Xuất phương án quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất lâm nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất phương án quy hoạch sử dụng đất lâm nông nghiệp tại huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 82)

1.1 .Cơ sở lý luận về quy hoạch

4.3. xuất phương án quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất lâm nông

nông nghiệp huyện Yên Thế

4.3.1. Căn cứ xây dựng quy hoạch

* Căn cứ pháp lý:

- Luật đất đai (2003);

- Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 và Nghị định số 23/2006/NĐ- CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004;

- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg, ngày 14/ 8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về qui chế quản lý rừng;

- Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg, ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyê ̣t Chiến lược phát triển lâm nghiê ̣p Viê ̣t Nam giai đoa ̣n 2006-2020;

- Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển rừng giai đoạn 2007-2015;

- Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2011-2015;

- Thông tư số 05/TT-BNN ngày 14/01/2008 của Bộ NN&PTNT V/v hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;

- Nghị quyết số 43/NQ-TU ngày 22/02/2011 của Tỉnh ủy Bắc Giang; - Quyết định số 416/QĐ-UBND ngày 29/3/2007 của UBND tỉnh Bắc Giang, V/v phê duyệt kết quả rà soát quy hoạch ba loại rừng;

- Quyết định số 2304/QĐ-UBND ngày 31/12/2008 của UBND tỉnh Bắc Giang, V/v phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hô ̣i huyê ̣n Yên Thế, giai đoạn 2007-2020;

- Quyết định số 49/QĐ-UBND ngày 29/6/2009 của UBND tỉnh Bắc Giang, V/v phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2009 - 2020;

- Quyết định số 1577/QĐ-UBND ngày 30/9/2010 của UBND tỉnh Bắc Giang, V/v phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Bắc Giang;

- Quyết định số 2146/QĐ-UBND ngày 28/12/2010 của UBND tỉnh Bắc Giang, V/v phê duyệt Quy hoạch phát triển rừng sản xuất tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010-2020;

- Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Yên Thế lần thứ XX nhiệm kỳ 2011-2015;

- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Yên Thế lần thứ XX, nhiệm kỳ 2011-2015.

* Căn cứ thực tiễn:

- Hiện trạng sử dụng đất huyện Yên Thế năm 2011;

- Hiện trạng rừng năm 2011 và công tác bảo vệ và phát triển rừng huyện Yên Thế.

4.3.2. Quan điểm sử dụng đất

Đất đai là tài nguyên không thể thiếu được cho mọi quá trình phát triển. Sử dụng hiệu quả tài nguyên đất quyết định sự phát triển kinh tế, góp phần ổn định chính trị xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái. Để phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững thì việc sử dụng đất trước mắt và lâu dài cần quán triệt các quan điểm sau:

- Khai thác hợp lý quỹ đất tự nhiên cho phát triển các ngành kinh tế - xã hội trên địa bàn, hạn chế việc sử dụng đất lúa vào các lĩnh vực khác.

Yên Thế là huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, với diện tích tự nhiên khá lớn so với các huyện trong tỉnh. Trong quá trình xây dựng và phát triển, khai thác sử dụng quỹ đất tự nhiên phải theo kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, phải làm tốt công tác quy hoạch sử dụng đất, sử dụng đất đúng mục đích nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao; hạn chế sử dụng đất chuyên trồng lúa nước vào mục đích khác để góp phần bảo đảm an ninh lương thực.

- Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất giữa các ngành và sử dụng có hiệu quả các loại đất

+ Trong giai đoạn tới, nền kinh tế - xã hội của huyện không ngừng tăng trưởng, nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn cũng như phát triển đô thị diễn ra mạnh mẽ của các ngành rất lớn, do đó sẽ có sự chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất giữa các ngành và trong nội bộ từng ngành. Trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải xem xét hiệu quả kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài với các giải pháp thích hợp nhằm ổn định sản xuất.

+ Rà soát lại cơ cấu và định hướng sử dụng đất của các ngành để có giải pháp điều chỉnh hợp lý, trên cơ sở ưu tiên cho các mục đích trọng điểm, các ngành kinh tế mũi nhọn và đảm bảo hiệu quả sử dụng đất cao.

