1.2. Nội dung quản lý nhà nƣớc về vệ sinh antoàn thực phẩm
1.2.3. Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về VSATTP
Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi các chính sách và pháp luật của nhà nƣớc đối với ATVSTP là việc các cơ quan quản lý sử dụng quyền lực của mình tiến hành kiểm tra các chủ thể trong xã hội về tình hình chấp hành các quy định pháp lý và thực hiện các chế tài cần thiết theo quy định.
Chủ thể kiểm tra, giám sát là các tổ chức, cơ quan có quyền thực hiện kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.
“Công tác kiểm tra, thanh tra về VSATTP luôn đƣợc coi là một hoạt động quan trọng và ƣu tiên của công tác quản lý nhà nƣớc về VSATTP. Hoạt động thanh
tra, kiểm tra đƣợc tiến hành đồng loạt ở cấp Trung ƣơng và địa phƣơng, tiến hành định kỳ vào các đợt cao điểm nhƣ mùa lễ hội, bão lụt..hay đột xuất nhƣ dịch bệnh, các sự cố đặc biệt nhƣ sữa nhiễm melamine... Với Nhà nƣớc, kiểm tra là nội dung không thể thiếu của công tác quản lý. Thông qua kiểm tra, các chủ thể quản lý tự điều chỉnh hành vi của mình theo mục tiêu, nhiệm vụ quản lý Nhà nƣớc, cơ quan quản lý cấp trên có thể thƣờng xuyên xem xét tình hình triển khai, thực hiện nhiệm vụ cơ quan cấp dƣới.”
“Việc kiểm tra, kiểm soát thực hiện về VSATTP phải có một hệ thống pháp luật đầy đủ và thực hiện đƣợc các yêu cầu nhƣ: đảm bảo sức khỏe nhân dân và phát triển giống nòi; cải tiến phù hợp với xu thế thế giới; đáp ứng đƣợc yêu cầu hội nhập hiện nay; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ Bộ, ngành tránh chồng chéo hoặc bỏ trống; đảm bảo phát hiện sai phạm, có biện pháp điều chỉnh kiểm soát bền vững các yếu tố nguy cơ VSATTP…”
“Nghị định số 79/2008/NĐ – CP quy định hệ thống tổ chức quản lý, thanh tra và kiểm nghiệm VSATTP. Nghị định này quy định rõ trách nhiệm của từng bộ, ban ngành trong việc quản lý nhà nƣớc về VSATTP, bên cạnh đó còn quy định rõ nhiệm vụ và chức năng của bộ phận thanh tra về việc đảm bảo VSATTP.”
“Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về VSATTP đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa các cấp, ngành, giữa trung ƣơng và địa phƣơng, nhất là trong lĩnh vực QLNN về VSATTP. Để công tác kiểm tra của nhà nƣớc đối với việc thực hiện các mục tiêu phát triển thƣơng mại, đòi hỏi bộ máy tổ chức và nhân sự phải phù hợp, kỹ thuật trang bị, thiết bị phục vụ nhiệm vụ kiểm soát phải đƣợc tăng cƣờng. Đồng thời, phải kết hợp với hệ thống kiểm soát khác của QLNN nhƣ thông tin, hoạch định, kiểm soát, thanh tra.”
1.2.4. Xử lý vi phạm pháp luật và cải ti n thực hiện
“Khi phát hiện vi phạm trong quá trình thực hiện, thì việc xử lý, điều chỉnh chính sách sao cho khắc phục đƣợc tình trạng hiện tại, cải tiến công tác thực hiện là một vấn đề đã và đang gặp nhiều khó khăn. Tùy theo mức độ vi phạm sẽ có biện pháp xử lý khác nhau.”
Tại điều 15 Nghị định số 45/2005/NĐ-CP ngày 06/4/2005 quy định về “xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, đã quy định rõ các hành vi vi phạm về VSATTP và mức xử phạt nhƣ: cảnh cáo hoặc phạt tiền, tịch thu công cụ dụng cụ vi phạm, thu hồi giấy phép kinh doanh,... Tùy từng trƣờng hợp sẽ áp dụng những mức xử phạt khác nhau và đƣợc quy định rất rõ trong nghị định này.”
