Một số kết luận rút ra từ nghiên cứu; kinh nghiệm của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất phương án quy hoạch sử dụng đất lâm nông nghiệp tại huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 33)

và trên thế giới về quy hoạch sử dụng đất

Từ kết quả tổng kết và phân tích các nghiên cứu và thử nghiệm về quy hoạch lâm nông nghiệp ở Việt Nam và trên thế giới cho phép rút ra một số kết luận cho nghiên cứu:

Tuy đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, thử nghiệm về QHSDĐ, quy hoạch nông lâm nghiệp nhưng trên thế giới và cả Việt Nam đều chưa có phương pháp luận, lý thuyết hoàn chỉnh chính thống cho quy hoạch lâm nông nghiệp đặc biệt là ở cấp cơ sở.

Trên thế giới, cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội thì quy hoạch luôn phải đi trước một bước. Quy hoạch lâm nghiệp cũng vậy, nó luôn đi theo phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo và thể hiện được tầm nhìn trong việc phân vùng kinh tế và sử dụng một cách tối đa có hiệu quả nhưng hài hoà giữa các vùng trong chiến lược phát triển lâm nghiệp chung của đất nước.

Ở Việt Nam đã tiến hành quy hoạch lâm nghiệp cho các cấp quản lý, kinh doanh và các cấp quản lý lãnh thổ ở tầm vĩ mô, vi mô. Trên cơ sở quy hoạch lâm nghiệp trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia, xác định phương hướng,

nhiệm vụ phát triển lâm nghiệp trên toàn quốc, xác định tiến độ thực hiện từng hạng mục làm cơ sở cho việc quy hoạch lâm nghiệp của các tỉnh. Quy hoạch lâm nghiệp cấp huyện phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, huyện và định hướng quy hoạch lâm nghiệp toàn tỉnh, vùng.

- Chưa có nghiên cứu đầy đủ về quy hoạch lâm nông nghiệp cấp địa phương. Mặc dù đã có một số những thử nghiệm về quy hoạch sử dụng đất cấp địa phương nhưng những thử nghiệm này chưa được tổng kết, đánh giá và phát triển thành phương pháp luận.

- Phương pháp QHSDĐ chưa thực sự thống nhất mỗi địa phương, mỗi dự án sử dụng một phương pháp QHSDĐ riêng.

- Nội dung quy hoạch vẫn chưa xác định rõ mối quan hệ giữa quy hoạch cấp huyện với quy hoạch cấp tỉnh, chưa có sự thống nhất và tính riêng rẽ giữa quy hoạch cấp huyện với cấp xã.

- Thiếu sự phối hợp giữa các ngành trong xây dựng phương án QHSDĐ dẫn tới lúng túng, chồng chéo trong sử dụng đất ở nhiều địa phương.

- Thiếu các nghiên cứu cơ bản hỗ trợ cho công tác QHSDĐ cho từng địa phương cụ thể như một số vấn đề cần tiến hành nghiên cứu trước như đánh giá tiềm năng đất đai, nghiên cứu chiến lược thị trường tiêu thụ lâm nông sản, nghiên cứu tập đoàn cây trồng... dẫn tới tính khả thi của phương án QHSDĐ không cao.

Chương 2

MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu

2.1.1. Mục tiêu tổng quát

Nghiên cứu, đề xuất phương án quy hoạch sử dụng đất lâm nông nghiệp huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang nhằm sử dụng đất lâm nông nghiệp bền vững góp phần thực hiện Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2020.

2.1.2. Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá thực trạng sử dụng đất lâm nông nghiệp của huyện Yên Thế. - Đánh giá thực trạng công tác bảo vệ và phát triển rừng của huyện Yên Thế. - Đề xuất phương án quy hoạch sử dụng đất lâm nông nghiệp huyện Yên Thế đến năm 2020 làm cơ sở triển khai thực hiện Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020 theo Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là rừng và đất lâm nông nghiệp của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.

2.2.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là 21 đơn vị hành chính của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, gồm: Thị trấn Bố Hạ, Cầu Gồ; các xã: Bố Hạ, Đồng Sơn, Đồng Hưu, Hương Vĩ, Đồng Kỳ, Hồng Kỳ, Tân Sỏi, Đồng Lạc, Đồng Vương, Đồng Tiến, Canh Nậu, Xuân Lương, Tam Tiến, Tam Hiệp, Phồn Xương, Tam Hiệp, An Thượng, Tiến Thắng, Đồng Tâm.

