Nhiệm vụ quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất phương án quy hoạch sử dụng đất lâm nông nghiệp tại huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 95 - 99)

STT Hạng mục Đơn vị Phân theo giai đoạn

2011-2015 2016-2020

A Lâm sinh

1 Bảo vệ rừng lượt ha 25.211 39.622

2 Phát triển rừng ha

- Khoanh nuôi tái sinh tự nhiên lươ ̣t ha

609,4

- Trồng rừng mới ha 546,3 -

- Trồ ng rừ ng trên đất Vải (cải ta ̣o vườn Vải) ha 1.106,1 -

- Trồng rừng thay thế (sau KT) ha 5.765,2 5.584,9

- Trồng cây phân tán (mới+trồng la ̣i) ha 1.325,4 397,6

- Xây dựng mô hình khuyến lâm mô hình 16 -

B Xây dựng cơ sở hạ tầng lâm sinh

1 Nâng cấp vườn ươm vườn 3 4

2 Xây dựng vườn ươm vườn 1 -

3 Xây dựng rừng giống ha 2 -

4 Đường lâm nghiệp km 15 -

5 Đường ranh cản lửa (mới) 15-20m/ha km 9 137,4

6 Đường ranh cản lửa (duy tu) km 84 93

7 Trạm bảo vệ rừng trạm - 1

8 Bảng Panô BVR (nâng cấp, sửa chữa) bảng 11 11

Phân tích kết quả bảng 4.13:

a) Về bảo vệ rừng

* Đối tượng: Bao gồm toàn bộ diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng đã hết

thời gian chăm sóc, chuyển sang bảo vệ.

* Diện tích: 64.833,0 lượt ha, bình quân 6.483,3 ha/năm. * Biện pháp kỹ thuật

- Xác định diện tích, chất lượng các lô rừng, lập hồ sơ quản lý bảo vệ rừng. - Xây dựng các nội quy, quy chế bảo vệ rừng phổ biến tới từng hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng. Đóng mốc, bảng nội quy bảo vệ rừng trên các trục đường đi qua các khu rừng, gần nơi làng bản, dân cư sống tập trung.

- Tuyên truyền, giáo dục, kết hợp với xử phạt nghiêm những trường hợp vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng; khen thưởng kịp thời những tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác quản lý bảo vệ rừng.

- Áp dụng triệt để các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tổng hợp vào công tác phòng và ngăn chặn lửa rừng, sâu bệnh hại. Đối với những khu rừng có nguy cơ cháy cao, cần xây dựng đường ranh cản lửa.

* Tiến độ thực hiện

- Giai đoạn 2011-2015: 25.211,0 lượt ha, bình quân 5.042,0 ha/năm. - Giai đoạn 2016 - 2020: 39.622,0 lượt ha, bình quân 7.924,0 ha/năm.

(Chi tiết các xã tại phụ biểu 03/QH)

b) Về phát triển rừng (rừng sản xuất)

* Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên

Đối tượng: toàn bộ trạng thái đất trống có cây gỗ rải rác (Ic).

Diện tích: Tổng diện tích đưa vào khoanh nuôi tái sinh tự nhiên là

609,4 lượt ha, bình quân 60,9 ha/năm.

Biện pháp kỹ thuật

- Lập hồ sơ thiết kế và tính toán cụ thể những lô khoanh nuôi.

- Thiết lập hệ thống biển bảo vệ đối với rừng khoanh nuôi phục hồi, ngăn chặn các hoạt động gây hại và lửa rừng.

- Nghiệm thu theo các tiêu chuẩn thành rừng hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Quyết định số 06/2005/QĐ-BNN ngày 24/01/2005.

Tiến độ thực hiện: Giai đoạn 2011 - 2015 là 609,4 lượt ha; bình

quân/năm là 121,9 ha (Chi tiết các xã tại phụ biểu 03/QH). * Trồng rừng

+ Đất chưa có rừng Ia, Ib không có khả năng tự phục hồi thành rừng, diện tích là 546,3 ha.

+ Diện tích vườn Vải kém chất lượng, năng suất thấp lấn sang đất quy hoạch rừng sản xuất, diện tích là 1.106,1 ha.

- Diện tích: Tổng diện tích đất quy hoạch trồng rừng mới là 1.652,4 ha.

- Định hướng sản phẩm cho trồng rừng sản xuất:

+ Rừng sản xuất gỗ lớn: 400,0 ha (chiếm 20% diện tích trồng rừng mới sản xuất) thuộc 8 xã (Canh Nâ ̣u, Đồng Tiến, Đồng Sơn, Đồng Hưu, Đồng Vương, Tiến Thắng, Tam Tiến, Xuân Lương).

