng thái rừng tự nhiên thường xanh trung bình, nghèo, ngèo kiệt, phục hồi, rừng hỗ giao tre nứa gỗ, rừng trồng, rừng trồng trên đất cát, rừng trồng chưa thành rừng, đất trống có và khơng có cay gỗ tái sinh (Rtg, dtr, dt1, txn, txb, hg1, nn, dkh, txk, txp).
Đề tài đã chọn ngẫu nhiên 120 điểm điều tra phân bố đều ở 12 trạng thái rừng nói trên. Tại mỗi điểm đề tài điều tra xác định tên trạng thái rừng và trữ lượng rừng.
So sánh kết quả kiểm tra thực tế với kết quả kiểm kê rừng của các xã chưa qua điều chỉnh đề tài nhận thấy có những sai lệch nhất định. Tuy nhiên, mức sai lệch không giống nhau ở các trạng thái rừng và , số liệu được trình bày trong bảng sau.
Bảng 4.2. Sai lệch giữa kết quả kiểm kê rừng của các xã với thực tế STT Hiện trạng Số điểm điều tra Số điểm sai trữ lượng trên 30m3 Số điểm sai hiện trạng 1 txb 10 2 1 2 txn 10 1 1 3 txk 10 2 3 4 txp 10 3 2 5 hg1 10 0 2 6 dtr 10 0 0 7 rtg 10 0 0 8 rtc 10 2 3 9 dt1 10 0 0 10 dt2 10 0 3 11 dkh 10 0 0 12 nn 10 0 0
Bảng 4.3. Ma trận đánh giá độ chính xác của kết quả Kiểm kê trạng thái rừng của các tổ công tác cấp xã
Số liệu kiểm tra của đề tài (số liệu thực tế)
Số liệu kiểm kê rừng Trạng thái rtc dt2 txp txk dkh nn hg1 txb txn dt1 dtr rtg Tổng rtc 8 0 0 0 0 0 0 0 0 0 2 0 10 dt2 0 7 0 0 0 0 0 0 0 0 3 0 10 txp 0 0 8 2 0 0 0 0 0 0 0 0 10 txk 0 0 0 7 0 0 0 1 1 0 0 0 9 dkh 0 0 0 0 10 0 0 0 0 0 0 0 10 nn 0 0 0 0 0 10 0 0 0 0 0 0 10 hg1 0 0 0 0 0 0 8 0 2 0 0 0 10 txb 0 0 0 0 0 0 0 9 1 0 0 0 10 txn 0 0 0 1 0 0 0 0 9 0 0 0 10 dt1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 10 0 0 10 dtr 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 10 0 10 rtg 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 10 10 Tổng 7 7 8 10 10 10 8 10 13 10 16 10 106
Qua Bảng 3 và Bảng 4, đề tài có nhận định như sau Sai số về trạng thái rừng
- Kết quả tại bảng ma trận (Bảng 4) cho thấy sai lệch chung về kiểm kê hiện trạng rừng như sau.
Vậy có thể thấy rừng độ chính xác của kiểm kê rừng của các tổ cơng tác cấp xã cho độ chính xác 73,6% là thấp, cần có các đợt kiểm tra chỉnh sửa tiếp theo để nâng cao độ chính xác.
- Có 12/60 điểm sai tên trạng thái, chủ yếu ở các trạng thái rừng tự nhiên gồm rừng trung bình, rừng nghèo, rừng nghèo kiệt, rừng phục hồi, rừng hỗn giao và đất trống có cây gỗ tái sinh (txb, txn, txk, txp, hg1, dt2). Hầu hết các trạng thái rừng bị sai lệch đều có trữ lượng thấp khoảng từ 30- 100 m3/ha. Đây là các trạng thái rừng khó phân biệt với nhau nếu không thực hiện đo đếm trực tiếp hoặc kiểm kê hiện trường rừng. Xem xét sự sai khác của các điểm kiểm tra về trạng thái thì đều là sự nhầm lẫn giữa các trạng thái txk, hg1, txb, txn. Vậy có thể kết luận rằng, trạng thái rừng có ảnh hưởng đến chất lượng kiểm kê rừng.
