Thực trạng công tác bảo vệ và phát triển rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất phương án quy hoạch sử dụng đất lâm nông nghiệp tại huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 74 - 80)

1.1 .Cơ sở lý luận về quy hoạch

4.2. Hiện trạng tài nguyên rừng và công tác bảo vệ và phát triển rừng

4.2.2. Thực trạng công tác bảo vệ và phát triển rừng

4.2.2.1. Kết quả các hoạt động sản xuất lâm nghiệp

a) Tình hình giao rừng, giao đất lâm nghiệp

Thực hiện Đề án giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp huyện Yên Thế giai đoạn 2009 - 2013, năm 2010 toàn huyện đã hoàn thiê ̣n được 1.579 bô ̣ hồ sơ giao rừng và đất lâm nghiê ̣p cho 1.289 hô ̣ gia đình, cá nhân thuô ̣c 14 xã vớ i diê ̣n tích 924,9 ha; trong đó đã cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất cho 96 hộ ở xã Xuân Lương với diê ̣n tích 122,8 ha; đang trình cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất cho 1.193 hô ̣ với 802,2 ha thuô ̣c 13 xã trong huyê ̣n.

Công tác giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp ở Yên Thế đã cơ bản hoàn thành. Tính đến tháng 8/2011, đã tổ chức cho thuê 1.394,9 ha; giao 3.952,2 ha cho 02 doanh nghiệp nhà nước và 6.017,4 ha cho các hộ gia đình, cá nhân trên toàn huyện, số còn lại 1.255,6 ha được UBND các xã đang quản lý và sẽ tiếp tục rà soát để giao cho các chủ sử dụng.

Nhìn chung, công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp đang được thực hiện theo đúng quy đi ̣nh, trình tự, thủ tục của Nhà nước. Các tổ chức cá nhân được giao đất, giao rừng yên tâm đầu tư sản xuất, kinh doanh, phát triển sản xuất lâm nghiệp. Tuy đã đạt được những kết quả nhất định nhưng tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân và các tổ chức, các doanh nghiệp được nhà nước giao rừng và đất lâm nghiệp (hai doanh nghiê ̣p nhà nước là Công ty trách nhiê ̣m hữu ha ̣n mô ̣t thành viên lâm nghiê ̣p Yên Thế và Lâm trường Đồng Sơn vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).

b) Kết quả hoạt động sản xuất lâm nghiệp

Thông qua đầu tư của các chương trình dự án như: Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (Dự án 661), Dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất theo Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg (Dự án 147), hoa ̣t đô ̣ng sản xuất của các Công ty lâm nghiệp và của người dân đi ̣a phương, ngành lâm nghiệp huyện Yên Thế đã đạt được những kết quả cụ thể như sau:

Bảng 4.7. Kết quả sản xuất lâm nghiệp 2005 – 2010

STT Hạng mục Đơn vị tính Kết quả

1 Bảo vệ rừng ha 6.806,9

2 Khoanh nuôi phục hồi rừng ha/năm 3.826,7

3 Trồng rừng mới ha 4.930,0

4 Khai thác lâm sản

- Gỗ m3 169.751,0

- Củi Ster 42.382,0

Nguồn: Hạt kiểm lâm huyện Yên Thế (2005-2010)

Kết quả bảng 4.7 cho thấy:

Công tác quản lý bảo vệ rừng hàng năm được các đơn vị trên địa bàn huyện tích cực thực hiện và sử dụng có hiệu quả vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ.

Đã tổ chức khoán bảo vệ và khoanh nuôi được 10.633,6 lượt ha rừng.

Trồng mới được 4.930,0 ha; công tác trồng rừng và chăm sóc rừng trồng đạt kết quả tương đối tốt cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên cơ cấu cây trồng rừng còn đơn điệu, chủ yếu là Bạch đàn, Keo. Suất đầu tư trồng rừng còn thấp, do vậy ảnh hưởng đến chất lượng rừng trồng. Tuy công tác giống cây trồng đang được chú ý, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác chọn giống những năm gần đây có tiến bộ song vẫn còn nhiều hạn chế, như chủng loại cây trồng chưa phong phú, mới chỉ quan tâm đến cây gỗ mọc nhanh, mà chưa quan tâm đến cây bản địa.

Khai thác trên 2.000,0 ha rừng trồng, sản lượng khai thác gỗ đạt 169.751 m3 và 42.382 Ster củi. Tuy nhiên, hiện nay gỗ củi có có đường kính (D) > 6 cm được tính theo giá gỗ nguyên liệu nên thực tế gỗ sản phẩm thống kê theo tiêu chuẩn cũ thấp hơn thực tế rất nhiều.

