4.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình kiểm kê rừng dựa vào cộng đồng
4.2.4. Quy trình, kỹ thuật thực hiện kiểm kê rừng ở Hà Tĩnh
Qua điều tra theo từng cấp về việc triển khai kiểm kê rừng ở Hà Tĩnh, đề tài xác định được quy trình thực hiện theo từng cấp từ cấp tỉnh, đến huyện, xã, thôn bản và các chủ rừng cụ thể như sau.
4.2.4.1. Quy trình, kỹ thuật
Bước 1: Bàn giao tài liệu, dụng cụ đầu vào
- Sau khi chuẩn bị đầy đủ các tài liệu, dụng cụ đầu vào do đơn vị tư vấn trung ương cung cấp, Ban chỉ đạo kiểm kê rừng cấp tỉnh đã triển khai bàn giao các sản phẩm đó cho 11 huyện, thị xã và 20 chủ rừng là tổ chức.
- Ban chỉ đạo kiểm kê rừng huyện, thị xã bàn giao tài liệu, dụng cụ về cho Tổ công tác kiểm kê rừng các xã thuộc huyện.
Bước 2: Triển khai kiểm kê rừng cho cấp huyện
- Ban chỉ đạo tỉnh triển khai thực hiện điểm ở huyện Can lộc và xã Đồng lộc, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm để triển khai toàn tỉnh.
- Ban chỉ đạo tỉnh cùng với tổ giúp việc cấp tỉnh triển khai kiểm kê rừng đồng loạt cho 10 huyện, thị xã còn lại.
- Triển khai thực hiện kiểm kê rừng cho 20 chủ rừng là các tổ chức.
Bước 3: Triển khai kiểm kê rừng cho cấp xã
Ban chỉ đạo các huyện, thị xã triển khai kiểm kê rừng điểm ở một hoặc hai xã có khả năng thực hiện thuận lợi, tổng kết và triển khai trên tất cả các xã.
Bước 4: Tổ chức thực hiện kiểm kê rừng
Các tổ công tác cấp xã triển khai kiểm kê rừng trên địa bàn xã. Đây là bước quan trọng nhất, sự thành công của quá kiểm kê rừng toàn tỉnh phụ thuộc hồn tồn vào bước này. Q trình này được Hà Tĩnh triển khai trong khoảng thời gian 1 tháng 15 ngày. Nội dung các bước được thực hiện như sau:
Nội dung 1: Phân nhóm chủ quản lý Bản đồ KKR
Tổ cơng tác cấp xã tiến hành nghiên cứu, phân tích, khoanh vùng sơ bộ lên bản đồ kiểm kê được cung cấp. Nhiệm vụ của nội dung này là nhằm phân chia được tồn bộ diện tích rừng và đất lâm nghiệp của địa phương thành từng phần nhỏ gồm: phần diện tích chủ rừng là tổ chức quản lý, phần diện tích ủy ban nhân dân xã quản lý, phần diện tích do các hộ gia đình, cá
nhân quản lý. Việc phân tách này được thực hiện bằng cách dung bút màu không phai vẽ lên bản đồ kiểm kê rừng căn cứ vào địa hình, địa vật như ao hồ, song suối trên bản đồ vệ tinh để phân tách. Những Vùng giáp ranh giữa các phần diện tích trên trong trường hợp khó xác định (đặc biệt là vùng giáp ranh với chủ rừng là các tổ chức) thì tổ cơng tác cấp xã tiến hành làm việc với chủ rừng để xác định và có biên bản thống nhất.
Nội dung 2: Tổ công tác cấp xã tiến hành kiểm kê rừng trên diện tích do
UBND xã quản lý, kê khai phiếu kiểm kê cho các lô rừng.
Nội dung 3: Kiểm kê rừng của các hộ gia đình
- Tổ cơng tác cấp xã tiến hành phân chia diện tích do các hộ gia đình đang quản lý, sử dụng thành từng cụm theo từng quả đồi hoặc từng thơn, xác định sơ bộ trong vùng đó gồm các chủ rừng nào.
