Công tác tổ chức, thực hiện QLNN về VSATTP trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 45 - 60)

Thanh Sơn giai đoạn 2016 – 2018

Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói chung và huyện Thanh Sơn nói riêng đối với công tác thực hiện chiến lƣợc chính sách kế hoạch an toàn thực phẩm tuân thủ theo văn bản quy định chung của Nhà nƣớc và trực tiếp là của cấp Tỉnh với việc phân cấp và quy định rõ trách nhiệm của từng bộ phận nhƣ sau:

2.2.2.1 Đối với các cấp huyện

Thứ nhất, đối với UBND cấp huyện: Chịu trách nhiệm bảo đảm ATTP với

những nội dung cụ thể là:

- Thực hiện quy định về ATTP; điều hành Ban chỉ đạo VSATTP cấp huyện. - Quản lý ATTP: Cơ sở dịch vụ ăn uống < 200 suất/lần; cơ sở huyện cấp giấy phép kinh doanh.

- Cấp giấy chứng nhận/ký cam kết, xác nhận kiến thức CS huyện quản lý. - Tuyên truyền, giáo dục ATTP.

- Thanh, kiểm tra định kỳ, đột xuất cơ sở TP; xử lý vi phạm. - Kiểm tra, giám sát UBND cấp xã.

- Báo cáo định kỳ, đột xuất.

Thứ hai, đối với Phòng Y tế:

- Là Cơ quan thƣờng trực BCĐ, giúp quản lý và nghiệp vụ ATTP.

- Tham mƣu xây dựng, thực hiện chính sách... về ATTP. - Tuyên truyền, giáo dục, tập huấn về ATTP.

- Tham mƣu KT chuyên ngành, liên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo. - Giúp cấp Giấy CN, xác nhận kiến thức, ký cam kết, GS quảng cáo. - Xây dựng, triển khai kế hoạch giám sát nguy cơ, điều tra, xử lý NĐTP. - Giám sát ATTP các lễ hội, sự kiện …do huyện tổ chức.

- Chỉ đạo, hƣớng dẫn ATTP cho Trạm Y tế. - Thống kê, báo cáo.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác.

Thứ ba, đối với Phòng NN&PTNT:

- Thanh, kiểm tra chuyên ngành, giám sát, truy xuất nguồn gốc, xử lý vi phạm các cơ sở SX, KD vật tƣ nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản do cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận kinh tế trang trại trên địa bàn huyện và các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tƣ nông nghiệp và ATTP nông lâm thủy sản theo phân công của Sở NN&PTNT.

Thứ tƣ, đối với Kinh tế hạ tầng: Bảo đảm ATTP, chỉ đạo xã quản lý lĩnh

vực công thƣơng trên địa bàn

- Giúp cấp giấy CN/ký cam kết lĩnh vực công thƣơng do huyện quản lý. - Tuyên truyền, giáo dục về ATTP.

- Kiểm tra chuyên ngành, xử lý vi phạm lĩnh vực công thƣơng do huyện quản lý; tham gia thanh, kiểm tra liên ngành.

Thứ năm, đối với Trung tâm Y tế:

- Cấp cứu, điều trị, xử lý và báo cáo vụ NĐTP.

- Giám sát nguy cơ, làm test nhanh, lấy mẫu kiểm nghiệm TP. - Tuyên truyền, chỉ đạo, hƣớng dẫn nghiệp vụ cho TYT. - Phối hợp với Phòng Y tế, cơ quan liên quan về ATTP.

2.2.2.2 Đối với cấp xã

Đối với UBND xã: Bảo đảm ATTP trên địa bàn xã.

- Thực hiện các quy định ATTP của cấp trên, điều hành BCĐ xã.

- Quản lý ATTP: DVAU không ĐKKD < 50 suất/lần; TĂĐP, CS sản xuất ban đầu nhỏ lẻ không ĐKKD; chợ, hộ bán rong trên địa bàn.

- Ký cam kết các cơ sở thuộc quản lý. - Tuyên truyền về ATTP.

- Kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm. - Báo cáo.

Đối với Trạm Y tế xã: Thƣờng trực BCĐ, giúp UBND quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ ATTP.

- Tham mƣu xây dựng, thực hiện kế hoạch, quy định về ATTP. - Giúp UBND xã ký cam kết với các tổ chức/cá nhân thuộc quản lý. - Tuyên truyền; GS quảng cáo TP; hƣớng dẫn CTV, YTTB về ATTP. - Giám sát ATTP trong các lễ hội, sự kiện do cấp xã tổ chức.

