Kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất phương án quy hoạch sử dụng đất lâm nông nghiệp tại huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 100 - 111)

STT Hạng mục Đơn vị lượng Số

Phân theo giai đoạn 2011-

2015

2016- 2020

1 Nâng cấp vườn ươm lượt vườn 7 3 4

2 Xây dựng vườn ươm Vườn 1 1 -

3 Xây dựng rừng giống ha 2 2 -

4 Đường lâm nghiệp km 15 15 -

5 Đường ranh cản lửa (mới) km 146,4 9 137,4

6 Đường ranh cản lửa (duy tu) lượt km 177 84 93

7 Nâng cấp trạm bảo vệ rừng Trạm 1 - 1

8

Nâng cấp, bảo dưỡng bảng Panô BVR, biển báo cấp phòng cháy rừng

bảng 22 11 11

* Xây dựng, cải tạo vườn ươm và rừng giống

- Mục tiêu: chủ động nguồn cây giống, đảm bảo số lượng cây giống có

chất lượng cao cho trồng rừng và các hoạt động sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện.

- Khối lượng: Nâng cấp 03 vườn ươm hiện có, xây dựng mới 01 vườn

- Nội dung đầu tư xây dựng

+ Cải tạo nâng cấp, mở rộng diện tích, xây dựng bổ sung hạ tầng ban đầu, gồm: Điện, hệ thống lưới, làm hàng rào kiên cố, xây nhà kho chứa,…

+ Chọn giống tốt có xuất xứ rõ ràng để gieo ươm.

+ Phối hợp với các đơn vị nghiên cứu giống cây trồng trong và ngoài tỉnh để hợp tác và tập huấn chuyển giao kỹ thuật.

- Địa điểm: Nâng cấp 03 vườn ươm ở thị trấn Bố Hạ, xây dựng mới 01

vườn ươm và 02 ha rừng giống tại xã Tam Tiến.

- Tiến độ thực hiện

+ Giai đoạn 2011 - 2015: Nâng cấp 03, xây dựng mới 01 vườn ươm; Xây mới 01 rừng giống (02ha).

+ Giai đoạn 2016 - 2020: Nâng cấp 04 vườn ươm. * Xây dựng đường lâm nghiệp

- Đối tượng: vùng rừng tập trung chưa có đường vận xuất, vận chuyển. - Mục tiêu: vận chuyển vật tư, cây giống trồng rừng và lâm sản khai thác,

góp phần lưu thông hàng hóa và giao lưu giữa các xã trong vùng.

- Biện pháp kỹ thuật: Áp dụng theo tiểu chuẩn đường lâm nghiệp hiện hành. - Khối lượng: Để đáp ứng mục tiêu vận chuyển cây giống và khai thác

lâm sản, xây dựng 15 km đường vận chuyển lâm nghiệp.

- Địa điểm xây dựng: Xã Đồng Tiến 05 km; Canh Nậu 05 km;

Xuân Lương 03 km; Đồng Vương 02 km.

- Tiến độ thực hiện: 2011 - 2015.

* Xây dựng và duy tu, sửa chữa đường ranh cản lửa

- Đối tượng: rừng có nguy cơ cháy cao. Đường ranh cản lửa được thiết

kế đồng thời với thiết kế trồng rừng hàng năm.

- Khối lượng: xây dựng mới 146,4 km; duy tu, sửa chữa 177 lượt km.

- Biện pháp kỹ thuật:

Đường ranh cản lửa được thiết kế để ngăn cách, phân chia các lô rừng trong khu vực rừng có nguy cơ cháy, triệt để lợi dụng địa hình tự nhiên như: suối khe,

đường mòn,… và kết nối với hệ thống đường dân sinh hiện có kết hợp làm đường vận chuyển vật tư, cây giống, đường tuần tra bảo vệ rừng hoặc đường vận xuất lâm sản khi khai thác rừng.

- Tiêu chuẩn đường ranh cản lửa: Áp dụng theo tiêu chuẩn ngành (Tiêu chuẩn 04 -TCVN 89-2007).

- Tiến độ thực hiện:

+ Giai đoạn 2011-2015: Làm mới 9 km; duy tu, sửa chữa 84 km. + Giai đoạn 2016-2020: Làm mới 137,4 km; duy tu sửa chữa 93 km. * Xây dựng bảng Panô nội quy bảo vệ rừng và bảng thông báo cấp dự báo cháy rừng

- Chức năng: Thông báo, tuyên truyền và nâng cao ý thức trong bảo vệ

và phát triển rừng; cảnh báo khả năng có thể cháy rừng.