- Dành quỹ đất hợp lý xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình công cộng phục vụ sản xuất và xã hội: Việc đô thị hoá kéo theo sự gia tăng dân số. Vì vậy, trong giai đoạn tới cần dành quỹ đất hợp lý cho phát triển hạ tầng kỹ thuật - xã hội và cải thiện đời sống, tinh thần nhân dân.

- Gắn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng với mở rộng không gian đô thị:

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng phải đi trước một bước nhằm tạo tiền đề và cơ sở để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.

+ Các khu vực được lựa chọn để phát triển đô thị cần có quy hoạch cụ thể, chi tiết và phải được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng gắn với phát triển các khu thương mại, vui chơi giải trí... tạo một tổng thể không gian hài hoà giữa các khu vực, tránh sự chắp vá bất cập trong đầu tư phát triển.

- Đẩy mạnh đô thị hoá phải kết hợp bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên

+ Kiểm soát chặt chẽ chất thải đô thị, tìm các giải pháp hạn chế tối đa mức độ ô nhiễm, tránh hủy hoại đất, gây ô nhiễm môi trường nước và không khí.

+ Các chế phẩm hóa học như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... phải được xử lý cụ thể để sử dụng hợp lý tránh ô nhiễm môi trường và phá vỡ sự cân bằng sinh thái.

+ Trong khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng cần phải tiết kiệm, xử lý các chất thải ra môi trường xung quanh.

+ Quy hoạch khu dân cư nhất là các khu dân cư đô thị cần phải thực hiện đồng bộ với phát triển kết cấu hạ tầng điện, nước sạch và xử lý môi trường.

+ Bảo vệ rừng, phát triển và trồng cây xanh dọc theo quốc lộ, tỉnh lộ để đảm bảo môi trường và cảnh quan đô thị.

4.3.3. Một số dự báo

* Về nhu cầu sử dụng đất

Diện tích đất nông nghiệp của huyện là 23.898,11 ha, chiếm 79,29% tổng diện tích đất tự nhiên. Tuy nhiên, diện tích đất lúa chỉ còn 4.299,05 ha, chiếm 14,26% diện tích tự nhiên; diện tích đất lâm nghiệp 12.620 ha, chiếm 41,87% diện tích tự nhiên. Do đó, trong những năm tới cần phát triển nghề rừng kết hợp với trồng cây ăn quả, cây lâu năm, đặc biệt là những cây đặc sản.

Trong giai đoạn quy hoạch cần bố trí thực hiện đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, đưa các loại cây trồng phù hợp vào sản xuất vụ Đông Xuân để tăng hệ số sử dụng đất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất của huyện.

* Về phát triển kinh tế

- Nghị quyết Đại hô ̣i Đảng bô ̣ huyê ̣n Yên Thế lần thứ XX nhiê ̣m kỳ 2011- 2015 và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Yên Thế đến năm 2020 đã xác định chuyển dịch cơ cấu từ nông, lâm nghiệp - công nghiệp - dịch vụ hiện nay sang công nghiệp - dịch vụ - nông, lâm nghiệp vào năm 2020.

- Phấn đấu đến năm 2020 huyện Yên Thế có công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp phát triển, văn hoá xã hội tiên tiến-đậm đà bản sắc dân tộc, giữ vững an ninh quốc phòng, trật tự và an toàn xã hội.

Bảng 4.8. Dự báo về phát triển kinh tế STT Chỉ tiêu ĐVT Năm STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020

1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế % 9,34 12,0 12,0

2 Cơ cấu kinh tế % 100,0 100,0 100,0

- Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản % 54,36 20,3 13,8

- Công nghiệp và xây dựng % 24,34 44,7 49,2

- Dịch vụ % 21,30 35,0 37,0

3 Tỷ lệ hộ nghèo % 23,93 11 4

4 Độ che phủ rừng % 35,4 41,6 41,6

Nguồn: Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyê ̣n Yên Thế lần thứ XX nhiê ̣m kỳ 2011-2015

* Về dân số và lao động

Căn cứ vào tỷ lệ gia tăng dân số của huyện, đồng thời căn cứ vào thực tế phát triển dân số những năm gần đây, dự báo dân số và lao động như sau:

Bảng 4.9. Dự báo dân số và lao động

STT Hạng mục ĐVT Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020

1 Tỷ lệ tăng dân số % 1,00 1,00 1,00

2 Dân số người 95.110 99.962 105.061

3 Lao động người 51.404 54.026 56.782

Nguồn: Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyê ̣n Yên Thế lần thứ XX nhiê ̣m kỳ 2011-2015

Dự báo cơ cấu dân số của huyện trong những năm tới sẽ có sự chuyển dịch, dân số sống ở vùng nông thôn sẽ giảm, nhưng lực lượng lao động trong ngành nông lâm nghiệp không giảm. Vì vậy, vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn đang là nhiệm vụ đặt ra hàng đầu cho các cấp chính quyền ở địa phương.

