Giá trị sản xuất Nông-Lâm nghiệp Thủy sản năm 2010

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất phương án quy hoạch sử dụng đất lâm nông nghiệp tại huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 52 - 64)

Chỉ tiêu Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%)

Tổng số 1.514,4 100,0

- Nông nghiệp 1.414,8 93,4

- Lâm nghiệp 57,8 3,8

- Thủy sản 41,8 2,8

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Yên Thế năm 2010 a) Sản xuất nông nghiệp

* Trồng trọt: Huyện Yên Thế đã chú trọng áp dụng các tiến bộ khoa học

kỹ thuật, các giống mới có năng suất chất lượng cao, đảm bảo lương thực cho nhân dân. Theo số liệu thống kê năm 2010, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm: 12.366 ha, năng suất bình quân đạt 50,04 tạ/ha. Tổng sản lượng lương thực cây có hạt đạt: 36.845 tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 397 kg/người/năm, tăng 1,25 lần so với năm 2005.

Những năm gần đây, việc đưa giố ng lúa chất lượng cao như Khang dân, CR203, Bao thai, Tám thơm,... vào sản xuất đã làm thay đổi cơ cấu cây trồng, giúp người nông dân không những nâng cao về năng suất cây trồng mà còn cải thiện thu nhập (năng suất bình quân từ 45 tạ/ha năm 2003 lên 50,04 tạ/ha năm 2010).

* Chăn nuôi: Yên Thế là địa phương có tiềm năng đất đai không lớn nhưng chăn nuôi khá phát triển, năm 2010, tổng đàn gia súc, gia cầm toàn huyện như sau:

- Đàn trâu, bò: 12.318 con. - Đàn lợn: 82.128 con.

Trong những năm tới, Yên Thế tập trung phát triển toàn diện để đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất theo hướng trang trại quy mô lớn (gà đồi Yên Thế), gắn với việc quy hoạch các đồng cỏ tại các vùng miền núi để chủ động thức ăn.

b) Sản xuất lâm nghiệp

- Năm 2010, kết quả sản xuất lâm nghiê ̣p như sau: Tổ chức trồng rừng tập trung được 950 ha; trồng 715.674 cây phân tán; khoanh nuôi bảo vệ 3.300 ha rừng tự nhiên và rừng trồng (Bá o cáo kết quả thực hiê ̣n nhiê ̣m vụ năm 2010 - Hạt Kiểm lâm Yên Thế).

- Trong những năm tới cần tập trung triển khai công tác trồng rừng, tăng cường công tác phòng chống phá rừng, củng cố lực lượng bảo vệ rừng, rà soát lại việc giao rừng theo hướng chuyển giao cho hộ gia đình và cộng đồng để nâng cao thu nhập cho nông dân, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng phá rừng; giữ độ che phủ rừng trên địa bàn huyện đạt trên 41%.

c) Nuôi trồng thủy sản

Nhằm khai thác tiềm năng mặt nước để phát triển thủy sản, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2010 là 993 ha, sản lượng khai thác ước đạt 2.165 tấn, giá trị thu nhập đạt 36 tỷ đồng. Kết quả này đã góp phần tăng giá trị sản xuất lĩnh vực thủy sản, mở ra hướng phát triển mới về kinh tế, tăng thu nhập cho người dân địa phương.

3.2.3.2. Ngành công nghiệp - xây dựng

- Trong những năm qua, hoạt động công nghiệp-TTCN, xây dựng trên địa bàn huyện có sự phát triển nhất định, từng bước thu hút được lao động địa phương, tạo ra việc làm góp phần quan trọng vào chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Giá trị sản xuất công nghiệp-xây dựng chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn thu của huyện. Giá trị sản xuất công nghiệp-TTCN năm 2010 ước đạt 127 tỷ đồng (tính theo giá cố định 1994).

3.2.3.3. Dịch vụ và du lịch

a) Dịch vụ

Sự gia tăng nhanh chóng của các cơ sở kinh doanh dẫn đến qui mô của ngành thương mại-dịch vụ từng bước được cải thiện. Dịch vụ khách sạn nhà hàng bước đầu đã phát triển, đáp ứng cơ bản nhu cầu lưu trú của khách, thiết thực phục vụ đẩy mạnh phát triển du lịch. Các chợ trung tâm cụm, xã đã có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa, thúc đẩy sản xuất phát triển.

