Những lợi thế, hạn chế và thách thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất phương án quy hoạch sử dụng đất lâm nông nghiệp tại huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 80 - 82)

1.1 .Cơ sở lý luận về quy hoạch

4.2. Hiện trạng tài nguyên rừng và công tác bảo vệ và phát triển rừng

4.2.3. Những lợi thế, hạn chế và thách thức

4.2.3.1. Những lợi thế

- Yên Thế có hệ thống giao thông đường thủy, đường bộ thuận lợi tạo điều kiện cho nhu cầu phát triển lâm nghiệp trong và ngoài tỉnh. Đây là lợi thế quan trọng để giao lưu kinh tế hàng hoá.

- Diện tích đất lâm nghiệp chiếm 41,6% diện tích tự nhiên, phần lớn người dân nơi đây đều gắn bó với nghề rừng, có nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm trồng rừng, bảo vệ rừng ...

- Điều kiện khí hậu thuận lợi cho sinh trưởng của các loài cây trồng, nhờ vậy có thể phát triển đa dạng các sản phẩm nông -lâm nghiệp.

- Các chủ rừng đã dần tích lũy được vốn, kinh nghiê ̣m quản lý bảo vê ̣, kinh doanh rừ ng. Mô ̣t số chủ rừng đã tích tu ̣ được diê ̣n tích đất lâm nghiê ̣p khá lớn. Đây là điều kiê ̣n thuâ ̣n lợi để phát triển vùng nguyên liê ̣u gỗ tâ ̣p trung.

- Những năm gần đây được sự quan tâm của UBND huyện và các ngành có liên quan cùng với sự quan tâm của Nhà nước và sự chuyển đổi nhận thức của nhân dân nên công tác trồng rừng và phát triển kinh tế vườn rừng đã thu được những kết quả đáng khích lệ.

4.2.3.2. Hạn chế và thách thức

- Diện tích đất lâm nghiệp của huyện tập trung ở những xã vùng sâu, vùng xa, đất đai đang bị thoái hoá, địa hình chia cắt phức tạp, đường giao thông đi lại và phục vụ cho sản xuất, quản lý bảo vệ và phát triển rừng gặp nhiều khó khăn.

- Diện tích rừng tự nhiên chất lượng trung bình, đang có nguy cơ bị xâm hại cao, cần được đầu tư bảo vệ kịp thời.

- Áp lực gia tăng dân số dẫn đến nhu cầu về lương thực, thực phẩm luôn là nguy cơ lớn đến việc bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng.

- Nhu cầu sử dụng lâm sản, gỗ cho xây dựng cơ bản, gỗ dân dụng ngày càng tăng nên áp lực đối với rừng tự nhiên ngày càng lớn, nguy cơ xâm hại tài nguyên rừng vẫn còn là vấn đề cần phải tập trung giải quyết của toàn xã hội.

- Đội ngũ cán bộ lâm nghiệp chưa đồng bộ, một bộ phận cán bộ còn hạn chế về kiến thức, trình độ chuyên môn.

- Sự nhìn nhận của xã hội đối với ngành lâm nghiệp chưa đầy đủ và thiếu đồng bộ. Đánh giá về rừng mới chỉ thiên về kinh tế, các giá trị về môi sinh, môi trường và an ninh, quốc phòng chưa được đánh giá đúng mức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất phương án quy hoạch sử dụng đất lâm nông nghiệp tại huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 80 - 82)