2.3. Nội dung nghiên cứu

- Hiện trạng sử dụng đất của huyện Yên Thế.

- Hiện trạng tài nguyên rừng và công tác bảo vệ và phát triển rừng của huyện. - Dự báo nhu cầu sử dụng đất, về phát triển kinh tế, dân số, lao động và nhu cầu sử dụng lâm sản của huyện.

- Đề xuất phương án quy hoạch sử dụng đất lâm nông nghiệp và phương án quy hoạch lâm nghiệp huyện Yên Thế đến năm 2020.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp luận

Quy hoạch lâm nghiệp là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả cao nhằm khai thác các tiềm năng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, nguồn lao động sẵn có. Để đặt được mục đích đó cần phải thông qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất của cả nước, cần phải tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất cùng với các tư liệu sản xuất khác gắn liền với đất nhằm nâng cao hiệu quả đối với đất, sản xuất, tạo điều kiện bảo vệ đất, bảo vệ môi trường. Vì vậy công tác quy hoạch phải đảm bảo những đặc tính của công tác quy hoạch: Tính ưu tiên, tính tiết kiệm, tính tích cực và tính chỉ đạo trong thực tiễn.

Công tác quy hoạch cấp vĩ mô phải đảm bảo tính tham gia của cộng đồng địa phương và sự chỉ đạo của cấp trên ở một mức độ hợp lý. Phù hợp với chính sách, quy hoạch cấp trên (cấp tỉnh) và phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của cộng đồng, tận dụng được lợi thế của địa phương và có tính địa phương nhất định.

Trên quan điểm quy hoạch là công tác hoạch định cho tương lai dựa trên phân tích quá khứ và đánh giá hiện tại. Cụ thể là quy hoạch lâm nghiệp tại cấp huyện vừa phải đảm bảo phát triển ngành tuân theo quy hoạch tổng thể phát triển nông thôn, vừa phải đảm bảo phát triển các ngành khác. Phát triển

lâm nghiệp phải cùng với các ngành khác để bảo đảm phát triển chung trên quan điểm công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn miền núi.

Ngoài ra, quy hoạch phải đảm bảo sự phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường, trong đó phát triển phải nằm trong tổng thể các yếu tố bên ngoài (chính sách, quy hoạch cấp trên, các chương trình dự án. . . ) với mối quan hệ với các yếu tố bên trong (sinh thái, nhân văn).

2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập các văn bản của trung ương, tỉnh, huyện có liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch lâm nghiệp.

- Kế thừa có chọn lọc các nguồn tài liệu từ các cơ quan chuyên ngành như: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thống kê tỉnh, phòng Thống kê và các cơ quan chuyên môn khác thuộc tỉnh, huyện, xã, bao gồm:

+ Các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện.

+ Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang. + Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Yên Thế. + Báo cáo kết quả rà soát 3 loại rừng tỉnh Bắc Giang.

+ Các chương trình, công trình điều tra cơ bản về tài nguyên rừng, động vật rừng.

- Khai thác, sử dụng các loại bản đồ (đất, hiện trạng rừng).

2.4.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Trên cơ sở các tài liệu và thông tin được kế thừa có chọn lọc tiến hành điều tra khảo sát thực địa nhằm kiểm nghiệm và bổ sung cho những tài liệu và thông tin này, cụ thể:

- Khảo sát thực địa để nắm tổng quát về tình hình sử dụng đất, tình hình sử dụng rừng, tình hình giao đất, giao rừng.

- Rà soát bản đồ hiện trạng sử dụng đất, giao đất, giao rừng kết hợp với việc phân tích diễn biến tài nguyên rừng theo thời gian.

- Khảo sát mô hình sản xuất, tìm hiểu phong tục tập quán, trình độ sản xuất của người dân.

Kết hợp giữa các nguồn tài liệu được kế thừa và điều tra thực địa nhằm bổ sung và loại trừ những sai sót làm cơ sở đối chứng và chọn lọc số liệu chuẩn để thực hiện đề tài.

2.4.4. Phương pháp phân tích số liệu

- Các thông tin liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội như: vị trí địa lý, địa hình địa thế, khí hậu thời tiết, đất đai, tài nguyên động thực vật, thực trạng phát triển kinh tế, dân số, thành phần dân tộc, cơ sở hạ tầng... được kế thừa có chọn lọc từ nguồn tài liệu của các cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh, huyện, xã.