Cá c hoạt động khác: Công tác tuyên truyền chính sách, pháp luâ ̣t về bảo vệ

và phát triển rừng; Công tác Kiểm lâm đi ̣a bàn; Công tác theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiê ̣p; Công tác Pháp chế thanh tra; Công tác Kiểm tra, giám sát và hướng dẫn các chủ rừng khai thác, sử du ̣ng rừng; Công tác quản lý chất lượng, xuất xứ nguồn giống ... luôn được duy trì và đa ̣t kết quả tốt. Đă ̣c biê ̣t là công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) đã được UBND huyện đă ̣t lên hàng đầu: Luôn duy trì 01 ban chỉ đa ̣o PCCCR cấp huyê ̣n và 14 ban chỉ huy PCCCR cấp xã; Chỉ đạo xây dựng các phương án PCCCR các cấp hàng năm; Tổ chức lực lượng xung kích các cấp đủ sức khống chế các đám cháy trong mọi tình huống; Duy trì hợp đồng với 11 lao động PCCCR chuyên trách ở 8 xã trọng điểm; tổ chức theo dõi chặt chẽ cấp dự báo cháy rừng để đề phòng ... Tất cả các hoa ̣t đô ̣ng trên đã góp phần ha ̣n chế nguy cơ phá rừng, cháy rừng ta ̣i đi ̣a phương, tạo điều kiê ̣n cho ngành lâm nghiê ̣p Yên Thế phát triển đúng hướng và bền vững.

c) Hoạt động của các dự án lâm nghiệp trên địa bàn huyện

Trên địa bàn huyện đã và đang thực hiện các chương trình dự án lâm nghiệp cụ thể như sau:

+ Từ năm 1995 - 2005, thực hiện dự án PAM 5322, Chương trình 327, chương trình 5 triê ̣u ha và sự đầu tư trồng rừng bằng nguồn vốn vay của các chủ rừng. Kết quả đã trồng được 3.692,7 ha rừng gỗ, hàng trăm nghìn cây phân tán, 4.081,0 ha rừng đă ̣c sản (cây ăn quả - Vải) trên đất lâm nghiê ̣p, khoán khoanh nuôi 1.242,5 ha.

+ Dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất theo Quyết định số 147/2007/QĐ- TTg (dự án 147) được triển khai thực hiện từ năm 2009 đến năm 2015. Đến 31/8/2011 dự án đã thu được mô ̣t số kết quả như: Trồng mới 739,9 ha rừng tập trung; trồng 1.014.496 cây phân tán; xây dựng 12 km đường ranh cản lửa vớ i tổng vốn đầu tư trên 2,3 tỷ đồng.

+ Dự án Trồng rừng nguyên liệu của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp Yên Thế, Lâm trường Đồng Sơn (Công ty Lâm nghiệp Đông bắc).

Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có các dự án quy mô nhỏ do các doanh nghiệp, công ty TNHH tự bỏ vốn tham gia các hoạt động sản xuất lâm nghiệp.

d) Tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh

* Hệ thống quản lý

Bộ máy quản lý nhà nước về lâm nghiệp trên địa bàn huyện gồm: UBND huyện và UBND các xã.

- Phòng Nông nghiệp là đơn vị tham mưu cho UBND huyện về lĩnh vực Nông-Lâm nghiệp.

- Hạt Kiểm lâm là cơ quan kiểm tra, giám sát việc thi hành luật bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện, kết hợp triển khai các Dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất theo Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg.

- Cấp xã: Có 01 cán bộ phụ trách công tác khuyến lâm.

Nhìn chung hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về lâm nghiệp trên địa bàn huyện là khá hoàn chỉnh.

* Hệ thống sản xuất kinh doanh lâm nghiệp

Hiện nay, trên địa bàn huyện có 3 doanh nghiệp làm nhiệm vụ sản xuất kinh doanh lâm nghiệp, trong đó có 2 Công ty TNHH MTV là công ty Lâm nghiệp Yên Thế và công ty Lâm nghiệp Đông Bắc. Ngoài thực hiện sản xuất kinh doanh rừng trong phạm vi được giao, còn có vai trò dịch vụ lâm nghiệp (cung cấp giống, dịch vụ kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm…). Hai công ty này được nhà nước quan tâm đầu tư, xây dựng đã có nhiều đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội lâm nghiệp và đã làm tốt chức năng là nòng cốt, là cầu nối thực hiện chính sách phát triển lâm nghiệp của Nhà nước và là trung tâm chuyển giao khoa học kỹ thuật lâm nghiệp.

Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Trường Lộc được cho thuê 1.394,9 ha và thực hiện dự án phát triển lâm nghiệp bền vững theo giấy phép đầu tư đã được UBND tỉnh cấp tháng 6 năm 2011.

e) Hoạt động chế biến gỗ và lâm sản

- Hiện tại trên địa bàn huyện có 04 doanh nghiệp kinh doanh gỗ trụ mỏ và 72 cơ sở chế biến gỗ (trong đó có 01 cơ sở băm dăm, 71 cơ sở xẻ và bóc gỗ) với mức tiêu thụ khoảng 20.000 - 25.000 m3 gỗ nguyên liệu/năm. Có ngày tổng các cơ sở chế biến này sử dụng hết khoảng 500 m3 gỗ cho chế biến không kể nguồn cung cấp cho trụ mỏ, đây là một thách thức lớn cho nguồn cung cấp gỗ nguyên liệu trong tương lai.