- Tiến hành thông báo cho các hộ gia đình theo từng cụm nói trên lên UBND xã để thực hiện kiểm kê lơ rừng của mình. Các hộ gia đình được tổ công tác cấp xã hướng dẫn xác định vị trí lơ rừng của mình, khoanh vẽ ranh giới lên bản đồ kiểm kê bằng bút màu không phai, sau đó thực hiện điền phiếu kiểm kê. Việc khoanh vẽ trên bản đồ kiểm kê và điền phiếu kiểm kê do các cán bộ thuộc tổ công tác cấp xã thực hiện, người dân chỉ phải cung cấp thơng tin, và trình các thủ tục liên quan đến việc sở hữu đất, rừng của mình. Quá trình được thực hiện lần lượt đến khi kiểm kê hết tồn bộ diện tích của xã.
Nội dung 4:
Tổng hợp hồ sơ, nộp kết quả lên văn phòng Ban chỉ đạo kiểm kê rừng cấp huyện.
Bước 5: Nộp kết quả kiểm kê rừng cho cấp tỉnh
Ban chỉ đạo kiểm kê rừng cấp huyện tiến hành kiểm tra sản phẩm các xã nộp lên, chỉnh sửa những nội dung chưa đạt, tổng hơp và nộp sản phẩm kiểm kê của huyện lên Văn phòng ban chỉ đạo kiểm kê rừng cấp tỉnh (tại Chi cục Kiểm lâm).
Bước 6: Tiếp nhận sản phẩm kiểm kê rừng toàn tỉnh
Ban chỉ đạo kiểm kê rừng cấp tỉnh phối hợp với đơn vị tư vấn Trung ương tiến hành kiểm tra, tiếp nhận sản phẩm kiểm kê rừng của các huyện và các chủ rừng là tổ chức;
Bước 7: Bàn giao kết quả kiểm kê rừng cho đơn vị tư vấn trung ương:
Ban chỉ đạo kiểm kê rừng tỉnh bàn giao toàn bộ sản phẩm kiểm kê rừng của tỉnh cho đơn vị tư vấn trung ương để tiến hành số hóa, xây dựng bản đồ tồn tỉnh.
Bước 8: Số hóa, tổng hợp kết quả kiểm kê rừng và tổ chức rà soát, chỉnh sửa.
Đơn vị tư vấn trung ương sau khi số hóa sản phẩm kiểm kê rừng của các xã, bàn giao sản phẩm thô trở lại cho tỉnh, huyện, xã và các tổ chức rà soát, điều chỉnh cho phù hợp, hạn chế tối đa những sai sót có thể xẩy ra.
Bước 9: Hồn thiện hồ sơ, báo cáo Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn ra quyết định công bố kết quả kiểm kê rừng Hà Tĩnh
Ban chỉ đạo tỉnh chuyển kết quả điều chỉnh ở bước 8 cho đơn vị Tư vấn Trung ương để điều chỉnh hoàn thiện bản đồ, số liệu toàn tỉnh và thống nhất báo cáo kết quả cuối cùng lên Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn để ra quyết định công bố kết quả.
Bước 10: Công bố kết quả và bàn giao sản phẩm kiểm kê rừng
Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tổ chức hội nghị công bố kết quả kiểm kê rừng và chỉ đạo triển khai, bàn giao sản phẩm kiểm kê rừng về cho các huyện, xã và các chủ rừng là tổ chức.
4.2.4.2. Nhận xét về quá trình kiểm kê rừng
Qua trao đổi với một số chuyên gia (gồm 02 cán bộ thuộc ban chỉ đạo cấp tỉnh, 02 cán bộ thuộc Viện sinh thái rừng và môi trường) trực tiếp tham gia thực hiện kiểm kê rừng ở Hà Tĩnh, đề tài đi đến kết luận là quá trình kiểm kê rừng ở Hà Tĩnh là hết sức phù hợp và thống nhất giữa các địa phương. Việc huy động được nhiều thành phần xã hội vào thực hiện kiểm kê đã giúp
công tác này được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả, tận dụng được tối đa nguồn kiến thức bản địa của cộng đồng địa phương cũng như phương tiện kỹ thuật hiện đại.
Mỗi thành phần tham gia đều có nhiệm vụ riêng. Ban chỉ đạo cấp tỉnh và cấp huyện có nhiệm vụ chỉ đạo về chủ trương, phương hướng thực hiện, các tổ công tác cấp tỉnh, huyện cùng với sự hỗ trợ của đơn vị tư vấn trung ương có nhiệm vụ hỗ trợ về mặt kỹ thuật, tổ công tác cấp xã và các chủ rừng là những người trực tiếp thực hiện kiểm kê rừng.
