2.3. Đánh giá thực trạng công tác Quản lý nhà nƣớc về công tác vệ sinh an
2.3.4. Nguyên nhân cơ bản
Nguyên nhân khách quan
Một là, đời sống ngƣời dân ngày càng nâng cao về mọi mặt “làm cho nhu cầu về các loại thực phẩm tăng, trong khi đó việc cung cấp các loại thực phẩm đảm
bảo VSATTP còn hạn chế, dẫn đến nhiều ngƣời bán hàng vì lợi ích trƣớc mắt nên họ bất chấp những thủ đoạn về VSATTP gây nguy hại đến sức khoẻ con ngƣời.”
Hai là, điều kiện thu nhập của nhiều ngƣời dân trên địa bàn huyện chƣa đƣợc cao nên vẫn còn tâm lý thích mua đồ rẻ, nên họ vẫn thƣờng xuyên mua các loại thực phẩm giá rẻ, không đảm bảo chất lƣợng an toàn. Điều này cũng gây khó khăn trong công tác quản lý nhà nƣớc về VSATTP.
Ba là, nhận thức của ngƣời trực tiếp sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm về VSATTP còn thấp. Đối với những ngƣời làm trực tiếp trong cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm bao gồm những ngƣời chủ các cơ sở chế biến, hay các công nhân trong các cơ sở này họ đều ý thức đƣợc tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, phần lớn họ lại không biết cách nào để thực phẩm đƣợc an toàn trong suốt quá trình sản xuất, chế biến và bảo quản.
Bốn là, “cơ sở hạ tầng tại các xƣởng sản xuất, cửa hàng kinh doanh và các chợ chủ yếu vẫn còn thô sơ, lạc hậu theo mô hình truyền thống chƣa đáp ứng đƣợc đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định, hơn nữa quy mô các cơ sở sản xuất, chế biến, các cơ sở thực phẩm còn nhỏ lẻ hoạt động rời rạc điều này gây khó khăn cho công tác thanh tra, kiểm tra giám sát và tuyên truyền giáo dục về VSATTP trên địa bàn huyện Thanh Sơn.”
Nguyên nhân chủ quan
Một là, do nguồn lực cho công tác thanh tra, kiểm tra còn nhiều hạn chế, kinh phí thấp dẫn đến không hiệu quả quản lý không cao:
“Về đội ngũ giành cho công tác chuyên môn về VSATTP còn thiếu về số lƣợng và chƣa đƣợc đào tạo nâng cao chuyên môn. Việc thanh tra, kiểm tra về thực hiện VSATTP trên địa bàn huyện Thanh Sơn tiến hành trong khi đơn vị này thiếu trầm trọng những ngƣời có đủ trình độ để đảm nhận.”
Về hệ thống phòng kiểm nghiệm chất lƣợng, VSATTP huyện Thanh Sơn đã đƣợc đầu tƣ ban đầu, tuy nhiên hoạt động còn phân tán, rời rạc, một số phòng kiểm nghiệm chuyên ngành chƣa đủ năng lực phục vụ công tác quản lý chất lƣợng. Công tác kiểm nghiệm VSATTP gặp khó khăn do các phòng kiểm nghiệm chƣa cập nhật thƣờng xuyên các chỉ tiêu, phƣơng pháp kiểm nghiệm mới do đó chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý nhất là khi sự cố phát sinh.
“Về các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác kiểm tra, thanh tra về VSATTP còn lạc hậu, thiếu thốn gây khó khăn cho việc kiểm nghiệm VSATTP trên địa bàn huyện nhất là đối với các sản phẩm tinh vi đòi hỏi cácc loại máy móc hiện đại để phát hiện các độc tố trong thực phẩm.”
Hai là, “do chƣa kiểm soát chặt chẽ từ gốc (sản xuất, chế biến và bảo quản), trên cả nƣớc ta nói chung và trên địa bàn huyện Thanh Sơn nói riêng chƣa có những
Ba là, “thời gian triển khai chƣơng trình VSATTP trên địa bàn huyện chƣa dài, mới chỉ có 10 năm để quản lý một vấn đề quá lớn. Do vậy, kinh nghiệm của các nhà quản lý về VSATTP chƣa sâu, khiến cho công tác quản lý gặp nhiều khó khăn.”
Bốn là, “một số văn bản ban hành về VSATTP khó hiểu đối với cả những ngƣời làm công tác tuyên truyền và những ngƣời tiêu dùng, ngƣời bán hàng trong việc nhận thức. Điều này dẫn đến việc tuyên truyền giáo dục gặp nhiều khó khăn, hậu quả là những vụ vi phạm về VSATTP vẫn nhiều, ngƣời bán hàng vẫn tiếp diễn vi phạm VSATTP do sự nhận thức về các điều kiện để đảm bảo VSATTP yếu.”
Năm là, các cán bộ chuyên trách mới nên chƣa cập nhật kiến thức VSATTP, việc lập các kế hoạch về công tác VSATTP chƣa kịp thời, sổ sách, báo cáo, kế hoạch, quyết định, biên bản kiểm tra của các xã giám sát trong tháng còn chƣa cập nhật thƣờng xuyên ,đầy đủ, còn sơ sài, chung chung, chƣa kịp thời dẫn đến hiệu quả tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các văn bản và kiến thức về VSATTP chƣa cao và gặp nhiều khó khăn.
Sáu là, công tác tuyên truyền của chuyên trách còn hạn chế khiến ngƣời kinh doanh thực phẩm trên địa bàn các xã giám sát còn chƣa hiểu rõ thế nào là công tác VSATTP.
Bảy là, công tác tuyên truyền, giáo dục, thanh tra, kiểm tra về VSATTP trên địa bàn huyện diễn ra chƣa thƣờng xuyên, còn quá ít chỉ 1-2 lần/năm, hầu nhƣ chỉ diễn ra đối với các tháng vì hành động bảo vệ VSATTP, thƣờng vào cao điểm nhƣ mùa lễ hội, các dịp lễ tết của dân tộc.
Chƣơng 3
GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VỆ SINH VSATTP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ 3.1. Phƣơng hƣớng, mục tiêu quản lý VSATTP của huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2019 - 2025