- Hàng năm, khai thác bình quân khoảng 500 - 700 ha rừng trồng, đạt sản lượng khai thác 30.000 - 40.000 m3 gỗ và một số loại lâm sản phụ khác. Với lượng khai thác lâm sản như trên ngoài đáp ứng nhu cầu sử dụng gỗ và củi tại chỗ, Yên Thế cũng đã cung cấp một lượng khá lớn lâm sản cho các nhà máy giấy và nhu cầu xây dựng, chế biến cho các vùng lân cận.

4.2.2.2. Những tồn tại và nguyên nhân

a) Tồn tại

- Công tác phát triển rừng và kinh doanh, chế biến lâm sản đã được chú trọng song vẫn còn có nhiều hạn chế. Do thiếu vốn nên các chủ rừng mới chỉ

quan tâm tới việc kinh doanh rừng gỗ nhỏ, chu kỳ kinh doanh ngắn. Chưa quan tâm tới việc kinh doanh rừng gỗ lớn, các loài cây bản địa có giá trị kinh tế và phòng hộ, môi trường sinh thái cao.

- Công tác xây dựng và phát triển vốn rừng còn chậm, giá trị sản xuất lâm nghiệp còn thấp.

- Tình trạng lấn, chiếm, tranh chấp đất lâm nghiệp trên địa bàn còn diễn ra khá phức tạp, kéo dài.

- Trồng rừng theo quy mô hộ gia đình với diện tích nhỏ lẻ là hạn chế lớn đối với việc xây dựng các vùng trồng rừng nguyên liệu tập trung.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật ngành lâm nghiệp tuy được đầu tư nhưng còn hạn chế và thiếu đồng bộ. Các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh nghề rừng còn ít, vốn đầu tư cho công tác bảo vệ, khoanh nuôi và trồng rừng còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển lâm nghiệp hiện nay.

- Các cơ sở chế biến gỗ chủ yếu là tư nhân có quy mô nhỏ, trang thiết bị thô sơ, thiếu vốn đầu tư, sản phẩm chưa có tính cạnh tranh cao, nguồn nguyên liệu cung cấp không đủ nên các cơ sở chế biến chưa phát huy được hết công suất.

b) Nguyên nhân

* Nguyên nhân khách quan

- Sản xuất lâm nghiệp có chu kỳ kinh doanh dài, phụ thuộc thiên nhiên, rủi ro lớn, lợi nhuận thấp. Kinh phí đầu tư và suất đầu tư còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển lâm nghiệp. Đời sống của người dân sống gắn bó với rừng còn gặp nhiều khó khăn, không có khả năng đầu tư vốn cho trồng rừng.

- Một số cơ chế chính sách khuyến khích bảo vệ rừng, trồng rừng và tham gia đầu tư kinh doanh nghề rừng chưa phù hợp; công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển lâm nghiệp chưa đồng bộ.

- Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào phát triển vốn rừng và kinh tế rừng chưa được coi trọng đúng mức.

* Nguyên nhân chủ quan

- Người dân đã nhận thức được tác dụng kinh tế của rừng, nhưng chưa nhận thức đầy đủ về vai trò vị trí và ý nghĩa của kinh doanh rừng gỗ lớn đối với phát triển kinh tế và môi trường.

- Chưa khai thác hết tiềm năng đất đai hiện có để phát triển sản xuất, chưa huy động hết tiềm năng nội lực hiện có của nhân dân.

- Sự phối kết hợp giữa các Ban, ngành và chính quyền địa phương chưa được chặt chẽ.

- Ngân sách nhà nước không đủ đầu tư cho khoán bảo vệ rừng sản xuất nên chính quyền và chủ rừng ít quan tâm tới việc bảo vệ và phát triển diện tích rừng tự nhiên nghèo kiệt hiện còn.

- Cấp ủ y, chính quyền các cấp chưa kiên quyết trong công tác giải quyết dứt điểm, xử lý các vụ lấn chiếm và hòa giải các tranh chấp về rừng và đất lâm nghiê ̣p từ cơ sở nên để tình tra ̣ng tranh chấp, lấn chiếm rừng và đất lâm nghiệp kéo dài đă ̣c biê ̣t là ở vùng giáp ranh với xã Bình Long, huyê ̣n Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

- UBND các xã không có Phó Ban Lâm nghiệp là cán bộ chuyên trách, tham mưu cho Hạt Kiểm lâm huyện và chính quyền địa phương thực hiện công tác QLBVR, PCCCR trên địa bàn.

- Chính quyền địa phương chưa thực sự chủ động thu hút các nguồn lực xã hội tham gia bảo vệ và phát triển rừng, còn nặng tư tưởng trông chờ vào ngân sách nhà nước cấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất phương án quy hoạch sử dụng đất lâm nông nghiệp tại huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 74 - 80)