Diện tích, cơ cấu các loại đất năm 2011

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất phương án quy hoạch sử dụng đất lâm nông nghiệp tại huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 64 - 68)

TT Chỉ tiêu Hiện trạng năm 2011 (ha) Kế hoạch đến năm 2010 (ha) So với hiện trạng (ha) Tỷ lệ (%) (1) (2) (3) (4) (5) (6)=(4)-(5) (7)=(4)/(5)% Tổng diện tích tự nhiên 30,141.31 30,125.15 16.16 100.05 1 Đất nông nghiệp NNP 23,898.11 23,579.58 318.53 101.35

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 9,057.83 7,429.56 1,628.27 121.92

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 5,203.67 4,883.28 320.39 106.56

Đất trồng lúa LUA 4,299.05 3,914.75 384.30 109.82

Đất trồng cây hàng năm khác HNK 897.40 960.81 -63.41 93.40

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 3,854.16 2,546.28 1,307.88 151.36

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 12,620.00 15,862.30 -3,242.30 79.56 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 12,620.00 12,679.92 -59.92 99.53 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 0.00 3,097.98 -3,097.98 0.00 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 0.00 84.40 -84.40 0.00 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 231.85 278.95 -47.10 83.12 1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 1,988.43 9.27 1,979.16 21,450.16

2 Đất phi nông nghiệp PNN 5,139.66 5,757.37 -617.71 89.27

2.1 Đất ở OTC 1,441.19 1,486.39 -45.20 96.96

2.2 Đất chuyên dùng CDG 2,135.06 2,703.91 -568.85 78.96

2.3 Đất tôn giáo. tín ngưỡng TTN 21.83 21.65 0.18 100.83

2.4 Đất nghĩa trang. nghĩa địa NTD 124.73 145.93 -21.20 85.47

2.5 Đất sông suối và mặt nước

chuyên dùng SMN 1,411.25 1,389.89 21.36 101.54

2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 5.60 9.60 -4.00 58.33

3 Đất chưa sử dụng CSD 1,103.54 788.20 315.34 140.01

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 77.96 55.20 22.76 141.23

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 1,025.58 733.18 292.40 139.88

* Đánh giá tiềm năng đất đai

Nhìn chung, Yên Thế là một huyện miền núi với diện tích đất tự nhiên lớn, mật độ dân số người/km2 còn thấp so với bình quân chung của cả nước cho nên việc sử dụng đất ít làm ảnh hưởng đến chuyển mục đích sử dụng. Trong giai đoạn quy hoạch cần được đầu tư khai thác sử dụng tiềm năng đất đai theo chiều sâu phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

- Đối với đất nông nghiệp, với 23.898,11 ha, tiềm năng khai thác chủ yếu theo 3 hướng chính là tăng vụ, đầu tư thâm canh và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Khả năng chuyển đổi trong nội bộ ngành là chủ yếu: cụ thể chuyển diện tích đất trồng cây hàng năm khác sang trồng lúa, lúa – màu, chuyển đổi mục đích canh tác trên đất trồng cây hàng năm còn lại và cây lâu năm sẽ đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn.

- Đối với đất phi nông nghiệp hiện tại đang trong quá trình tiến hành đô thị hóa nông thôn. Vì vậy, cần tận dụng không gian trong xây dựng, phát triển mạng lưới khu dân cư, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, cảnh quan đô thị cho phù hợp nhằm tiết kiệm quỹ đất, hạn chế chuyển đất nông nghiệp (đặc biệt là đất lúa) sang đất khác và bảo vệ cảnh quan môi trường sinh thái là rất cần thiết.

Tiềm năng đất để phát triển các ngành:

- Tiềm năng đất sản xuất nông nghiệp: Là huyện có hơn 90% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn, về lâu dài nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính, có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Trong giai đoạn quy hoạch, Yên Thế cần tập trung phát triển toàn diện ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Quá trình sản xuất nông nghiệp liên quan chặt chẽ với các yếu tố tự nhiên như đặc điểm thổ nhưỡng, tính chất nông hoá của đất. Hiệu quả sử dụng

đất nông nghiệp còn phụ thuộc vào việc bố trí hợp lý cây trồng, vật nuôi... mặt khác, sự tác động của thị trường ảnh hưởng không nhỏ đối với sản xuất nông nghiệp.

- Tiềm năng đất sản xuất lâm nghiệp

Tiềm năng đất phát triển lâm nghiệp là rất lớn (trên 14.000 ha) trong thời gian tới có thể khai thác thêm phần đất chưa sử dụng để phát triển rừng sản xuất góp phần phát triển kinh tế xã hội, tạo cảnh quan, phát triển du lịch sinh thái và tăng độ che phủ rừng, hạn chế xói mòn đất.