- Khối lượng: Bảng Panô nô ̣i quy bảo vê ̣ rừng: Xã Tam Tiến 01 bảng; Xuân Lương 01 bảng; Đồng Vương 02 bảng; Đồng Hưu 01 bảng; Đồng Sơn 01 bảng; Thị trấn Cầu Gồ 01 bảng (văn phòng Ha ̣t kiểm lâm); Bảng dự báo cấp cháy rừng: Xã Tiến Thắng 01 bảng; Tam Tiến 01 bảng; Đồng Hưu 01 bảng; TT Cầu Gồ (Văn phòng Ha ̣t kiểm lâm) 01 bảng.

- Nội dung xây dựng: Thay thế toàn bộ các bảng trên bằng các bảng sắt cố

định, kích thước dài 3,5m x rộng 2,5m; trên bảng viết nội dung quy định về bảo vệ và phát triển rừng.

- Tiến độ thực hiện

+ Giai đoạn 2016 - 2020: Làm mới 11 bảng.

+ Giai đoạn 2016 - 2020: Duy tu, bảo dưỡng 22 lượt bảng. * Trạm bảo vệ rừng

- Chức năng: Trạm bảo vệ rừng nhằm kiểm tra, kiểm soát các hoạt động

khai thác, vận chuyển lâm sản.

- Khối lượng: Nâng cấp 01 trạm Mỏ Trạng - xã Tam Tiến. - Tiến độ thực hiện: 2016 - 2020.

g) Hoạt động khuyến lâm và hoạt động quản lý rừng bền vững * Hoạt động khuyến lâm

Xây dựng các mô hình trình diễn, chuyển giao công nghê ̣ gây trồng rừng kinh tế sản xuất gỗ lớn, gỗ nhỏ bằng các giống mới, áp du ̣ng các tiến bộ khoa học kỹ thuâ ̣t vào sản xuất cho năng xuất rừng trồng trên 20m3/ha/năm. Mô hình phục hồi và phát triển cây Lim xanh, Lát hoa...kết hơ ̣p phát triển lâm sản ngoài gỗ (trồng xen mây vào các mô hình trên).

Địa điểm: ở 8 xã lâm nghiê ̣p tro ̣ng điểm, gồm các xã: Canh Nâ ̣u, Đồng Hưu, Đồ ng Tiến, Đồng Sơn, Đồng Vương, Tam Tiến, Tiến Thắng và Xuân Lương. Tổng số 16 mô hình, mỗi xã 02 mô hình, bình quân mỗi mô hình có diện tích 2 ha. Suất đầu tư trồng rừng mô hình tính bằng suất đầu tư trồng rừ ng kinh tế.

* Hoạt động quản lý rừng bền vững

- Xây dựng các mô hình chứng chỉ rừng (CCR) với các chủ rừng lớn có diện tích rừng phát triển tốt từ nhiều năm nay tiến tới xin được cấp CCR.

- Căn cứ vào tình hình thực tế ta ̣i huyê ̣n Yên Thế lựa cho ̣n 2 chủ rừng lớ n để xây dựng mô hình CCR là công ty TNHH MTV Lâm nghiê ̣p Yên Thế và Công ty Lâm nghiê ̣p Đông Bắc (Lâm trường Đồng Sơn). Mỗi chủ rừng xây dựng 01 mô hình với diê ̣n tích 500,0 ha/1 mô hình.

4.3.6.3. Các giải pháp thực hiện

a) Tổ chức quản lý

- Tăng cường và phân định rõ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của từng cấp trong bảo vệ và phát triển rừng.

- Thực hiện thanh kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định của nhà nước về quản lý chất lượng giống cây trồng, thực hiện các quy trình kỹ thuật trong sản xuất, thực hiện luật bảo vệ và phát triển rừng, phòng chống cháy rừng cũng như các hoạt động khác nhằm thúc đẩy phát triển lâm nghiệp.

- Tăng cường cán bộ khuyến lâm cho huyện, xã thực hiện các chức năng chuyển giao kỹ thuật lâm nghiệp và phổ biến các kiến thức về quản lý rừng bền vững.

- Chú trọng công tác nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất gắn với chế biến lâm sản và nhu cầu thị trường tiêu thu ̣.

- Cấp ủ y, chính quyền các xã phổ biến, chỉ đa ̣o các ban ngành, đoàn thể tại đi ̣a phương triển khai thực hiê ̣n theo quy hoa ̣ch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Kiên quyết xử lý các vụ vi phạm về lấn, chiếm; tổ chức hòa giải các tranh chấp về rừng và đất lâm nghiê ̣p ki ̣p thời và đúng pháp luật. Thực hiê ̣n trách nhiê ̣m quản lý, bảo vê ̣ rừng theo Luâ ̣t Bảo vê ̣ và phát triển rừ ng và các quy đi ̣nh hiê ̣n hành.

b) Tổ chức sản xuất

Trên cơ sở Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được UBND tỉnh phê duyệt phải tổ chức sản xuất, đáp ứng được các yêu cầu về kinh tế, về an ninh-quốc phòng, trật tự an toàn xã hội và phòng hộ môi trường đối với từng loại đất, loại rừng.