Tuy nhiên, cơ cấu trong ngành dịch vụ còn chưa đồng đều, các ngành dịch vụ chỉ tập trung vào thương mại, dịch vụ mà chưa chú ý đầu tư phát triển các loại hình phục vụ đời sống, đào tạo, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ.

b) Du lịch

Ngành du lịch trên địa bàn huyện có nhiều tiềm năng nhưng đến nay chưa được khai thác hết. Các di tích lịch sử, các điểm đến của khách du lịch chưa được đầu tư đúng mức, số khách du lịch đến huyện chưa nhiều.

3.2.4. Thực trạng cơ sở hạ tầng

3.2.4.1. Giao thông a) Đường bộ

Yên Thế là huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều sông, suối, việc đi lại gặp nhiều khó khăn. Hiện nay trên địa bàn huyện Yên Thế có các loại đường chính là:

- Tỉnh lộ 398 (284 cũ): là tuyến đường quan trọng nối liền thị trấn Cầu Gồ với các huyện Tân Yên, TP. Bắc Giang, huyện Yên Dũng.

- Tỉnh lộ 292 (đường 265 cũ): nối từ Quốc lộ 1A, cuối Thị trấn Kép (huyện Lạng Giang) qua thị trấn Bố Hạ, thị trấn cầu Gồ, đi xã Xuân Lương nối sang thành phố Thái Nguyên.

Vỹ, xã Đồng Hưu đến khu vực Đèo Cà (giáp tỉnh Lạng Sơn).

- Tỉnh lộ 294 (đường 287 cũ): nối Tỉnh lộ 292 từ xã Tân Sỏi đi thị trấn Nhã Nam - huyện Tân Yên.

- Đường huyện: Có nhiều tuyến nhưng quan trọng nhất là đường 268 từ thị trấn Bố Hạ đi ngược lên theo hướng Tây Bắc qua các xã Hương Vĩ, Đồng Kỳ, Hồng Kỳ, Đồng Vương nối liền với Tỉnh lộ 292 tại Mỏ Trạng xã Tam Tiến. Tuyến này đã đươ ̣c cứng hóa cơ bản nhưng nền đường và mặt đường đều hẹp.

- Đường xã và liên thôn đã phát triển rộng khắp có tổng chiều dài 212 km nhưng chất lượng đường xấu.

Với hệ thống giao thông như trên, đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân trong huyện nói chung và vận chuyển nông, lâm sản nói riêng, góp phần thúc đẩy sản xuất nông-lâm nghiệp phát triển.

b) Đường sắt

Có tuyến đường sắt Kép - Lưu Xá đoạn chạy qua huyện dài 22,07 km, có 02 ga (Bố Hạ và Mỏ Trạng). Tuyến đường này đã nhiều năm gần đây không được sử dụng.

c) Đường thủy

Trong huyện có 2 tuyến đường thủy là sông Thương và sông Sỏi, tổng chiều dài đường thủy 28,5 km; có 2 bến sông là bến Sỏi và bến Nhãn. Hiện nay chủ yếu bến Nhãn là hoạt động thường xuyên. Riêng sông Sỏi mùa khô lưu lượng nước rất hạn chế nên việc đi lại của tàu, thuyền gặp khó khăn.

3.2.4.2. Thủ y lợi

Tính đến năm 2010, trên địa bàn huyện có 19 km đê cấp IVb sông Sỏi và sông Thương; 13 hồ trung thủy nông, 110 hồ đập nhỏ, 15 phai đập nhỏ, 28 trạm bơm điện và 377 km kênh mương (trong đó đã kiên cố hóa được 96,8 km). Các xã vùng cao địa hình phức tạp hiện nay sản xuất phụ thuộc vào nước mưa. Vì vậy những năm tới cần được đầu tư để nâng cấp hệ thống kênh

mương và xây dựng thêm các công trình thủy lợi đảm bảo nguồn nước tưới chủ động cho diê ̣n tích đất canh tác trên.

Nhìn chung, các công trình hiện tại đã xuống cấp nên việc dẫn nước tưới tiêu gặp nhiều khó khăn, hiệu quả thấp.