- Tiềm năng đất nuôi trồng thủy sản

Yên Thế có nhiều sông suối, hệ thống các công trình thuỷ lợi ao hồ tương đối lớn, đây là tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản, mang lại nguồn thu nhập khá cho nhân dân.

* Đánh giá sự phù hợp của hiện trạng đất

- Sản xuất lâm nông nghiệp: Bước đầu đã có những chủ trương hợp lý để khuyến khích việc khai hoang phục hoá, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ và phát triển rừng.

- Thực hiện giao đất, chính sách sản xuất nông nghiệp ổn định cùng với các chính sách đẩy mạnh sản xuất hàng hoá đã làm cho nông dân năng động hơn, cơ cấu cây trồng, vật nuôi được bố trí tương đối hợp lý, vườn cây ăn quả được khôi phục và phát triển, đặc biệt là cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tăng đáng kể. Lương thực bình quân đầu người cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu lương thực tại chỗ của nhân dân.

- Đất lâm nghiệp sử dụng có hiệu quả hơn, bao gồm cả việc trồng mới rừng trên đất trống, đồi núi trọc và khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên góp phần cải thiện môi trường và bảo vệ chống xói mòn đất...

- Dành quỹ đất đáp ứng nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển công nghiệp, dịch vụ, chỉnh trang và xây dựng mới các khu dân cư đô thị, nông thôn, tạo điều kiện cho nền sản xuất kinh tế phát triển.

* Một số tồn tại trong sử dụng đất

Việc giảm đất sản xuất nông nghiệp nhất là đất trồng lúa cho các mục đích phát triển đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng và công nghiệp là vấn đề nhạy cảm có tính quy luật trong quá trình phát triển kinh tế.

Hàng năm, lượng đất bị xói mòn, rửa trôi diễn ra liên tục. Đây là vấn đề bức xúc trong quá trình khai thác sử dụng đất, gây tổn hại đáng kể không chỉ với tài nguyên đất nói chung mà còn ảnh hưởng tới các nguồn tài nguyên khác như nguồn nước, thảm rừng, khí hậu ...

Diện tích đất chưa sử dụng còn 1.103,54 ha do chặt phá rừng, không sử dụng gây xói mòn, rửa trôi đất làm thay đổi hệ sinh thái, đây là nguyên nhân dẫn đến khí hậu vùng thay đổi và nguồn nước ngày càng cạn kiệt.

4.2. Hiện trạng tài nguyên rừng và thực trạng công tác bảo vệ và phát triển rừng

4.2.1. Hiện trạng tài nguyên rừng

4.2.1.1. Diện tích các loại đất, loại rừng

Theo Quyết định số 1577/QĐ-UBND ngày 30/9/2010 của UBND tỉnh Bắc Giang, về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch ba loại rừng tỉnh Bắc Giang và kết quả điều tra, thu thập bổ sung, hiê ̣n tra ̣ng rừng huyện Yên Thế năm 2011 được tổng hợp ở bảng 4.3. Kết quả bảng 4.3 cho thấy:

- Tổng diện tích đất lâm nghiệp 12.620,0 ha, phù hợp với số liệu Quy hoạch phát triển rừng sản xuất tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010 - 2020, là điều kiện thuận lợi cho phát triển trồng rừng nguyên liệu trong những năm tới.

- Rừng sản xuất là rừng tự nhiên còn lại là rừng phục hồi sau khai thác và phu ̣c hồi sau nương rẫy, không còn khả năng cung cấp lâm sản. Cần phải đóng cửa rừng tự nhiên để khoanh nuôi bảo vệ sau một thời gian dài mới có thể khai thác để phục vụ nhu cầu tại chỗ cho người dân.

- Rừng sản xuất là rừng trồng chủ yếu cung cấp gỗ nhỏ và gỗ nguyên liệu (trụ mỏ, dăm gỗ, ván gép thanh...) gỗ xây dựng (cột chống, cốp pha...) đây là nhóm rừng quan trọng nhất hiện nay của huyện Yên Thế.

Trong diện tích đất lâm nghiệp được quy hoạch là rừng sản xuất hiện nay có 1.106,1 ha Vải được trồng từ những năm trước chất lượng rất kém, không cho thu nhập cần phải trồng rừng thay thế để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

- Diện tích đất chưa có rừng: 668,1 ha chiếm 5,30% diện tích đất lâm nghiệp, đây là đối tượng cần phải trồng rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng để nâng cao độ che phủ của rừng là việc làm quan trọng và cấp bách hiện nay của địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất phương án quy hoạch sử dụng đất lâm nông nghiệp tại huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)