- Phối hợp với PYT, TTYT tổ chức KSK, xác nhận kiến thức TĂĐP. - Tham mƣu KT liên ngành; làm test nhanh; GS, điều tra, xử lý NĐTP. - Thống kê, báo cáo.

Trong thời gian qua, các các phòng ban khi đƣợc giao nhiệm vu thực hiện chiến lƣợc chính sách kế hoạch an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Thanh Sơn đã đã làm hết trách nhiệm đƣợc cấp trên giao.

2.2.2.3. Chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

Thực hiện quy định của ngành y tế tại Thông tƣ số 26/2012/TT-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2012 quy định cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cƣờng vi chất

dinh dƣỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; nƣớc khoáng thiên nhiên, nƣớc uống đóng chai; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế; Thông tƣ số 47/2014/TT-BYT ngày 11 tháng 12 năm 2014 hƣớng dẫn quản lý ATTP đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống; Công văn số 1745/ATTP-NĐ ngày 28 tháng 7 năm 2015 và Công văn số 6093/ATTP-NĐ ngày 19 tháng 9 năm 2016 của Cục An toàn thực phẩm về hƣớng dẫn quản lý điều kiện ATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn đối với các cơ sở không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP. Trong giai đoạn từ năm 2016 đến 2018, huyện Thanh Sơn đã tiến hành thẩm định điều kiện và cấp 143 Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với các cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành y tế (Bảng 2.1).

Bảng 2.1: Tình hình cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP giai đoạn 2016-2018

STT Loại hình sản xuất kinh doanh

Năm Tốc độ BQ (%) 2016 2017 2018 1 SX chế biến TP 2 2 3 25 2 Kinh doanh thực phẩm 0 0 0 0 3 Dịch vụ ăn uống 15 18 20 15,16 4 CS Bếp ăn tập thể 3 2 4 25 5 KD thức ăn đƣờng phố 20 26 28 18,85 TỔNG 40 48 55 17,29

(Nguồn: Khoa ATTP– Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn)

Năm 2016 số cơ sở thực phẩm đƣợc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm là 40 cơ sở, trong đó có 2 cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm, 15 cơ sở kinh doanh thực phẩm, 3 bếp ăn tập thể và 20 cơ sở kinh doanh thức ăn đƣờng phố. Năm 2017 trung tâm Y tế huyện tiếp tục cấp thêm 48 giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP cho 48 cơ sở thực phẩm trên địa bàn huyện, trong đó trong đó có 2 cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm, 18 cơ sở kinh doanh thực phẩm, 2 bếp ăn tập thể và 26 cơ sở kinh doanh thức ăn đƣờng phố. Với tốc độ tăng bình

quân hàng năm về tốc độ cấp giấy đủ điều kiện VSATTP của cả huyện trong giai đoạn 2016-2018 là 17,29%, tốc độ này tƣơng đối khiêm tốn so với tình hình chung của các địa phƣơng khác trong tỉnh và cả nƣớc. Trong năm 2018 trên địa bàn huyện có thêm 55 cơ sở thực phẩm đƣợc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP bao gồm 3 cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm, 20 cơ sở kinh doanh thực phẩm, 4 bếp ăn tập thể và 28 cơ sở kinh doanh thức ăn đƣờng phố. Ta thấy, trong thời gian vừa qua trên địa bàn không có cơ sở kinh doanh thực phẩm nào đƣợc cấp giấy phép đủ điều kiện VSATTP, các cơ sở đƣợc cấp phép vẫ chủ yếu là các cơ sở dịch vụ ăn uống và kinh doanh thức ăn đƣờng phố.

Bên cạnh đó, để quản lý nhóm đối tƣợng không thuộc diện cấp giấy chứng nhận theo quy định pháp luật UBND Huyện triển khai hoạt động truyền thông, ký cam kết với cơ quan nhà nƣớc về việc chấp hành các quy định pháp luật về ATTP. Hiện nay, trên địa bàn huyện Thanh Sơn có 35 cơ sở chế biến thịt chua với quy mô khác nhau, 10 cơ sở chế biến giò chả. Ngoài 1 cơ sở đã thành lập doanh nghiệp là Công ty TNHH sản xuất và thƣơng mại Trƣờng Food với thƣơng hiệu thịt chua Nghị Thịnh thì các cơ sở còn lại đều ở dạng quy mô nhỏ lẻ. Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong khâu nguyên liệu đầu vào, Trạm Thú y, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh Sơn đã tham mƣu cho UBND huyện yêu cầu tất cả các hộ chế biến thịt chua ký cam kết với nội dung đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong sơ chế, chế biến thịt chua, giò chả. Đây là cơ sở để cơ quan chuyên môn thuận tiện trong quản lý, kiểm tra, có căn cứ xử lý nếu xảy ra vi phạm. Bên cạnh việc ký cam kết của các cơ sở sơ chế, chế biến thịt chua, giò chả. Trong điều kiện mà thực phẩm không đảm bảo an toàn trở thành vấn nạn, nhất là đối với các thực phẩm đã chế biến, là nguy cơ gây hại đến sức khỏe của ngƣời dân thì việc yêu cầu các cơ sở sản xuất ký cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm của huyện Thanh Sơn đã làm sẽ giúp cho việc quản lý thuận tiện, ngƣời tiêu dùng yên tâm hơn.