Như vậy có thể thấy rằng, chất lượng của Kiểm kê rừng phụ thuộc lớn vào trình độ, khả năng thực hiện cũng như kinh nghiệm của tổ công tác cấp xã và sự tham gia các chủ rừng là các hộ gia đình, cá nhân mà đặc biệt là các thành viên tổ công tác cấp xã.
4.2.4.3. Nhận xét về quy trình kiểm kê rừng đối với từng câp khác nhau trong thực hiện kiểm kê rừng ở Hà Tĩnh
Như đã nêu ở trên, Hà Tĩnh đã huy động một hệ thống nhân lực lớn mạnh để thực hiện kiểm kê rừng từ lãnh đạo tỉnh đến huyện, xã và các chủ rừng. Tổng số người tham gia trên dưới 12.000 người, vậy có thể thấy rằng khối lượng công việc khi chia đều cho từng người là không lớn, tuy nhiên việc tổ chức, điều hành công việc cho 12.000 con người này là việc hết sức khó khăn. Và điều giúp Hà Tĩnh thành cơng trong kiểm kê rừng chu kỳ IV chính là nhờ hệ thống tổ chức, quy trình thực hiện tốt và chặt chẽ.
Qua điều tra, đề tài đã xác định được tầm quan trọng của từng bước thực hiện của từng cấp riêng biệt trong thực hiện kiểm kê rừng ở Hà Tĩnh. Cụ thể như sau:
a. Cấp tỉnh
Những hoạt động chủ yếu của BCĐ và tổ công tác kiểm kê rừng cấp tỉnh ở Hà Tĩnh được thể hiện qua các bước sau.
- Bước 1. Tổ chức hội nghị triển khai kiểm kê rừng thí điểm ở huyện Can Lộc và Xã Đồng Lộc.
- Bước 2. Triển khai trên địa bàn 12 huyện thị xã còn lại. - Bước 3. Giám sát, hỗ trợ các địa phương thực hiện. - Bước 4. Tiếp nhận sản phẩm KKR của các huyện. - Bước 5. Bàn giao cho đơn vị tư vấn.
- Bước 6. Phối hợp với đơn vị tư vấn tổng hợp kết quả KKR.
- Bước 7. Tiếp nhận và triển khai sản phẩm thô sau khi tổng hợp cho các địa phương để kiểm tra lại.
- Bước 8. Làm việc với Đồn điều tra quy hoạch nơng lâm nghiệp Hà Tĩnh để thống nhất kết quả quy hoạch 3 loại rừng.
- Bước 9. Chuyển kết quả chỉnh sửa cho đơn vị tư vấn để hoàn thành sản phẩm .
- Bước 10. Báo cáo Bộ nông nghiệp ra quyết định công bố kết quả. - Bước 11. Tổ chức cơng bố số liệu trên tồn tỉnh.
Kết quả phỏng vấn cho thấy rằng quy trình này có điểm chưa phù hợp là ở Bước 8, các ý kiến đều cho rằng việc thống nhất số quy hoạch 3 loại rừng (Phòng hộ, đặc dụng, sản xuất) cần được thực hiện từ trước và phải có biên bản làm việc thống nhất với đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện quy hoạch 3 loại rừng. Bởi quy hoạch 3 loại rừng là có sẵn, cần thống nhất quy hoạch theo cấp khoảnh, tiểu khu và cập nhật vào kết quả kiểm kê rừng. Thời gian để hoàn thiện sản phẩm kiểm kê rừng về nội dung quy hoạch 3 loại rừng là rất mất thời gian do chưa được thông nhất từ trước.
Tất cả 10 bước còn là là phù hợp , không thể bỏ qua bước nào, việc thực hiện triển khai tất cả các bước phải đồng bộ với nhau, nhóm cán bộ thực hiện là không được thay đổi để tránh cách diễn đạt khác nhau, dẫn đển hiểu sai và khơng thống nhất quy trình thực hiện ở các huyện.