“Dựa trên kết quả thu đƣợc trong quá trình thanh tra, kiểm tra, báo cáo kết quả thực hiện, Bộ Y tế sẽ có những điều chỉnh cho phù hợp. Các địa phƣơng khi thực hiện sẽ vận dụng sáng tạo vào điều kiện của từng địa phƣơng mình nhƣng vẫn đảm bảo đúng luật định đề ra.” (Chính phủ, 2005)
“Để giảm thiểu những sai phạm về VSATTP, nhà nƣớc cần phải có cơ chế đơn giản nhằm tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức thực hiện khi có sai phạm. Điều này đặc biệt quan trọng đối với ngƣời tiêu dùng (NTD) vì đây là đối tƣợng gánh chịu trực tiếp các hậu quả của các sai phạm do mất vệ sinh ATTP gây ra. Tuy nhiên, NTD lại đang có tâm lý e ngại khi đi khiếu nại tố cáo. Do đó, giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng mà các cơ quan QLNN cần nghiêm chỉnh thực hiện nhằm tạo môi trƣờng kinh doanh lành mạnh, bảo vệ đƣợc quyền lợi của NTD, tăng thêm niềm tin của ngƣời dân vào công tác QLNN đối với việc tiêu dùng các sản phẩm thực phẩm.”
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác QLNN về VSATTP
1.3.1. Y u tố về tổ chức bộ máy quản lý
Đây là yếu tố quan trọng nhất ảnh hƣởng đến công tác QLNN về VSATTP. Trong công tác quản lý việc tổ chức bộ máy khoa học đúng ngƣời đúng việc đủ năng lực đã quyết định phần lớn đến kết quả của công tác quản lý. Trong việc quản lý ATTP, cơ quan QLNN đƣợc giao nhiệm vụ cần thiết lập hệ thống tổ chức với đội ngũ con ngƣời tƣơng ứng với thực tiễn quản lý. Việc cơ cấu, tổ chức bộ máy quản lý ATTP trong điều kiện hiện nay đang là vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý. Mô hình quản lý hiện nay tuy đạt đƣợc những kết quả nhất định nhƣng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế xã hội dẫn tới bất cập nhƣ cồng kềnh về tổ chức, chồng chéo trong quản lý và thiếu một cơ chế phối hợp hiệu quả. Các tiêu chuẩn về ATTP dần dần lỗi thời do xuất hiện nhiều dòng sản phẩm thực phẩm mới. Với
những thay đổi đó đòi hỏi cơ quan quản lý phải thay đổi, thiết lập lại các bộ phận, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ cho từng bộ phận.
Bên cạnh đó, cần phải có những chính sách nhằm phát huy tối đa đƣợc các tiềm lực vốn có của các đối tƣợng quản lý mà ở đây là các nhà sản xuất, kinh doanh thực phẩm và ngƣời tiêu dùng nhằm đạt mục đích cuối cùng là nhà sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, sản phẩm thực phẩm làm ra an toàn, chất lƣợng góp phần tăng trƣởng kinh tế xã hội và ngƣời tiêu dùng biết lựa chọn, sử dụng thực phẩm một cách thông minh vì xã hội, gia đình và bản thân.
Để hoàn thiện và vận hành hiệu quả một bộ máy quản lý mạnh ngoài các yếu tố về chính trị, chính sách, con ngƣời thì yếu tài chính vô cùng quan trọng. “Việc thiếu về nguồn kinh phí và cơ sở vật chất hiện đại cũng gây trở ngại lớn trong công tác quản lý nhà nƣớc về VSATTP. Để kiểm tra chất lƣợng của các thực phẩm có đạt VSATTP hay không cần sự hỗ trợ rất lớn từ các phƣơng tiện máy móc hiện đại. Nếu chỉ dựa vào quan sát, sẽ không thể thấy đƣợc các mối nguy hiểm ẩn sâu trong thực phẩm đó do sự dụng chất bảo quản, chất phụ gia, chất làm tƣơi sống, thuốc trừ sâu,…Hơn thế nữa, nguồn kinh phí dành cho quản lý về VSATTP còn thấp dẫn đến hiệu quả đạt đƣợc chƣa cao.”
1.3.2. Tập quán v n hóa, nhận thức, t m nhìn, của ngư i tiêu dùng về VSATTP
ATTP đã trở thành một vấn đề quan tâm hàng đầu của ngƣời tiêu dùng, ngƣời sản xuất, chế biến, ngƣời quản lý các cấp chính quyền. ATTP “không chỉ góp vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe ngƣời tiêu dùng mà còn là nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thanh Sơn. Những nhận thức chƣa đúng đắn của ngƣời tiêu dùng về VSATTP đang là một trong những nguyên nhân làm gia tăng thiệt hại về ngƣời và tài sản của chính mình cũng nhƣ của toàn xã hội.”