- Tổ chức giao chỉ tiêu và hướng dẫn cho các chủ rừng thực hiện.

- Giao đất giao rừng cho các doanh nghiệp, các doanh nghiệp chịu trách nhiệm tổ chức sản xuất theo các quy định quản lý chung của ngành.

- Lấy xã làm địa bàn cơ sở để chỉ đạo sản xuất lâm nghiệp.

c) Về giao đất, khoán rừng

- Căn cứ phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Yên Thế, UBND các xã tiến hành rà soát, điều chỉnh lại kết quả giao đất, giao rừng trước đây cho phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương trong giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2050.

- Vận động các hộ dân "Dồn điền đổi thửa" phù hợp với sản xuất quy mô lớn.

- Rà soát lại những diện tích rừng và đất rừng đã giao cho các doanh nghiệp, các hộ gia đình quản lý nhưng sử dụng không có hiệu quả, không đúng mục đích cần phải thu hồi và giao cho các hộ gia đình khác hoặc doanh nghiệp quản lý sử dụng.

d) Về khoa học công nghệ

- Tăng cường quản lý chất lượng về giống song song với việc đầu tư có chiều sâu cho thử nghiệm giống mới, giống tốt sinh trưởng nhanh đáp ứng được mục tiêu trồng rừng. Chọn giống có định hướng cho các loài cây chủ yếu, có giá trị kinh tế cao phục vụ cho chương trình trồng rừng nguyên liệu.

- Xây dựng mô hình nông lâm kết hợp, mô hình canh tác trên đất dốc để chuyển giao kỹ thuật canh tác bền vững tới các hộ tham gia sản xuất lâm nghiệp.

- Chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất lâm nghiệp. Đặc biệt áp dụng công nghệ mô hom vào sản xuất cây con đối với một số loài cây vừa cho hiệu quả kinh tế, phát huy chức năng phòng hộ và làm đẹp cảnh quan.

- Thành lập tổ chức khuyến lâm từ huyện đến các xã, thôn có nhiều rừng trực thuộc hệ thống khuyến nông, lâm các cấp. Các xã nhiều rừng, có cán bộ khuyến lâm chuyên trách hoặc bán chuyên trách, ưu tiên sử dụng cán bộ khuyến lâm là người đi ̣a phương.

- Đẩy mạnh công tác khuyến lâm ở tất cả các nội dung, lĩnh vực trong đó ưu tiên giải pháp tập huấn, tuyên truyền và giải pháp xây dựng và đă ̣c biê ̣t là xây dựng các mô hình chuyển giao công nghê ̣ gây trồng rừng sản xuất gỗ lớn, gỗ nhỏ bằng các giống mới, giống tiến bô ̣ cho năng suất cao.

e) Về giáo dục, đào tạo

- Xây dựng và thực hiện chiến lược đào tạo và nâng cao năng lực cho cán bộ lâm nghiệp các cấp. Coi trọng đào tạo con em dân tộc thiểu số và đào tạo liên thông cán bộ lâm nghiệp ở các vùng sâu, vùng xa.

- Lấy hộ gia đình làm động lực thúc đẩy sản xuất lâm nghiệp địa phương.

- Mở các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật cho cán bộ lâm nghiệp có đủ năng lực quản lý, tổ chức sản xuất, chuyển giao kỹ thuật.

- Tổ chức tham quan học hỏi kinh nghiệm trồng rừng, làm kinh tế vườn rừng giỏi của các hộ gia đình trong và ngoài tỉnh.

g) Về khuyến lâm và công tác tuyên truyền

- Thực hiện chiến lược đào tạo khuyến lâm, khuyến nông và hệ thống tiêu chuẩn chất lượng đào tạo khuyến nông, lâm đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

- Đẩy mạnh đào tạo khuyến lâm xã và các tổ chức khuyến lâm tự nguyện ở xã, thôn bản để làm nòng cốt chuyển giao kỹ thuật cho các hộ gia đình tham gia sản xuất lâm nghiệp.

- Đẩy mạnh công tác chuyển giao kỹ thuật lâm nghiệp thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng.

