Trong giai đoạn 2016-2018 trên địa bàn huyện, kết quả kiểm tra cho thấy mức độ sai phạm chủ yếu là chất lƣợng thực phẩm không đảm bảo, không đủ tiêu chuẩn, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu VSATTP. Cụ thể các cơ sở còn vi phạm, chƣa đạt chuẩn một vài nội dung nhƣ : Điều kiện vệ sinh cơ sở; Điều kiện trang thiết bị dụng cụ; Điều kiện về con ngƣời; Công bố hợp quy/phù hợp quy định ATTP; Ghi nhãn thực phẩm; Quảng cáo thực phẩm; Chất lƣợng sản phẩm thực phẩm…Đây là một vấn đề cần đƣợc quan tâm và xử lý kịp thời.
Thực tế cho thấy, Thanh Sơn là một huyện miền núi các cơ sở kinh doanh còn nhỏ lẻ chủ yếu là kinh doanh đƣờng phố nên chất lƣợng sản phẩm còn nhiều hạn chế. Sau khi có kết quả thanh tra kiểm tra về VSATTP tại các cơ sở sau mỗi lần thực hiện kế hoạch kiểm tra. Đoàn kiểm tra căn cứ vào kết quả vi phạm thực tế của các cơ sở, đồng thời căn cứ vào các văn bản pháp luật quy định về VSATTP để xử lý, cụ thể:
Trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018, các số cơ sở vi phạm bị phát hiện sau mỗi đợt kiểm tra vẫn còn nhiều, nhƣng mức độ vi phạm đƣợc đánh giá chƣa thật sự nghiêm trọng, trên địa bàn chƣa xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm nào trên 30 ngƣời, nên mức độ xử lý chủ yếu dừng lại ở hình thức nhắc nhở yêu cầu các cơ sở tuân thủ cam kết thực hiện VSATTP. Trong 3 năm qua đã xử phạt 66 lƣợt cơ sở vi phạm với tổng số tiền phạt bị xử phạt 55 triệu. Với mức phạt cao nhất là 3 triệu đồng đối với 8 cơ sở chiếm tỷ lệ 12,12% số cơ sở vi phạm. Còn lại chủ yếu mức phạt đối với các cơ sở vi phạm rơi vào khung phạt thấp nhất là 500 nghìn đồng, có đến 40 cơ sở vi phạm chịu mức phạt này, chiếm 60,6% số cơ sở bị phạt. Đồng thời với biện pháp phạt hành chính, các cơ sở vi phạm còn thực hiện biện pháp khắc phục bổ sung nghiêm túc nhƣ buộc tiêu hủy nguyên liệu thực phẩm không có nguồn
gốc, xuất xứ; hết hạn sử dụng, hỏng, ôi, thiu, thối; buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị ngƣời bị ngộ độc thực phẩm do sử dụng thực phẩm không an toàn của cơ sở vi phạm.
Các cơ sở thực phẩm vi chủ yếu rơi vào vi phạm của các cơ sở dịch vụ ăn uống đó là một số nhà hàng quán ăn đã vi phạm về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Các vi phạm của các cơ sở phổ biến là : “Bày bán thực phẩm trên thiết bị bảo quản không hợp vệ sinh, không có bàn hoặc giá cao hơn mặt đất theo quy định; Không có dụng cụ chế biến, bảo quản và sử dụng riêng đối với thực phẩm tƣơi sống, thực phẩm đã qua chế biến, Không có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng, động vật gây hại. Sử dụng dụng cụ ăn uống làm bằng vật liệu không an toàn, Sử dụng các hóa chất tẩy rửa, sát trùng không theo quy định, Phòng ăn, bàn ăn, bàn chế biến thực phẩm, kho chứa hoặc nơi bảo quản thực phẩm không bảo đảm an toàn, vệ sinh; Không có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải theo quy định hoặc có nhƣng không bảo đảm vệ sinh; Không thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày; cống rãnh ở khu vực cửa hàng, nhà bếp không thông thoát, gây ứ đọng; Không lƣu mẫu thức ăn hoặc có lƣu mẫu nhƣng không đúng quy định.”
Bên cạnh đó còn xử phạt các cơ sở kinh doanh thức ăn đƣờng phố vi phạm VSATTP với các lỗi chủ yếu gặp phải: “Bày bán thức ăn không có bàn, giá, kệ, phƣơng tiện bảo đảm an toàn thực phẩm; Không có dụng cụ che nắng, mƣa, bụi bẩn, ngăn côn trùng và động vật gây hại; Sử dụng nơi bày bán không cách biệt với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm; Không có thiết bị bảo quản thực phẩm theo quy định; Sử dụng dụng cụ ăn uống, chế biến, chứa đựng, bảo quản thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm; Dùng tay tiếp xúc trực tiếp với thức ăn.Sử dụng nguyên liệu để chế biến thức ăn không có nguồn gốc, xuất xứ; hết hạn sử dụng, không bảo đảm an toàn; Sử dụng phụ gia thực phẩm không có nguồn gốc, xuất xứ; hết hạn sử dụng, không có trong danh mục phụ gia thực phẩm đƣợc phép sử dụng theo quy định, không bảo đảm an toàn; Sử dụng bao gói chứa đựng thức ăn không bảo đảm an toàn thực phẩm; Kinh doanh thức ăn không bảo đảm an toàn.”
-Tuy nhiên, nguyên nhân chính vẫn là việc xử lý vi phạm về VSATTTP vẫn là quá nhẹ, mức phạt còn thấp, chƣa đủ sức răn đe các cơ sở vi phạm chƣa có tác
động mạnh vào tình hình sản xuất, kinh doanh tại các cơ sở chế biến thực phẩm. Vẫn có cơ sở tái mắc vi phạm vào những đợt kiểm tra sau do ý thức do đạo đức nghề nghệp và do long tham về lợi nhuận của cơ sở mình. “Hiện nay, chƣa có một quy định rõ nào về xử phạt vi phạm hành chính hay hình sự đối với nhữnh hành vi vi phạm VSATTP mà chỉ có một số các quy định về xử phạt trong lĩnh vực bảo vệ kiểm dịch thực vật, thuỷ sản. Điều này cũng gây khó khăn cho các cơ quan quản lý về VSATTP.”