3.2.4.3. Hệ thống điện

Những năm gần đây mạng lưới điện trên địa bàn huyện ngày càng được mở rộng, đến nay 21/21 xã, thi ̣ trấn trong huyện đã sử dụng lưới điện quốc gia, tỷ lệ hộ dùng điện đa ̣t 100%. Hệ thống trạm phụ tải có 2 loại:

-Trạm 10/0,4 KV: có 28 trạm/29 máy, tổng công suất 5.165 KVA. -Trạm 35/0,4 KV: có 42 trạm/42 máy, tổng công suất 4.765 KVA.

Nhìn chung hệ thống điện hiện tại chỉ tạm đủ phục vụ nhu cầu thiết yếu về sinh hoạt. Trong tương lai, để phục vụ cho sản xuất công nghiệp và kinh doanh dịch vụ thì hệ thống điện cần phải được đầu tư hơn nữa.

3.2.5. Thực trạng về văn hoá - xã hội

3.2.5.1. Y tế

Hiện nay, trên địa bàn huyện có 01 bệnh viện, 01 phòng khám đa khoa khu vực với 150 giường bệnh, 21/21 xã, thị trấn đã có trạm xá với 120 giường bệnh. Tổng số cán bộ ngành y tế là 313 người. Trong đó có 62 bác sỹ có trình đô ̣ đa ̣i ho ̣c và trên đại học, 91 y sỹ, 12 kỹ thuật viên; 86 y tá và 35 nữ hộ sinh, 8 dược sỹ và 19 cán bộ. Cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ ngành y, đã đáp ứng được phần nào yêu cầu về khám và chữa bệnh thường xuyên cho nhân dân trong huyện.

Do khó khăn về cơ sở vật chất, nguồn lực hạn chế nên kết quả thực hiện các chương trình, mục tiêu về y tế quốc gia và công tác phòng chống dịch bệnh còn thấp.

3.2.5.2. Giáo dục đào tạo

Toàn huyện có 68 trường học: 22 trường mần non, 20 trường tiểu học, 23 trường trung học cơ sở, 3 trường trung học phổ thông, 01 trung tâm giáo dục thường xuyên. Tổng số giáo viên 1.900 thầy cô, với gần 20.000 học sinh

từ mầm non đến trung ho ̣c phổ thông, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục được quan tâm đào tạo, đào tạo lại và bố trí theo hướng chuẩn hoá.

Tỷ lê ̣ phòng ho ̣c kiên cố hóa cấp phổ thông đa ̣t 92,5%. Số trường ho ̣c đa ̣t chuẩn quố c gia là 59%. Tuy đã được đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học nhưng hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, các trang thiết bị để giảng dạy còn nghèo nàn, phòng chức năng còn thiếu. Mặc dù cơ sở vật chất kỹ thuật còn gặp nhiều khó khăn, nhưng chất lượng dạy và học của thầy và trò đã được nâng lên góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

3.2.5.3. Văn hóa - Thể dục thể thao

Hoạt động văn hóa - thể thao đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Toàn huyện có 100% các thôn, khu phố có câu lạc bộ văn nghệ, phong trào thể dục thể thao toàn huyện được phát triển mạnh mẽ, các hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn luôn diễn ra sôi nổi với sự tham gia nhiệt tình của đồng bào dân tộc với những nét văn hóa rất đặc trưng như: Điền kinh, Đẩy gậy, Kéo co, Bắn nỏ, Cầu lông...

Hoạt động thể thao diễn ra thường xuyên hơn và có nhiều khởi sắc, luôn có các hoạt động giao lưu giữa các đơn vị, tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên do thiếu thốn về cơ sở vật chất đã ảnh hưởng đến sự phát triển thể thao chung của huyện.

3.2.5.4. Hệ thống thông tin liên lạc

Ngành Bưu chính - Viễn thông đã có sự tiến bộ đáng kể, nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của huyện. Hiện nay toàn huyện có 6 điểm bưu cục, 21 điểm bưu điện văn hóa xã. Tổng số máy điện thoại cố định là 10.600 máy.

3.2.6. Đánh giá chung về điều kiện kinh tế - xã hội

3.2.6.1. Thuận lợi

- Yên Thế là huyện miền núi với địa hình chủ yếu là đồi và núi thấp, có tiềm năng lớn về đất đai thích hợp cho phát triển rừng.

- Cơ sở hạ tầng đã từng bước được kiên cố hóa, rất thuận lợi cho việc bảo vệ và phát triển rừng.