- Tăng cườ ng công tác tuyên truyền bảo vê ̣ và phát triển rừng trên các phương tiê ̣n thông tin đa ̣i chúng như: Mở chuyên mu ̣c bảo vê ̣ và phát triển rừ ng trên Đài Truyền thanh - Truyền hình huyê ̣n Yên Thế (tuyên truyền các văn bản, các mô hình, hoa ̣t đô ̣ng khuyến lâm); Tuyên truyền công tác bảo vê ̣ và phát triển rừng ta ̣i 21 Đài truyền thanh cơ sở, tâ ̣p trung cao cho công tác tuyên truyền ở 8 xã tro ̣ng điểm (8 Đài cơ sở).

h) Về vận dụng hệ thống chính sách

- Ưu tiên khoán bảo vệ rừng tự nhiên, khoanh nuôi phục hồi rừng cho các hộ định canh định cư, các hộ nghèo, hộ ở gần rừng và các hộ đã nhận khoán trước đây.

- Tạo hành lang thông thoáng và cơ chế chính sách phù hợp cho các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các công ty thuê đất lâm nghiệp để sản xuất kinh doanh.

- Khuyến khích các hộ gia đình, các doanh nghiệp liên kết với nhau để tạo ra các vùng trồng nguyên liệu tập trung.

- Kết hợp hiệu quả nguồn vốn ngân sách trung ương với ngân sách địa phương và vốn từ các tổ chức quốc tế hỗ trợ cho người dân tham gia trồng rừng, bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên.

- Tổ chức hướng dẫn cho các doanh nhiệp sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước để bảo vệ và phát triển rừng.

- Hộ nhận khoán được khai thác củi, lâm sản phụ dưới tán rừng.

- Tạo môi trường thuận lợi trong cung cấp các dịch vụ: vật tư, phân bón, giống, tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ kỹ thuật.

- Duy trì, mở rô ̣ng và nâng cấp các cơ sở chế biến sẵn có trên địa bàn. Đồng thời, có chính sách ưu đãi nhằm kêu go ̣i các đối tác đầu tư liên doanh, liên kết để tiêu thu ̣, chế biến gỗ và lâm sản. Gắn đi ̣a phương là vùng nguyên liệu với các khu công nghiê ̣p mỏ, các nhà máy chế biến làm cho công tác tiêu thụ sản phẩm đa ̣t hiê ̣u quả cao nhất.

- Áp dụng đầy đủ chính sách trợ cước, trợ giá của Nhà nước về hàng hoá sản phẩm đối với đồng bào vùng sâu vùng xa. Hỗ trợ những hộ gia đình đủ khả năng vay vốn đầu tư mua phương tiện để làm dịch vụ vận chuyển lâm sản.

- Khuyến khích và thu hút các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu và nhà máy chế biến, tiêu thụ lâm sản, tạo đầu ra ổn định cho chủ rừng.

i) Giải pháp về vốn đầu tư

- Vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các hoạt động:

+ Trồng rừng sản xuất đối với đối tượng trồng rừng mới trên đất trống (Vải kém chất lượng) và hỗ trợ trong công tác khuyến lâm, trồng cây phân tán.

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ lâm sinh. + Khảo sát thiết kế.

+ Vốn, tư vấn khoa học và cây giống cho các mô hình khuyến lâm trồng rừng gỗ lớn: Lim xanh, Lát hoa; trồng rừng thâm canh năng suất cao trên 20m3/ha/năm.

- Vốn vay (theo lãi suất ưu đãi): Chủ yếu đầu tư cho phát triển rừng cây

gỗ lớn, rừng sản xuất, trong đó tập trung cho trồng rừng mới, khoanh nuôi phục hồi rừng. Đặc biệt là những diện tích trồng rừng cây gỗ lớn.

- Vốn liên doanh: Liên doanh giữa các hộ gia đình mà Hợp tác xã nông

nghiệp tại các xã làm đại diện với các công ty lâm nghiệp thuộc Tổng công ty lâm nghiê ̣p Việt Nam hoặc với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có vốn đầu tư. Vốn liên doanh chỉ tập trung vào khu vực rừng sản xuất.

- Vốn tự có: Bao gồm sức lao động và tiền thu lâm sản được khai thác từ

rừng sản xuất. Nguồn vốn này được đầu tư trở lại cho trồng rừng thay thế, bảo vệ rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên thuộc rừng sản xuất.

k) Về phát triển nguồn nhân lực

- Phối hợp với trường Đại ho ̣c Nông lâm Bắc Giang, trường Trung cấp nghề miền nú i đào tạo cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp bổ sung cho đội ngũ cán bộ cấp huyện và cấp xã.

- Thực hiện đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý ngành lâm nghiệp.

- Đào tạo tại chỗ về kỹ năng lâm nghiệp cho cán bộ khuyến lâm xã, thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất phương án quy hoạch sử dụng đất lâm nông nghiệp tại huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 100 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)