Nguyên nhân đầu tiên là do phong tục, tập quán của ngƣời dân. Đây là yếu tố rất quan trọng, ảnh hƣởng đến vấn đề bảo đảm ATTP. Truyền thống sản xuất, kinh doanh, sử dụng thực phẩm từ quá khứ cũng ảnh hƣởng ít nhiều đến công tác quản lý về ATTP nhƣ việc kinh doanh hàng rong nhỏ lẻ, các chợ truyền thống, sản xuất theo kinh nghiệm truyền từ ông bà…. Các loại hình sản xuất, kinh doanh kể trên trong
thời đại phát triển ngày nay một số vẫn còn mang những nét đặc trƣng, góp phần vào sự đa dạng nền văn hóa tuy nhiên với góc độ ATTP và bảo đảm sức khỏe của ngƣời dân hiện nay thì một số đã trở thành thách thức cho nhà quản lý. "Ngƣời dân trong huyện thƣờng hay mua hàng ở những nơi tiện cho mình nhất, ở khu chợ truyền thống đông ngƣời. Các sản phẩm hàng ngày mua thƣờng của hộ gia đình khác bán ra với sự gia công bằng tay hoặc bằng máy thô sơ, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngƣời tiêu dùng chƣa nhận thức đƣợc mối nguy hiểm bởi thói quen tiêu dùng trên. Những sản phẩm chƣa qua kiểm duyệt có thể mang lại một mối nguy hại lớn đến sức khỏe ngƣời tiêu dùng, đôi khi trong số những thực phẩm đó còn mang mầm bệnh ảnh hƣởng đến giống nòi."
“Nguyên nhân thứ hai do nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống của con ngƣời ngày càng đƣợc nâng cao thì nhu cầu về các loại thực phẩm phục vụ cho đời sống hàng ngày của ngƣời dân tăng lên. Điều này khiến cho việc cung các loại hàng thực phẩm tăng lên nhanh chóng, xuất hiện nhiều cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm chƣa qua kiểm định về chất lƣợng VSATTP, hoặc chƣa có giấy chứng nhận VSATTP hoạt động. Hàng loạt những cơ sở chế biến, sản xuất, kinh doanh thực phẩm mọc lên do thị yếu của ngƣời tiêu dùng gây nhiều khó khăn cho các cơ quan QLNN trên địa bàn huyện.”
“Nguyên nhân cuối cùng là việc nhận thức về VSATTP của ngƣời dân địa phƣơng chƣa cao. Họ không thấy đƣợc mức độ nguy hiểm của các loại thực phẩm không đủ tiêu chuẩn vệ sinh và vẫn tiêu dùng các loại thực phẩm mất vệ sinh do giá rẻ, tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm kém chất lƣợng, sử dụng nhiều chất bảo quản và phụ gia tăng lên, gây ra mối nguy hiểm lớn đến sức khỏe của ngƣời tiêu dùng. Điều này cũng cho thấy việc các cơ sở sản xuất kinh doanh không đủ tiêu chuẩn vệ sinh phát triển ngày càng nhiều là do vẫn có ngƣời tiêu dùng mua các loại thực phẩm này. Đây cũng là một thách thức lớn cho công tác quản lý nhà nƣớc về an toàn thực phẩm.”
1.3.3. Sự gia t ng của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và các chợ truyền thống
“Do dân số đông nên nhu cầu về thực phẩm ngày càng tăng. Để đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời dân, số lƣợng các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và chợ tăng nhanh trong những năm gần đây. Hiện Huyện có 316 cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm” ăn uồng, bao gồm: cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm, cơ sở bếp ăn tập thể, cơ sở dịch vụ ăn uống, cơ sở kinh doanh thức ăn đƣờng phố.
Theo thống kê của huyện, huyện có 24 “chợ truyền thống, các chợ phân bố rải rác ở thị xã và các xã. Số lƣợng chợ tuy lớn nhƣng chủ yếu là các chợ có quy mô nhỏ, cơ sở hạ tầng chƣa phát triển, phân bố không đều tập trung chủ yếu ở những khu vực thuận lợi, phát triển thƣơng mại. Điều này gây khó khăn cho công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nƣớc về VSATTP. Nhiều chợ đƣợc kiểm tra 2- 3 lần/năm nhƣ chợ Vàng, nhƣng đa số các chợ ở thôn xã chƣa đƣợc sự kiểm tra của cơ quan quản lý.”
“Việc tuyên truyền giáo dục về VSATTP trên địa bàn huyện Thanh Sơn cũng gặp nhiều khó khăn, lực lƣợng cho công tác tuyên truyền ít, các chợ lại phân bố không tập trung nên cơ quan quản lý nhà nƣớc phải phân tán lực lƣợng mỏng cho công tác tuyên truyền nên hiệu quả của việc tuyên truyền giáo dục về VSATTP trên địa bàn huyện Thanh Sơn vẫn còn thấp.”