* Về sự phụ thuộc vào rừng

Trong những năm tới, cùng với những chính sách khuyến khích phát triển lâm nghiệp của Đảng và Chính phủ và của địa phương, hoạt động lâm nghiệp trên địa bàn huyện sẽ gia tăng dưới nhiều hình thức như: phát triển kinh tế trang trại, trồng rừng kinh tế, trồng cây công nghiệp và sự tham gia ma ̣nh mẽ của người dân vào phát triển rừng; lao động tham gia các hoạt động lâm nghiệp tiếp tục tăng, giá trị kinh tế do hoạt động sản xuất lâm nghiệp mang lại sẽ chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng giá trị sản xuất nông lâm nghiệp.

* Về nhu cầu sử dụng lâm sản

Dân số gia tăng kết hợp với tăng trưởng kinh tế sẽ tác động đến nhu cầu về lâm sản ngày càng nhiều, chi tiết nhu cầu sử dụng lâm sản giai đoạn 2011- 2020 được trình bày tại bảng 4.10.

Bảng 4.10. Dự báo nhu cầu lâm sản giai đoạn 2011 – 2020 STT Hạng mục ĐVT 2011-2015 2016-2020 STT Hạng mục ĐVT 2011-2015 2016-2020

1 Gỗ xây dựng, gỗ nguyên liệu m3 14.700 15.450

2 Nhu cầu củi Ster 245.004 257.503

( Nhu cầu gỗ 0,03 m3/người/năm; củi 0,5 Ster/người/năm)

Nguồn: Báo cáo quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010 - 2020

* Về môi trường

Những năm gần đây, thời tiết và khí hậu có nhiều thay đổi không theo quy luật, hạn hán, lũ lụt xảy ra đã ảnh hưởng xấu tới môi trường, tình trạng mưa lũ đã gây xói mòn đất. Những thay đổi trên sẽ là yếu tố hạn chế, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất và đời sống của nhân dân. Trong những năm tới, cần nâng cao độ che phủ của rừng, áp dụng các biện pháp canh tác trên đất dốc hợp lý.

4.3.4. Định hướng phát triển lâm nghiệp

Đại hội Đảng bộ huyện Yên Thế lần thứ XX, nhiệm kỳ 2011 - 2015 đã đề ra một số định hướng cho phát triển lâm nghiệp đến 2020, đó là:

Phát huy nội lực, khai thác lợi thế, tiềm năng đất đai, khí hậu và lao động để đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp trở thành ngành kinh tế chính, giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế.

Nâng cao hiệu quả đầu tư trên diện tích đất lâm nghiệp hiện có, nhằm nâng cao mức thu nhập cho nhân dân.

Tăng cường công tác trồng chăm sóc, bảo vệ rừng đảm bảo chất lượng, hiệu quả, khai thác sử dụng rừng hợp lý. Xây dựng chiến lược phát triển và bố trí lại cơ cấu cây trồng, nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng.

Từ ng bước tiếp câ ̣n phương pháp quản lý rừng bền vững (QLRBV) để đáp ứng nhu cầu về các mă ̣t xã hô ̣i, kinh tế, sinh thái, văn hóa tinh thần của thế hệ hiê ̣n ta ̣i và tương lai. Giữ gìn và tôn tạo cảnh quan kết hợp với các di tích lịch sử, tôn giáo tạo tiền đề phát triển cho các ngành nghề như du lịch sinh thái, chế biến lâm sản góp phần đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Hình thành vùng nguyên liê ̣u gỗ tru ̣ mỏ, gỗ lớn, gỗ đóng đồ gia du ̣ng trên đi ̣a bàn huyê ̣n. Xây dựng vùng nguyên liê ̣u tâ ̣p trung gắn với chế biến lâm sản nhằm tăng giá tri ̣ sản xuất lâm nghiê ̣p.