- Hệ thống các thông tin liên quan đến tổ chức và thể chế được tổng hợp và phân tích bằng phương pháp SWOT để đánh giá điểm mạnh (Strongth), điểm yếu (Weakness), Cơ hội (Oppotunity) và những hạn chế, nguy cơ, thách thức (Threat) để đề xuất giải pháp quy hoạch phù hợp.

- Tổng hợp phân tích các thông tin chuyên đề như: Tình hình sử dụng đất, tình hình sản xuất lâm nghiệp; Khai thác tối đa các thông tin từ các bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ địa hình, bản đồ phân chia các loại rừng; Bản đồ quy hoạch được xây dựng dựa trên bản thuyết minh và tuân theo đúng các quy định về làm bản đồ.

- Các thông tin điều tra phục vụ cho quy hoạch bảo vệ và phát triển lâm nghiệp được tổng hợp theo phương pháp tối ưu hoá mục tiêu và phân tích đa tiêu chuẩn áp dụng cho xây dựng kế hoạch. Trong quá trình xử lý tài liệu, tiến hành chỉnh lý và sắp xếp các thông tin theo thứ tự ưu tiên mức độ quan trọng của vấn đề phân tích các ý kiến quan điểm để lựa chọn tìm ra giải pháp.

- Tham vấn các nhà quản lý, nhà chuyên môn, các doanh nghiệp thông qua việc phỏng vấn trực tiếp, tổ chức hội thảo.

- Xử lý số liệu bằng phần mềm Microsoft Excel, soạn thảo trình bày luận văn bằng phần mềm Microsoft Word.

- Sử dụng công nghệ GIS để xây dựng bản đồ quy hoạch bằng phần mềm MapInfor 9.0.

* Khung lô gic nghiên cứu

Mục tiêu

cụ thể Nội dung Phương pháp

Dự kiến kết quả đạt được (1) (2) (3) (4) - Đánh giá thực trạng sử dụng đất lâm nông nghiệp và công tác bảo vệ và phát triển rừng của huyện Yên Thế của huyện Yên Thế

- Điều tra, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội.

- Điều tra, đánh giá hiện trạng sử dụng đất LNN và tình hình sản xuất LNN.

1. Điều tra tình hình sản xuất LNN

2. Điều tra hiện trạng quản lý sử dụng đất LNN.

3. Xây dựng bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng.

4. Diện tích phân theo 3 loại rừng.

1. Phân tích những thuận lợi và khó khăn của điều kiện cơ bản đối với phát triển sản xuất LNN.

2. Tổng kết về tình hình sử dụng đất đai, tài nguyên rừng.

3. Xác định được tình hình sử dụng lâm nông sản của địa phương.

4. Bảng thống kê diện tích phân theo 3 loại rừng. Đề xuất phương án quy hoạch sử dụng đất lâm nông nghiệp huyện Yên Thế đến năm 2020

- Dự báo nhu cầu sử dụng đất, về phát triển kinh tế, dân số, lao động và nhu cầu sử dụng lâm sản của huyện - Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất LNN. - Quy hoạch phân bổ các loại đất.

- Quy hoạch các biện pháp sản xuất LNN

1. Thu thập thông tin kết hợp điều tra thực tế, phân tích và tổng hợp tài liệu.

2. Thu thập các loại bản đồ hiện có, phúc tra khoanh vẽ ranh giới.

3. Tổng hợp và phân tích số liệu có liên quan và các thông tin điều tra chuyên đề. 4. Dựa vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và hiện trạng, tiềm năng đất đai, nguồn lực của địa phương. + Kế thừa tài liệu kết hợp với điều tra khảo sát thực tế có sự tham gia của cộng đồng. + Thu thập thông tin qua điều tra phỏng vấn và tổng hợp tài liệu.

1. Xác định nhu cầu sử dụng đất trong kỳ kế hoạch. 2. Đánh giá tiềm năng đất đai, nêu được quan điểm sử dụng đất.

3. Bản đồ quy hoạch. 4. Xác định diện tích, vị trí 3 loại rừng lên bản đồ hiện trạng.

5. Đưa ra các chỉ tiêu cụ thể cần đạt được trong kỳ kế hoạch.

6. Đề xuất các giải pháp thực hiện phương án quy hoạch.

