Năng suất rừng trồng theo tuổi trên các dạng lập địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất phương án quy hoạch sử dụng đất lâm nông nghiệp tại huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 72 - 75)

STT Loài cây Tuổi cây Các chỉ tiêu đánh giá Dạng đất

M/ha(m3) ZD(cm) ZH(m) ZM(m3) 1 Bạch đàn 5 86,5 2,09 2,41 17,30 Đ3IIFs 2 Bạch đàn 6 121,9 2,09 1,99 20,32 3 Keo 5 88,6 2,12 2,39 17,72 4 Keo 6 126,6 2,08 2,04 21,10 5 Bạch đàn 5 69,6 1,91 2,26 13,92 Đ3IIFc 6 Bạch đàn 6 90,5 1,80 2,00 15,08 7 Keo 6 102,7 1,88 2,06 17,12

Kết quả bảng 4.6 cho thấy: các loài cây trồng rừng tập trung trên địa bàn của huyện đều có mức tăng trưởng và sinh trưởng tốt, cụ thể:

- Đố i vớ i cây Ba ̣ch đàn Urophylla năng suất đố i vớ i từng da ̣ng lâ ̣p đi ̣a như sau:

+ Bạch đàn Urophylla tuổi 5-6: Đất feralit, đồi thấp, độ dốc cấp II, ha ̣t mi ̣n (Đ3IIFs) có trữ lượng từ 87-122m3.

+ Bạch đàn Urophylla tuổi 5-6: Đất feralit, đồi thấp, độ dốc cấp II, ha ̣t thô (Đ3IIFc) có trữ lượng từ 70-91m3.

- Đối vớ i cây Keo lai (Acacia mangium Acacia auriculiformis) năng suất

đối với từng da ̣ng lâ ̣p đi ̣a như sau:

+ Keo lai tuổi 5 - 6: Đất feralit, đồi thấp, độ dốc cấp II, ha ̣t mi ̣n (Đ3IIFs) có trữ lượng từ 89 - 127 m3.

+ Keo lai tuổi 6: Đất feralit, đồi thấp, độ dốc cấp II, ha ̣t thô (Đ3IIFc) có trữ lượng khoảng 103 m3.

4.2.1.5. Tình hình tái sinh phục hồi rừng

Kết quả điều tra thu thập số liệu đánh giá tình hình tái sinh phục hồi tự nhiên trên đất trống đồi trọc như sau:

- Trạng thái IC: Mật độ cây gỗ tái sinh (N) từ 2000-3000 cây/ha, cây mục đích có chiều cao H ≥ 1m, N= 700-1.000 cây/ha. Tổ thành loài cây thường gặp là: Dẻ, Kháo, Máu chó, Trám... Trạng thái này nằm trong diện tích được quy hoạch là rừng sản xuất, nên chỉ cần tiến hành khoanh nuôi tái sinh tự nhiên, tăng cường công tác bảo vệ thì sau 5 đến 10 năm sẽ trở thành rừng non phục hồi.

- Trạng thái Ia, Ib: N cây tái sinh từ 1000-2000 cây/ha, cây mục đích có chiều cao H>1m, N=300-500 cây/ha. Tổ thành loài cây tái sinh thường gặp là: Dẻ, Kháo, Máu chó, Sai, Bứa ... , đây là đối tượng đưa vào trồng rừng trong những năm tới.

4.2.1.6. Tài nguyên động, thực vật rừng a) Tài nguyên thực vật rừng

Rừng tự nhiên Yên Thế phân bố chủ yếu ở vùng đồi và núi thấp, độ cao 300m, có hệ thực vật nhiệt đới khá phong phú và có nhiều loài cây quí hiếm hoặc cho gỗ tốt. Theo các kết quả điều tra của Viện Điều tra quy hoa ̣ch rừng (ĐTQH) từ trước tới nay cho thấy: rừng Yên Thế có tới 10 loài cây rừng tương đối phổ biến, thành phần thực vật tầng cây cao thường gặp là các loài Trám (Canarium spp), Dẻ (Lithocarpus spp), các loài họ Re (Cinnamomun

spp), Giổi xanh (Michelia mediocris), Lim xanh (Erythrofloeum fordii), Phân

(Archidendron banansae), Nhội (Bischofia javanica), Xoan đào (Prunus arborea),...

Mặc dù tổ thành loài thực vật ở huyện Yên Thế vẫn rất phong phú nhưng số lượng các loài cây mục đích hiện nay bị suy giảm trầm trọng. Một số loài gỗ quí, có trữ lượng lớn và nổi tiếng của vùng Đông Bắc trước đây như: Lim xanh, Lát hoa… hiện nay chỉ còn lại các cây tái sinh có đường kính nhỏ.

b) Tài nguyên động vật rừng

Do rừng tự nhiên bị suy thoái, môi trường sống của động vật rừng bị thu hẹp, nên các loại thú quý hiếm hầu như không còn, hiện chỉ có một số loại như: Hươu, Cầy, Gà rừng, ... xuất hiện nhưng không nhiều.

4.2.1.7. Lâm sản ngoài gỗ

Lâm sản ngoài gỗ chủ yếu có tre nứa, Dung phấn, một số ít cây thuốc.

4.2.2. Thực trạng công tác bảo vệ và phát triển rừng

4.2.2.1. Kết quả các hoạt động sản xuất lâm nghiệp

a) Tình hình giao rừng, giao đất lâm nghiệp

Thực hiện Đề án giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp huyện Yên Thế giai đoạn 2009 - 2013, năm 2010 toàn huyện đã hoàn thiê ̣n được 1.579 bô ̣ hồ sơ giao rừng và đất lâm nghiê ̣p cho 1.289 hô ̣ gia đình, cá nhân thuô ̣c 14 xã vớ i diê ̣n tích 924,9 ha; trong đó đã cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất cho 96 hộ ở xã Xuân Lương với diê ̣n tích 122,8 ha; đang trình cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất cho 1.193 hô ̣ với 802,2 ha thuô ̣c 13 xã trong huyê ̣n.

Công tác giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp ở Yên Thế đã cơ bản hoàn thành. Tính đến tháng 8/2011, đã tổ chức cho thuê 1.394,9 ha; giao 3.952,2 ha cho 02 doanh nghiệp nhà nước và 6.017,4 ha cho các hộ gia đình, cá nhân trên toàn huyện, số còn lại 1.255,6 ha được UBND các xã đang quản lý và sẽ tiếp tục rà soát để giao cho các chủ sử dụng.

Nhìn chung, công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp đang được thực hiện theo đúng quy đi ̣nh, trình tự, thủ tục của Nhà nước. Các tổ chức cá nhân được giao đất, giao rừng yên tâm đầu tư sản xuất, kinh doanh, phát triển sản xuất lâm nghiệp. Tuy đã đạt được những kết quả nhất định nhưng tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân và các tổ chức, các doanh nghiệp được nhà nước giao rừng và đất lâm nghiệp (hai doanh nghiê ̣p nhà nước là Công ty trách nhiê ̣m hữu ha ̣n mô ̣t thành viên lâm nghiê ̣p Yên Thế và Lâm trường Đồng Sơn vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).

b) Kết quả hoạt động sản xuất lâm nghiệp

Thông qua đầu tư của các chương trình dự án như: Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (Dự án 661), Dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất theo Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg (Dự án 147), hoa ̣t đô ̣ng sản xuất của các Công ty lâm nghiệp và của người dân đi ̣a phương, ngành lâm nghiệp huyện Yên Thế đã đạt được những kết quả cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất phương án quy hoạch sử dụng đất lâm nông nghiệp tại huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 72 - 75)