Tính đến hết năm 2018 toàn huyện có 316 cơ sở thực phẩm đƣợc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP bao gồm 223 cơ sở tuyến xã và 93 cơ sở thực phẩm cấp huyện đã đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm Đây cũng là vấn đề đòi

hỏi các cấp lãnh đạo về VSATTP phải có phƣơng hƣớng chỉ đạo và cách giải quyết. Để đƣa đƣợc các văn bản của nhà nƣớc về VSATTP đến với ngƣời sản xuất, kinh doanh và cả ngƣời tiêu dùng thực phẩm, góp phần tăng cả về số lƣợng các cơ sở đủ điều kiện VSATTP cũng nhƣ chất lƣợng VSATTP trên địa bàn luôn đƣợc đảm bảo.

2.2.2.4. Công tác truyền thông

Việc tuyên truyền giáo dục về vấn đề VSATTP bằng các biện pháp phát thanh trên đài truyền hình xã, thị trấn từ 3 đến 4 buổi/ tuần, cung cấp đĩa CD có nội dung tuyên truyền kiến thức đảm bảo ATVSTP cho các xã trong huyện. Đồng thời treo băng rôn khẩu hiệu, cấp tài liệu, kế hoạch, tờ rơi,.. cho các xã trong huyện.” Tuy nhiên công tác truyền thông về VSATTP trên địa bàn huyện trong thời gian qua mới chỉ dừng lại chủ yếu ở các buổi nói chuyện phát thanh, truyền hình trên phƣơng tiện truyền thông trên tuyến xã qua loa đài, truyền hình huyện. Huyện và các xã chƣa tổ chức đƣợc nhiều buổi truyền thông theo các hình thức khác nhƣ: tập huấn, hội thảo, học tập phổ biến kiến thức … Qua việc thu thập thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn cũng nhƣ việc tìm hiểu thống kê của Phòng Quản lý thị trƣờng, xin đƣa ra một số bảng số liệu về số lần công tác tuyên truyền giáo dục về VSATTP tại địa bàn Huyện Thanh Sơn trong thời gian từ 2016 đến năm 2018 so sánh để thấy rõ thực trạng về công tác quản lý nhà nƣớc về VSATTP.

Bảng 2.2: Tình hình tuyên truyền của cơ quan quản lý nhà nƣớc về VSATTP trên địa huyện Thanh Sơn

Năm Công tác tuyên truyền giáo dục

Số lần Hiệu quả Không hiệu quả

2016 24 20 4

2017 25 23 2

2018 30 24 6

Tổng 79 67 12

Nguồn: Trung tâm Y tế Huyện Thanh Sơn Kèm theo phiếu điều tra tại phụ lục 1 trang 91

Qua bảng 2.2 có thể thấy, công tác tuyên truyền về VSATTP trên địa bàn huyện Thanh Sơn đã tăng lên cả về số lƣợng và chất lƣợng từ năm 2016 đến năm

2018. Tuy nhiên, qua bảng trên ta thấy số lần tuyên truyền về VSATTP trên địa bàn huyện Thanh Sơn vẫn còn ít, bởi địa bàn huyện tƣơng đối rộng và nhiều xã, tính trung bình mỗi năm mỗi xã chỉ có đƣợc từ 1 đến 2 lần đƣợc tổ chức các buổi tuyên truyền nói chuyện về VSATTP, và các cuộc tuyên truyền chủ yếu chỉ diễn ra ở các tháng hành động về VSATTP và trong những dịp lễ tết. Trong số đó, số lần tuyên truyền không hiệu quả vẫn còn. Do thực hiện các buổi nói chuyện tuyên truyền về an toàn thực phẩm chủ yếu mang tính khuyến khích tham dự, không bắt buộc tham gia, thành phần chủ yếu là các chủ cơ sở thực phẩm, bà con kinh doanh tại các chợ địa phƣơng, ngƣời dân sinh sống trong địa phƣơng các em học sinh trong địa bàn. Tinh thần tham gia là tự nguyện không có chế tài xử phạt nếu không tham gia, và xuất phát từ ý thức của ngƣời tham gia chƣa cao, trong buổi tham gia chƣa chú ý lắng nghe, các tài liệu phát để tìm hiểu về ATTP trong các buổi nói chuyện đó sau cũng bỏ không ngó lại 1 lần, lý do không quan tâm lắm đến nội dung buổi nói chuyện buổi phát thanh, cũng có một lý do từ phía bộ phận tổ chức buổi nói chuyện chƣa hấp dẫn ngƣời nghe, và các buổi nói chuyện cũng chƣa đƣợc nhiều chƣa có những thông tin bằng chứng sống động nhấn mạnh đến hậu quả của việc chế biến kinh doanh sử dụng thực phẩm mất vệ sinh an toàn để ngƣời dân thấy đƣợc nên ngƣời nghe vẫn cho đó là vấn đề không liên quan đến mình, mà nếu có liên quan đến mình cũng là câu chuyện của nhều năm sau. Tức là bây giờ cũng không quan trọng lắm nên thực sự có nhiều buổi tuyên truyền chƣa mang lại hiệu quả.