- Nguồn lực lao động dồi dào, nhân dân cần cù chịu khó lao động, có nhiều kinh nghiệm trong việc bảo vệ và phát triển rừng.

- Cơ chế chính sách được cải thiện, môi trường đầu tư thông thoáng, thu hút được các nhà đầu tư tham gia sản xuất kinh doanh. Nhiều chương trình, dự án đang phát huy tác dụng, đây là điều kiện tốt để phát triển kinh tế-xã hội của huyện nói chung và ngành lâm nghiệp nói riêng.

3.2.6.2.Khó khăn

- Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ lớn.

- Dân số nông thôn, lao động nông-lâm nghiệp còn chiếm tỷ lệ lớn trong khi diện tích đất canh tác bình quân đầu người thấp.

- Đời sống của người dân sống gắn bó với rừng còn thấp, thường xuyên tác động đến rừng nên công tác quản lý bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn.

- Nguồn lực tại chỗ chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư trong thời kỳ hội nhập kinh tế và mục tiêu xây dựng nông thôn mới trong huyện.

3.2.7. Chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội huyện Yên Thế đến 2020

Quyết định số 2304/QĐ-UBND ngày 31/12/2008 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hô ̣i huyê ̣n Yên Thế, giai đoa ̣n 2007 - 2020; Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Yên Thế lần thứ XX, nhiệm kỳ 2011 - 2015 đã đề ra chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 như sau:

* Giai đoạn 2011 - 2015

Phát huy nội lực, tạo sự chuyển biến mạnh trong tăng trưởng kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt từ 12 - 13%/năm.

Cơ cấu kinh tế: Nông - lâm nghiệp: 42,24%, Công nghiệp - xây dựng: 36,43%, Dịch vụ: 21,32%. Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp tăng 6,5 - 7%/năm, công nghiệp - xây dựng tăng 15 - 17%/năm, dịch vụ tăng 13 - 15%/năm.

- Thu nhập bình quân đầu người đạt từ 18 - 22 triệu đồng/người/năm. - Về giáo dục: Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng bồi dưỡng nhân tài, tăng cường cơ sở vật chất cho giáo dục, đẩy mạnh xây dựng trường chuẩn quốc gia.

- Về y tế : Đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh, đến 2015 có 100% số xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế, phấn đấu tuổi thọ trung bình 72 tuổi vào năm 2015, trên 75 tuổi vào thời kỳ tiếp theo.

- 100% các tuyến đường đến trung tâm các xã được nâng cấp rải nhựa. 100% các xã có đường xe máy.

- Giải quyết việc làm cho 800 - 1.000 người, tỷ lệ lao động qua đào tạo, bồi dưỡng đạt trên 30%.

- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại, tạo thế và lực cho phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong những năm tiếp theo.

* Giai đoạn 2016 - 2020

Tiếp tục thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đặc biệt chú trọng yếu tố con người trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt từ 12 - 13%/năm.

Cơ cấu kinh tế: Nông - lâm nghiệp: 31,53%, Công nghiệp - xây dựng: 43,72%, Dịch vụ: 24,74%. Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp tăng 7,5 - 8%/năm, công nghiệp - xây dựng tăng 18 - 20%, dịch vụ tăng 15 - 16%.

- Thu nhập bình quân đầu người đạt 40,7 triệu đồng/người/năm.

- Về giáo dục: Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng bồi dưỡng nhân tài, tăng cường cơ sở vật chất cho giáo dục, đẩy mạnh xây dựng trường chuẩn quốc gia. Đến năm 2020 hoàn thành phổ cập trung học phổ thông.

- Về y tế : Đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh, đến 2015 có 100% số xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế, phấn đấu tuổi thọ trung bình 75 tuổi vào năm 2015, trên 75 tuổi vào thời kỳ tiếp theo.

- 100% các tuyến đường đến trung tâm các xã được nâng cấp rải nhựa, 100% các xã có đường xe máy.

- Đến năm 2020 không còn hộ nghèo, giải quyết việc làm cho 800 - 1.000 người, tỷ lệ lao động qua đào tạo, bồi dưỡng đạt trên 40%.

- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại, tạo thế và lực cho phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong những năm tiếp theo.

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tình hình quản lý, sử dụng đất huyện Yên Thế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất phương án quy hoạch sử dụng đất lâm nông nghiệp tại huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 52 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)