Chương 3

ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí, địa lý

Yên Thế là huyê ̣n miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang: Phía Đông giáp huyê ̣n Hữu Lũng tỉnh La ̣ng Sơn; phía Tây, Tây Bắc giáp huyện Phú Bình, Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên; phía Nam giáp huyê ̣n La ̣ng Giang, huyện Tân Yên – tỉnh Bắc Giang; phía Bắc giáp huyê ̣n Võ Nhai - tỉnh Thái Nguyên. Huyện có 21 đơn vị hành chính xã và thị trấn; trung tâm văn hóa, chính trị - xã hội là thị trấn Cầu Gồ, cách thành phố Bắc Giang 27 km theo tỉnh lộ 398 về phía Tây Bắc.

3.1.2. Địa hình, địa thế

Yên Thế là huyê ̣n thuộc vùng núi thấp, nhiều sông suối, đi ̣a hình chia cắt đa dạng, dốc dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và có thể chia thành 3 da ̣ng đi ̣a hình chính như sau:

- Địa hình vùng núi: Phân bố chủ yếu ở phía Bắc, thường bi ̣ chia cắt bởi độ dốc khá lớn, đô ̣ dốc từ 160-350 (cấp III và cấp IV), hướng dốc chính từ Bắc xuống Nam. Độ cao trung bình so với mực nước biển từ 200-300m. Da ̣ng đi ̣a hình này có diê ̣n tích 9.200,2 ha (chiếm 30,7% diê ̣n tích tự nhiên của huyê ̣n), đất đai có độ phì khá, khả năng phát triển rừng còn rất lớn, rất thích hợp với cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiê ̣p và chăn nuôi gia súc.

- Địa hình đồi thấp: Phân bố rải rác ở các xã trong huyê ̣n, có độ chia cắt trung bình, đi ̣a hình lượn sóng, đô ̣ dốc bình quân 8-150 (cấp II và cấp III). Đô ̣ phì đất trung bình, chủ yếu là đất sét pha sỏi, độ che phủ rừng trung bình. Loa ̣i đi ̣a hình này có diê ̣n tích 8.255,0 ha (chiếm 27,4% diê ̣n tích tự nhiên của huyê ̣n). Điều kiê ̣n đi ̣a hình và đất đai thích hợp với cây ăn quả lâu năm, cây lâm nghiệp kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm.

- Địa hình đồng bằng: nằm ven các sông, suối và các dải ruộng nhỏ ke ̣p giữa các dãy đồi. Đô ̣ dốc bình quân 0-80 (cấp I), vù ng này có diê ̣n tích 10.633,0 ha (chiếm 35,3% diện tích tự nhiên của huyê ̣n). Điều kiê ̣n đi ̣a hình và đất đai này thích hợp cho viê ̣c phát triển cây lương thực và rau màu.

3.1.3. Khí hậu, thủy văn

3.1.3.1. Khí hậu

a) Nhiệt độ

Do đặc điểm của địa hình, địa mạo đã chi phối điều kiện khí hậu trên địa bàn huyê ̣n, hơn nữa Yên Thế nằm trong vòng cung Đông Triều, có khí hâ ̣u nhiệt đới gió mùa nóng, ẩm. Khí hâ ̣u chia hai mùa rõ rê ̣t, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiê ̣t đô ̣ bình quân cả năm là 23,40C. Trong đó: Cao nhất là các tháng 6,7,8; thấp nhất là các tháng 12,1,2 (có khi xuống tới 0-10C).

Tổng tích ôn trong năm đa ̣t 8.500 - 9.0000C. Bứ c xa ̣ nhiê ̣t trung bình, tổng số giờ nắng 1.729,7 giờ/năm, phù hợp với nhiều loa ̣i cây trồ ng phát triển và trồng đươ ̣c nhiều vu ̣ trong năm.

b) Lượng mưa, độ ẩm

Lươ ̣ng mưa bình quân hằng năm là 1.515,4 mm, thuô ̣c vùng mưa trung bình của miền trung du Bắc Bô ̣ và phân bố không đều trong năm. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 chiếm tới 85% tổng lươ ̣ng mưa cả năm, trong đó tâ ̣p trung nhiều vào các tháng 6,7,8 nên dễ gây ngâ ̣p úng ở những nơi có địa hình thấp và thường không kéo dài.

Ngươ ̣c la ̣i, trong mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất phương án quy hoạch sử dụng đất lâm nông nghiệp tại huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)