Những người được phỏng vấn cịn cho rằng do khối lượng cơng việc là rất lớn, số người làm là đơng, do đó chỉ đạo thực hiện quy trình là phải hết sức khắt khe, chặt chẽ thì kiểm kê rừng mới đảm bảo hồn thành đúng thời gian yêu cầu và kết quả phù hợp.
b. Cấp huyện
Đối với cấp huyện, bao gồm Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc cho ban chỉ
đạo kiểm kê rừng cấp huyện. Với cấp này, ở Hà Tĩnh đã thực hiện các bước công việc như sau trong tiến trình kiểm kê:
Bước 1. Tiếp nhận và bàn giao tài liệu kiểm kê rừng/ Bước 2. Triển khai điểm ở 1-2 xã.
Bước 3. Triển khai với các xã còn lại.
Bước 4. Chỉ đạo, giám sát, hướng dẫn các xã thực hiện. Bước 5. Kiểm tra, tiếp nhận sản phẩm của các xã. Bước 6. bàn giao kết quả cho cấp tỉnh.
Bước 7. Triển khai kiểm tra, chỉnh sửa sản phẩm KKR do cấp tỉnh bàn giao lại sau khi tổng hợp.
Bước 8. Nộp kết quả cho cấp tỉnh để chỉnh sửa. Bước 9. Tiếp nhận và triển khai kết quả cuối cùng.
Qua phỏng vấn các cán bộ thộc Ban chỉ đạo hoặc Tổ công tác cấp huyện, 100% ý kiến đều cho là q trình này rất phù hợp và có thể nhân rộng để thực hiện cho các tỉnh khác.
Tuy nhiên, có 40% (5/11 người) người được phỏng vẫn cho biết rằng, thời gian tổng hợp kết quả kiểm kê rừng quá lâu (Từ tháng 15/8/2011 đến tháng 19/8/2013), sau thời gian 01 năm thì hiện trạng rừng nhiều nơi đã thay đổi, đặc biệt là diện tích rừng trồng nằm trong độ tuổi khai thác. Do vậy, 5 người được phỏng vấn này cho rằng nên để cấp huyện thực hiện tổng hợp số liệu kiểm kê rừng, cấp huyện hồn tồn có thể thực hiện được nội dung này nếu được tập huấn và hỗ trợ về mặt kỹ thuật.
c. Cấp xã
Đối với cấp xã, là các cán bộ thuộc Tổ công tác kiểm kê rừng cấp xã và các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân. Với cấp này, ở Hà Tĩnh đã thực hiện các bước cơng việc như sau trong tiến trình kiểm kê:
Bước 1. Tiếp nhận tài liệu đầu vào.
Bước 3. Triển khai phân tích bản đồ kiểm kê.
Bước 4. Khoanh nhóm chủ quản lý trên bản đồ kiểm kê theo chủ rừng nhóm I và chủ rừng nhóm II, phân nhóm hộ gia đình theo từng thơn hoặc theo địa hình.
Bước 5. Mời các chủ rừng theo nhóm được định trước mang các giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất lên UBND xã để thực hiện kiểm kê rừng.
Bước 6. Vẽ ranh giới các hộ, đánh số lô lên bản đồ kiểm kê. Bước 7. Phỏng vấn các chủ rừng để điền phiếu kiểm kê. Bước 8. Tổng hợp giao nộp sản phẩm KKR cho cấp huyện. Bước 9. Tiếp nhận sản phẩm thô sau tổng hợp.
Bước 10. Kiểm tra lại lần cuối và nộp kết quả chỉnh sửa cho cấp tỉnh. Bước 11. Tiếp nhận sản phẩm cuối cùng.
Qua phỏng vấn 20 cán bộ cấp xã, thấy rằng quy trình trên là phù hợp để thực hiện kiểm kê rừng. Có 02 xã đã khơng thực hiện bước (4) ở trên đã gặp nhiều khó khăn và mất thời trong xác định ranh giới các hộ gia đình trong thời gian đầu thực hiện do cán bộ tổ công tác cấp xã không biết trước để hướng dẫn các hộ nhận biết vị trí lơ rừng của mình. Có 01 xã cán bộ địa chính có kinh nghiệm đã về hưu, cán bộ trẻ mới nhận việc chưa nắm bắt được hết tình hình rừng và đất lâm nghiệp của xã đã gặp khó khăn trong quá trình kiểm kê. Do vậy, xã này đã phải cho mời đồng chí cán bộ đã về hưu tham gia vào kiểm kê rừng.