1.3.4. Trình độ, n ng lực, phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý
Trong tổ chức quản lý thì yếu tố con ngƣời vô cùng quan trọng bởi mọi tổ chức đều do con ngƣời nắm giữ, điều khiển, chi phối nhằm bảo đảm thực hiện nhiệm vụ, đạt mục tiêu chung của tổ chức. Vì vậy con ngƣời quyết định sự thành công hay thất bại của chính họ và tổ chức đó. Do đó, để quản lý tốt vấn đề ATTP nhà quản lý phải luôn tự hoàn thiện mình để có đủ phẩm chất, trình độ, năng lực hoàn thành nhiệm vụ quản lý.
Để quản lý hiệu quả công tác ATTP các nhà quản lý cần phải có đủ trình độ năng lực nắm đƣợc tình hình, thực trạng vấn đề thực phẩm chính xác kịp thời muốn vậy phải có thông tin từ tất cả các nguồn nhƣ xã hội, đối tƣợng quản lý và từ quốc tế. Nhà quản lý về ATTP đƣa ra thông tin điều khiển dƣới các quyết định quản lý
nhƣ: mệnh lệnh, chỉ thị, quyết định… kèm theo đó là bảo đảm vật chất để đối tƣợng quản lý có thể thực hiện. “Đối tƣợng sản xuất, kinh doanh thực phẩm và ngƣời tiêu dùng muốn định hƣớng các hoạt động của mình trong việc bảo đảm ATTP phải tiếp nhận thông tin điều khiển, định hƣớng của nhà quản lý” cùng với bảo đảm vật chất để chọn cách xử sự và điều chỉnh bản thân nhằm thực hiện chính xác mệnh lệnh quản lý. Do đó thông tin là yếu tố luôn gắn liền với hoạt động quản lý và là cầu nối giữa nhà quản lý với đối tƣợng quản lý.
Ngoài yếu tố vì năng lực và trình độ nhà quản lý cần giữ đạo đức đức nghề nghiệp, bởi đội ngũ này thay mặt Nhà nƣớc thực hiện quyền lực của mình trong lĩnh vực ATTP trong quản lý, Cơ quan QLNN đƣợc xác định thẩm quyền theo luật định, với thẩm quyền của mình cơ quan QLNN về ATTP tác động trực tiếp lên toàn bộ đối tƣợng sản xuất, kinh doanh thực phẩm và ngƣời tiêu dùng để hƣớng tới việc chăm sóc sức khỏe nhân dân, buộc các đối tƣợng trên phải thực hiện theo khuôn khổ pháp luật. Bởi lẽ đó cơ quan quản lý phải tự xây dựng và củng cố uy quyền của mình thông qua việc hoàn thiện bản thân về năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức, có nhƣ vậy mới bảo đảm việc thực hiện yếu tố quyền lực có hiệu quả trên thực tiễn. Luôn giữ gìn phẩm chất đạo đức để không vì một lợi ích kinh tế nhỏ mà bỏ qua sai phạm của cơ sở dẫn đến hậu quả khôn lƣờng cho ngƣời tiêu dùng nếu sử dụng phải thực phẩm bẩn, thực phẩm kém chất lƣợng.
Các nguồn lực cho công tác quản lý nhà nƣớc về ATTP còn thiếu cả về số lƣợng và chất lƣợng sẽ ảnh hƣởng lớn tới hoạt động quản lý nhà nƣớc về ATVSTP.
“Sự thiếu hụt nhân lực về số lƣợng trong công tác tuyên truyền, giáo dục, thanh tra, kiểm tra giám sát, và đội ngũ nhân lực có đủ trình độ để hiểu các văn bản liên quan đến vệ sinh ATTP để đảm bảo cho việc tuyên truyền, thanh tra, kiểm soát...ảnh hƣởng nghiêm trọng đến nhận thức của ngƣời sản xuất và tiêu dùng thực phẩm. Thông tin không đƣợc truyền đạt đầy đủ đến ngƣời sản xuất, chế biến và ngƣời tiêu dùng dẫn đến sự lệch lạc trong tƣ tƣởng của các đối tƣợng bị tác động dẫn đến hiệu quả quản lý nhà nƣớc về VSATTP chƣa cao.”
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ 2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Thanh Sơn
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên
Thanh Sơn là một huyện miền núi nằm ở phía tây của tỉnh Phú Thọ, diện tích