Để vấn đề VSATTP ngày càng đƣợc nhiều sự quan tâm thực sự của ngƣời dân, coi đó vừa là trách nhệm nghĩa vụ vừa là quyền lợi của chính bản thân mình và ngƣời thân trong gia đình. “Những năm gần đây việc tuyên truyền giáo dục về VSATTP thấy ở nhiều nơi: Ti vi, báo chí, mạng internet…điều này cũng cho thấy việc quan tâm của nhà nƣớc đối với sức khoẻ ngƣời dân. Song thực tế cho thấy công tác tuyên truyền không đạt đƣợc nhiều hiệu quả: các cuộc vận động chƣa đƣợc áp dụng vào trong quá trình sản xuất, tiêu dùng; dƣ âm của các chƣơng trình này hầu nhƣ không có tác dụng đến ngƣời dân và cơ sở sản xuất, các vụ ngộ độc, vi phạm VSATTP thực phẩm vẫn xảy ra.”

“Việc biết các kiến thức của ngƣời sản xuất và tiêu dùng cũng nhƣ những ngƣời bán hàng về VSATTP chủ yếu qua đài, báo, ti vi chiếm 56,67%. Có tới 43,33% ngƣời tiêu dùng cho rằng thông tin về VSATTP là không thiết thực, và mức độ cung cấp thông tin là không nhiều, không thƣờng xuyên chiếm tới 53,3%. Hơn nữa, có tới 78% ngƣời sản xuất, tiêu dùng và ngƣời bán hàng không biết đến các văn bản liên quan đến vấn đề ATTP và trong những ngƣời biết về các văn bản VSATTP thì có tới 67% cho rằng hầu hết các văn bản này khó hiểu và khó tiếp thu. Theo đó có tới 43% ngƣời sản xuất, tiêu dùng cho rằng công tác QLNN về VSATTP tại huyện là chƣa đạt hiệu quả.”

2.2.2.5. Công tác phối hợp liên ngành để quản lý VSATTP

Về trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về VSATTP của các cơ quan chức năng đều đã đƣợc quy định rất rõ trong Luật An toàn vệ sinh thực phẩm; Nghị định 38/2012/NĐ – CP; Nghị định 132/2008/NĐ – CP; Nghị định 188/2007/NĐ – CP và Nghị định 79/2008/NĐ – CP. Các cấp chịu tránh nhiệm quản lý nhà nƣớc về VSATTP bao gồm các bộ, cục, chi cục, sở công thƣơng, phòng y tế xã phƣờng, thị trấn,.. Hình 2.2 Hệ thống QLNN về VSATTP theo chiều dọc cho thấy, các cấp quản lý về VSATTP theo chiều dọc từ cấp Trung ƣơng đến cấp Địa phƣơng.

Nhƣ vậy, việc quản lý VSATTP tại Phú Thọ cũng tuân thủ theo quy trình trên: *) Tại cấp tỉnh: Đã có sự phối hợp tốt giữa Sở Công thƣơng, Sở Y tế, Chi cục Vệ sinh An toàn thực phẩm, Chi cục Quản lý thị trƣờng của tỉnh Phú Thọ, là những cơ quan có thẩm quyền trong chỉ đạo, lãnh đạo các tổ chức cá nhân và các đơn vị cấp dƣới thực hiện tốt công tác VSATP. Cụ thể, hàng năm, các cơ quan nói trên đã tổ chức các cuộc họp liên ngành để bàn về việc tổ chức thực hiện quản lý VSATTP trên địa bàn toàn tỉnh để ngăn ngừa các vụ ngộ độc thực phẩm, thực phẩm

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 45 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)