Hình 4.1: Sơ đồ phân bố điểm kiểm tra tại huyện Lộc Hà
Độ chính xác chung
= Tổng trường hợp trùng nhau /Tổng số trường hợp kiểm tra*100 = 106/144*100 = 73,6 %
- Có 2/10 điểm sai số hiện trạng thuộc trạng thái rừng trồng trên đất cát (rtc) bị nhầm lẫn sang đất chưa có rừng. Kết quả phỏng vấn cho thấy nguyên nhân sai
lệch của rừng trồng cát với đất trống trong kiểm kê chủ yếu do rừng trồng trên
đất cát có mật độ cây rừng thấp, phân bố không đồng đều. Theo khái niệm cũ, những trạng thái này có thể khơng được gọi là rừng, nhưng theo Thông tư 34/2008/BNN thì chúng được coi là rừng. Điều này làm cho việc xác định trạng thái của cộng đồng gặp khó khăn. Trong khi đó, các điểm có trạng thái rừng trồng trên núi đất (rtg) gồm các loài cây như Keo, Bạch đàn, Thơng... thì kiểm kê của cộng đồng khơng có điểm bị sai lệch. Như vậy có thể nhận định rằng, với những trạng thái có cấu trúc rừng càng đồng đều thì cộng đồng càng dễ xác định. Ngược lại, với những trạng thái rừng phân bố không đều, mật độ thấp hơn, nhất là những trạng thái rừng thưa mới được đưa vào khái niệm rừng thì kiểm kê bị sai lệch nhiều hơn.
- Đối chiếu tổng số điểm kiểm tra đối với rừng tự nhiên và rừng trồng thì thấy rằng rừng tự nhiên sai số đến 12/60 điểm -20%, trong khi rừng trồng chỉ sai số 02/20 điểm – 10% (gồm các trạng thái rtc và rtg). Vậy, có thể thấy rằng đối với rừng tự nhiên, việc kiểm kê rừng dựa vào cộng đồng là khó khăn hơn rừng trồng.
Sai số về trữ lượng:
- Số liệu ở Bảng 3 cũng cho thấy trữ lượng sau kiểm kê của các xã cũng
bị sai lệch so với kiểm tra thực tế, chủ yếu với rừng tự nhiên và rừng trồng cát. Có đến 2 trường hợp sai lệch trữ lượng ở rừng trồng cát và 8 trường hợp ở rừng tự nhiên. Kết quả trao đổi với cán bộ xã về những trường hợp sai lệch về trữ lượng cho thấy nguyên nhân sai lệch về trữ lượng chủ yếu do tổ công tác cấp xã và chủ rừng xác định sai các thông số dùng để tính trữ lượng rừng, đặc biệt là khi xác định mật độ cây rừng. Phần lớn các trường hợp các chủ rừng cung cấp thông tin về mật độ cây rừng trên cơ sở ước lượng mật độ lúc trồng và tỷ lệ cây còn lại tại thời điểm kiểm kê. Trong khi đó tổ cơng tác
cấp xã không sử dụng những phương pháp cần thiết để kiểm tra thông tin này, chẳng hạn như phỏng vấn về khoảng cách trung bình giữa các cây. Ngồi ra, một số tổ cơng tác xã chưa có phương pháp thích hợp để phỏng vấn kiểm tra chéo các thơng tin về chiều cao và đường kính trung bình của cây rừng. Các chỉ tiêu này cũng ảnh hưởng nhiều đến xác định trữ lượng cây rừng.
Kết quả kiểm tra cho thấy khơng có điểm nào sai lệch trữ lượng ở rừng trồng gỗ. Những người được phỏng vấn đều cho rằng một phần do các chỉ tiêu dùng để xác định trữ lượng của rừng trồng gỗ như đường kính và chiều cao trung bình, mật độ rừng ... đều dễ dàng xác định. Ngoài ra, các chủ rừng thường đã nhiều lần xác định trữ lượng rừng lúc bán gỗ nên kinh nghiệm ước lượng các thơng số tính trữ lượng cũng chính xác hơn.
Những phân tích trên cho phép kết luận rằng, đặc điểm tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp, trong đó rõ rệt nhất là loại trạng thái rừng, mật độ và phân bố của cây rừng đã ảnh hưởng đến chất lượng kiểm kê rừng dựa vào cộng đồng. Sự nhầm lẫn trong kiểm kê thường xẩy ra với các trạng thái rừng có cấu trúc gần giống nhau. Đặc điểm của rừng cùng với phương pháp phỏng vấn để xác định thông tin của các tổ cơng tác có ảnh hưởng rõ rệt đến độ chính xác của kiểm kê rừng. Với các trạng thái là rừng tự nhiên thì việc kiểm kê rừng khó khăn hơn so với các trạng thái rừng trồng.