Phương pháp nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình kiểm kê

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng kiểm kê rừng dựa vào cộng đồng ở hà tĩnh (Trang 33 - 36)

2.7.2. Phương pháp nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình kiểm kê rừng kê rừng

Đề tài xác định ban đầu được 06 nhân tố có ảnh hưởng đến quá trình kiểm kê rừng ở Hà Tĩnh, cụ thể phương pháp nghiên cứu cho sáu nhân tố đó như sau.

a. Phương pháp nghiên cứu sự ảnh hưởng của đặc điểm tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp đến kiểm kê rừng

Ngoại nghiệp

- Từ kết quả kiểm kê rừng được công bố của tỉnh Hà Tĩnh thu thập được, xác định đặc điểm tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp ở Hà Tĩnh gồm diện tích, trạng thái, trữ lượng rừng. Phân tích và rút ra được các trạng thái có diện tích lớn để tiến hành điều tra nghiên cứu.

- Thu thập bản đồ số hóa kết quả kiểm kê rừng của cộng đồng Hà Tĩnh do từ đơn vị tư vấn trung ương chưa qua các giai đoạn chỉnh sửa, bổ sung.

- Sau khi xác định được các trạng thái rừng ở trên, tiến hành điều tra nhanh thực địa về trạng thái và trữ lượng rừng bằng thước Bittechlich. Với mỗi trạng thái thực hiện kiểm tra ngẫu nhiên 10 điểm trên thực địa về hiện trạng và trữ lượng rừng.

Nội nghiệp

- Lập bảng so sánh về hiện trạng và trữ lượng của các điểm kiểm tra và bản đồ số hóa kết quả kiểm kê rừng của cộng đồng Hà Tĩnh. Về trữ lượng, nếu sai số trên 30 m3 thì mới xem là có sai số theo quy định của kiểm kê trữ lượng rừng ở Hà Tĩnh.

- Phân tích kết quả so sánh ở trên để làm rõ sự ảnh hưởng của nhân tố này đến chất lượng kiểm kê rừng.

b. Nghiên cứu sự ảnh hưởng của chính sách đến kiểm kê rừng Ngoại nghiệp

- Thu thập, xác định được tất cả các chính sách được ban hành phục vụ kiểm kê rừng ở Hà Tĩnh từ cấp trung ương đến cấp tỉnh, huyện và xã. Phỏng vấn một số cán bộ cấp tỉnh để bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách.

- Phỏng vấn cán bộ cấp tỉnh, huyện và xã về lý do tham gia kiểm kê rừng của họ và tầm quan trọng của các chính sách.

Nội nghiệp

- Tổng hợp kết quả phỏng vấn, phân tích và đi đến kết luận chung.

c. Nghiên cứu sự ảnh hưởng của tài liệu, thiết bị đến kiểm kê rừng Ngoại nghiệp

- Xác định tất cả các tài liệu, dụng cụ được đưa vào để phục vụ kiểm kê rừng bằng cách trao đổi với các cán bộ cấp tỉnh.

- Phỏng các cán bộ cấp tỉnh, huyện, xã về chất lượng, khả năng sử dụng và mức độ cần thiết của từng tài liệu, thiết bị cho cấp của họ trong quá trình kiểm kê rừng.

Nội nghiệp

-Tổng hợp kết quả phỏng vấn, phân tích và đi đến kết luận.

d. Nghiên cứu sự ảnh hưởng của quy trình kỹ thuật đến kiểm kê rừng Ngoại nghiệp

- Trao đổi với các chuyên gia để xác định toàn bộ quy trình, kỹ thuật kiểm kê rừng ở Hà Tĩnh từ khi bắt đầu triển khai thí điểm kiểm kê rừng đến khi kết thúc quá trình kiểm kê rừng toàn tỉnh.

- Phỏng vấn cán bộ tham gia kiểm kê rừng các cấp về sự phù hợp của quy trình, việc thực hiện đúng quy trình của từng cấp và những khó khăn gặp phải khi không thực hiện đúng quy trình.

Nội nghiệp

- Xây dựng quy trình thực hiện kiểm kê rừng chung cho toàn tỉnh và riêng cho từng cấp.

- Tổng hợp kết quả phỏng vấn và đề xuất những thay đổi trong quy trình mẫu của từng cấp để có quy trình phù hợp nhất.

e.Nghiên cứu sự ảnh hưởng của trình độ cộng đồng đến kiểm kê rừng Ngoại nghiệp

- Chia Hà Tĩnh thành 03 vùng có trình độ dân trí chênh lệch nhau là Vùng biển ngang, Vùng đồng bằng và Vùng miền núi.

- Mỗi vùng như trên chọn 06 xã để tiến hành phỏng vấn, mỗi xã phỏng vấn 01 cán bộ kỹ thuật được cho là quan trọng nhất trong quá trình kiểm kê rừng của xã đó.

- Nội dung phỏng vấn được chia thành 02 phần:

+ Phần 1 là trình độ chuyên môn và thời gian công tác ở địa phương của cán bộ đó.

+ Phần 2 là phỏng vấn năng lực kiểm kê rừng của xã đó. Các câu hỏi làm rõ được (1) Tham gia hết quá trình kiểm kê, (2) Nắm được chủ trương Kiểm kê rừng, (3) Nắm được các bước thực hiện kiểm kê rừng cấp xã (4) Nắm được các tiêu chí kiểm kê rừng, (5) Không phải sửa chữa lại sản phẩm kiểm kê rừng của xã, (6) Không phải hỗ trợ của cấp trên.

Nội nghiệp

- Dùng phương pháp cho điểm để xây dựng mối tương quan giữa trình độ cán bộ và năng lực thực hiện kiểm kê rừng của các xã.

- Phân tích tương quan và đi đến kết luận chung.

g. Nghiên cứu sự ảnh hưởng của nguồn kinh phí đến thực hiện kiểm kê rừng

Ngoại nghiệp

-Vấn các tổ công tác cấp xã về sự phù hợp của kinh phí phục vụ kiểm kê rừng, sự phân bổ kinh phí đã phù hợp chưa, có cần bổ sung không, nếu bổ sung thì có nguồn nào có thể chi trả không?

Nội nghiệp

Tổng hợp, kết luận và đề xuất giải pháp phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng kiểm kê rừng dựa vào cộng đồng ở hà tĩnh (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)