+ Rừng sản xuất gỗ nhỏ: Diện tích 1.252,4 còn lại thuô ̣c 8 xã nêu trên.

- Tập đoàn cây trồng:

+ Rừng nguyên liệu gỗ nhỏ: Keo lai, Keo tai tượng, Bạch đàn URO, Bạch đàn lai.

+ Rừng sản xuất gỗ lớn: Thông Caribe, Keo tai tượng (từ ha ̣t thuần chủng) và Keo lai (BV16, BV32…), Bạch đàn Urophilla (PN10, PN46..), Lim xanh, các loa ̣i Trám… (cây con ta ̣o bằng phương pháp nuôi cấy mô, giâm hom).

- Biện pháp kỹ thuật

+ Trồng rừng thuần loài kết hợp cây phù trợ (bằng giống có chất lượng cao và bón phân) theo quy trình trồng rừng thâm canh cao cho từng loài cây cụ thể đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

- Tiến độ thực hiện: Giai đoạn 2011-2015 là 1.652,4 ha; bình quân/năm là

330,5 ha (Chi tiết các xã tại phụ biểu 03/QH).

Trồng lại rừng sau khai thác (Trồng rừng thay thế)

- Đối tượng: Rừng trồng đạt tuổi thành thục công nghệ, khai thác xong

cần tiến hành trồng lại rừng ngay.

- Diện tích: Tổng diện tích trồng rừng la ̣i là 11.350,1 ha; bình quân 1.135 ha/năm.

+ Giai đoạn 2011-2015 là: 5.765,2 ha; bình quân/năm là: 1.153 ha.

+ Giai đoạn 2016-2020: Đối vớ i rừng tâ ̣p trung là: 5.584,9 ha; bình quân/năm là: 1.117,0 ha/năm.

(Chi tiết các xã tại phụ biểu 03/QH)

* Trồng cây phân tán

- Đối tượng: trồng ở các vườn hộ, ven trục đường liên huyện, liên xã, ven

các kênh mương, hồ chứa thuỷ lợi, khuôn viên các cơ quan, trường học, trạm y tế, các khu vui chơi và một số diê ̣n tích đất trống không tâ ̣p trung.

- Dự kiến đến năm 2015 trồng mới 2.120.000 cây phân tán (quy đổi tương đương 1.325,4 ha):

+ Trồ ng cây phân tán bảo vê ̣ cảnh quan môi trường là 520.000 cây (quy đổi 325,4 ha); bình quân 104.000 cây/năm (quy đổi 65,0 ha/năm).

+ Trồ ng cây phân tán lấy gỗ là 1.600.000 cây (quy đổi 1.000,0 ha); bình quân 320.000 cây/năm (quy đổi 200,0 ha/năm).

+ Trồ ng cây phân tán sau khai thác giai đoa ̣n 2016-2020 là 636.000 cây (quy đổi 397,6 ha); bình quân 127.000 cây/năm (quy đổi 79,5 ha/năm).

- Chọn loại cây trồng phân tán

+ Cây cảnh quan, bảo vệ môi trường gồm: Xà cừ, Long não, Muồng, Chò chỉ, Lát hoa, Sấu, Nhội, Bàng, Phượng vỹ, Xoài, Lim xanh, …

+ Trồng cây phân tán lấy gỗ: Keo lai, Keo lá tràm, Bạch đàn lai, Bạch đàn Urophylla, Xoan ta, Lim xanh …

- Tiến độ thực hiện

+ Giai đoạn 2011-2015 là: 2.120.000 cây (quy đổi 1.325,4 ha); bình quân 424.000 cây/năm (quy đổi 265,1 ha/năm).

+ Giai đoa ̣n 2016-2020 là: 636.000 cây (quy đổi 397,6 ha); bình quân 127.000 cây/năm (quy đổi 79,5 ha/năm).

c) Quy hoạch khai thác rừng

- Diện tích:

+ Đố i với rừng tâ ̣p trung, diện tích đưa vào khai thác đến năm 2020 là 11.350,0 ha, bình quân 1.135,0 ha/năm.

+ Đố i với cây phân tán đưa vào khai thác ở giai đoa ̣n 2016 - 2020 là: 636.000 cây (quy đổi 397,6 ha), bình quân 127.000 cây/năm (quy đổi 79,5 ha/năm).

- Kỹ thuật khai thác: Theo quy trình, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn và Quy trình kỹ thuật hiện đang áp dụng tại tỉnh Bắc Giang.

- Tiến độ thực hiện: được trình bày tại bảng 4.14.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất phương án quy hoạch sử dụng đất lâm nông nghiệp tại huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)