Chuyển đổi diện tích cây ăn quả bi ̣ thoái hóa, năng suất thấp trên đất lâm nghiệp sang trồ ng rừng kinh tế. Sử du ̣ng đất lâm nghiê ̣p tiết kiê ̣m, hiệu quả.

Rà soát, chuyển đổi đất theo kết quả Quy hoạch rừng sản xuất đã được phê duyệt nhằm đảm bảo ổn định diện tích rừng trong huyện, làm cơ sở xác định cơ cấu cây trồng để từng bước lựa chọn các giống cây trồng có giá trị kinh tế cao phù hợpvới điều kiện tự nhiên của huyện.

4.3.5. Đề xuất phương án Quy hoạch sử dụng đất lâm nông nghiệp

Trên cơ sở hiện trạng sử dụng đất lâm nông nghiệp của huyện Yên Thế, dự báo nhu cầu sử dụng đất trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện đến năm 2020 như nêu ở trên, phương án quy hoạch sử dụng đất của huyện Yên Thế nói chung và đất lâm nông nghiệp nói riêng cần quán triệt theo các nguyên tắc cơ bản sau đây:

Một là: Hạn chế việc chuyển đất nông nghiệp, nhất là đất trồng lúa sang các mục đích phi nông nghiệp. Trong trường hợp tiếp nhận các hộ tái định cư cần phải tiến hành quy hoạch chi tiết các khu tái định cư, đảm bảo cho nhân dân đủ đất sản xuất, cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cuộc sống tốt hơn nơi cũ.

Hai là: Bố trí cơ cấu đất đai phù hợp với điều kiện tự nhiên và nhu cầu thị trường. Hình thành các vùng trọng điểm, đồng thời phát triển mạnh hình thức kinh tế hộ gia đình và phát triển kinh tế trang trại.

Ba là: Tập trung khai thác quỹ đất chưa sử dụng để đưa vào sản xuất nông, lâm nghiệp, khai thác tối đa quỹ đất có thể trồng lúa nước, nhằm đảm bảo an ninh lương thực.

Bốn là: Việc mở rộng các khu đô thị, phát triển các hạng mục cơ sở hạ tầng sẽ ảnh hưởng đến một phần quỹ đất sản xuất nông nghiệp. Do vậy, cần phải giải quyết tốt các chính sách đền bù về đất đai, hạn chế đến mức thấp nhất các vấn đề khiếu nại.

Trên cơ sở Văn bản số 23/TTg- KTN ngày 23/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phân bổ chỉ tiêu Kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và chỉ đạo của UBND tỉnh Bắc Giang, chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2020 đã được huyện Yên Thế phân bổ, theo đó, diện tích đất nông nghiệp được phân bổ tại bảng 4.11:

Bảng 4.11. Diện tích, cơ cấu sử dụng đất lâm nông nghiệp trước và sau quy hoạch STT Chỉ tiêu Hiện trạng năm 2011 Đến năm 2020 Tăng(+). giảm(-)

Diện tích Cơ cấu

(%) Diện tích Cơ cấu

(%) 1 2 3 4 5 6 7 8=(6)-(4) Diện tích tự nhiên 30.141,31 Đất nông nghiệp NNP 23.898,11 79,29 23.310,03 77,34 -588,08 1 Đất lúa nước DLN 4.299,05 14,26 4.114,49 13,65 -184,56 2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 7,22 0,02 8,52 0,03 1,3 3 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNK 897,4 2,98 821,97 2,73 -75,43

4 Đất trồng cây lâu năm CLN 3.854,16 12,79 3.647,26 12,10 -206,9

5 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 231,85 0,77 230,74 0,77 -1,11 6 Đất nông nghiệp khác NKH 1.988,43 6,60 1.867,05 6,19 -121,38 7 Đất lâm nghiệp 12.620,00 41,87 12.620,00 41,87 0 Đất rừng phòng hộ RPH 0 0,00 0 0,00 0 Đất rừng đặc dụng RDD 0 0,00 0 0,00 0

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất phương án quy hoạch sử dụng đất lâm nông nghiệp tại huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)