Vị trí địa lý, đặc điểm địa hình, khí hậu thuỷ văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng kiểm kê rừng dựa vào cộng đồng ở hà tĩnh (Trang 37 - 40)

3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý, đặc điểm địa hình, khí hậu thuỷ văn

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Hà Tĩnh nằm ở vị trí Bắc Trung Bộ, diện tích tự nhiên 6.025,689 km2, có to ạ độ địa lý 17°53’50” đến 18°45’40” Vĩ độ Bắc, 105°05’50” đến 106°30’20” Kinh độ Đông. Bắc giáp tỉnh Nghệ An (80 Km); Nam giáp tỉnh Ọuảng Bình (100 Km), Đơng giáp Biển Đông (137 Km); Tây giáp nước CHDCN Lào (145 Km), Hà Tĩnh là cầu nối giao thông của hai miền nam - bắc, giao thương thuận lợi với nước bạn Lào và Thái Lan với các tuyến giao thông huyết mạch đi qua như: Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam, dường Hồ Chí Minh (trục Bắc - Nam), Quốc lộ 8A và Quốc lộ 12 (trục Đông - Tây); Giao thông đường biến với cảng nước sâu Vũng Áng có tầm cở Quốc gia và khu vực.

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Hà Tĩnh có chiều ngang hẹp, bình qn 70 Km (Đơng sang Tây), phía Tây là dãy Trường Sơn có địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn (25-35°) có nhiều đỉnh núi cao trên 1.000 m, có dãy đồi Trà Sơn ngăn cách khu vực đồng bằng ven biển với vùng trung du có độ cao từ 150 - 200 m, độ dốc thấp (8- 20°). Nhìn chung địa hình Hà Tĩnh là một mái nghiêng từ Tây sang Đông, bị chia cắt mạnh bởi nhiều sơng, suối. Địa hình Hà Tĩnh được chia thành 4 tiểu vùng, trong đó có 2 tiểu vùng phù hợp với các hoạt động lâm nghiệp, bảo vệ phát triển rừng:

- Tiểu vùng đồi núi

Là vùng có diện tích lớn nhất với 474,7 ngàn ha (chiếm tới 79% diện tích tự nhiên tồn tỉnh), tập trung ở các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Vũ

Quang và phía tây các huyện Kỳ Anh, cấm Xuyên, Can Lộc, Đức Thọ nhưng diện tích sử dụng cho sản xuất nơng chỉ chiếm khoảng 10% diện tích của vùng.

- Tiểu vùng gò đồi

Là vùng địa hình đồi bát úp, có độ cao trung bình 100-300 m so với mực nước biển, tập trung nhiều nhất ở huyện Kỳ Anh, cẩm Xuyên, Thạch Hà, Can Lộc và Đức Thọ, diện tích khoảng 30 ngàn ha (chiếm 5% tổng diện tích tự nhiên).

3.1.1.3. Khí hậu, thuỷ văn

Hà Tĩnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, tuy nhiên do ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc bị suy yếu nên mùa Đơng đã bớt lạnh và ngắn hơn so với các tỉnh miền bắc. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình trên 29°c, kèm theo mưa rào và dông; mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình dưới 18°c và kèm theo mưa phùn kéo dài. Đặc trưng của khí hậu, thời tiết như sau:

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm khá cao, tại Thành phố Hà

Tĩnh là 23,8°C; tại Kỳ Anh là 24,1°C; tại Hương Khê là 24,0°c. Nhiệt độ tối thấp thường rơi vào tháng 1; Nhiệt độ tối cao thường rơi vào tháng 7.

- Chế độ mưa: Hà Tĩnh là tỉnh có lượng mưa lớn, trung bình từ 2.300

mm/năm. Những vùng mưa lớn như Kỳ Lạc (Kỳ Anh) 3.220 mm, vùng thượng nguồn các sơng Ngàn Phố, Ngàn Sâu, Rào Trổ có năm đo được lượng mưa tới 4.300 - 4.586 mm (năm 1978). số ngày mưa trung bình/năm từ 150 - 160 ngày.

Tuy nhiên, lượng mưa phân bố không đều, tập tning vào các tháng 8, 9 và 10. Tổng lượng mưa 5 tháng mùa Đông chỉ chiếm 26% lượng mưa cả năm, tháng 9 và 10 có lượng mưa lớn nhất, tháng 2 và 3 có lượng mưa ít nhất.

- Lượng bốc hơi: về mùa nóng, do nhiệt độ khơng khí cao, ẩm độ thấp,

gió lớn, áp lực khơng khí giảm nên cường độ bay hơi lớn. Mùa Đơng do nhiệt độ khơng khí thấp, độ ẩm tương đối cao, ít gió, áp lực khơng khí lớn nên lượng bốc hơi nhỏ nhất trong năm. Lượng bốc hơi của 7 tháng mùa nóng

có thể lớn gấp 3-4 lần 5 tháng mùa lạnh, nhưng nhìn chung trong tồn mùa mưa, lượng mưa vẫn lớn gấp 3 lần lượng bốc hơi, điều này có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp.

- Độ ẩm khơng khí: Hà Tĩnh có độ ẩm khơng khí tương đối cao, trung

bình 84 đến 86%/năm, ngay trong những tháng khô hạn nhất của mùa hè, độ ẩm trung bình vẫn thường trên 70%. Độ ẩm cao nhất thường xảy ra vào những tháng cuối mùa Đông, do ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc gây ra mưa phùn, từ tháng 1 đến tháng 3 có độ ẩm lớn nhất. Tháng 6, 7 do gió Tây Nam hoạt động mạnh nên độ khơng khí xuống thấp nhất.

- Chế độ nắng: số giờ nắng trung bình 1.500 - 1.700 giờ/năm, các

tháng mùa Đơng trung bình 70 - 80 giờ/tháng, mùa hè trung bình 180-190 giờ/tháng, số ngày nắng trung bình hàng năm thường trên 200 ngày - Chế độ

gió: Hà Tĩnh chịu ảnh hưởng của hai chế độ gió chính là:

+ Gió mùa Đông Bắc: Hoạt động từ tháng 11 năm trước đến tháng sáu

năm sau, nhiệt độ trung bình trong các tháng này dưới 20°c.

+ Gió mùa Tây Nam: Hoạt động từ tháng 4 đến tháng 8, cao điểm

nhất là tháng 7. Nhiệt độ trung bình các tháng này trên 25°c, có tháng nhiệt độ trên 30°c, những đợt xuất hiện gió Tây Nam khơ nóng, nhiệt độ có ngày lên đến 39-40°C, độ ẩm xuống dưới 55%. Gió Tây Nam khơ nóng có thể gây ra một số hậu quả xấu như: hạn hán, cây trồng bị cháy lá làm giảm năng suất, vùng bán sơn địa cây trồng bị hạn dễ bị chết, đất tích luỹ nhiều nhơm, sắt gây thối hố đất.

- Bão và áp thấp nhiệt đới: Hà Tĩnh là vùng bị ảnh hưởng của bão và áp

thấp nhiệt đới, bình qn mỗi năm có trên 3 cơn bão và áp thấp nhiệt đới đi qua và thường xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 11. Các vùng thường chịu ảnh hưởng của Bão gồm: Kỳ Anh, ven biển các huyện cẩm Xuyên, Thạch Hà, Lộc Hà, Nghi Xuân...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng kiểm kê rừng dựa vào cộng đồng ở hà tĩnh (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)