Đối với huyện Thanh Sơn

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 86 - 88)

KẾT LUẬ N MỘT SỐ KIẾN NGHỊ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP

2. Đối với huyện Thanh Sơn

2.1. UBND Huyện Thanh Sơn

Trƣớc thực trạng diễn biến phức tạp vấn đề VSATTP trên địa bàn huyện nhƣ hiện nay, lòng cốt là BCĐ huyện cần hoạt động đều, chỉ đạo thƣờng xuyên xuống các cơ sở xã phƣờng, thị trấn. Thƣờng xuyên đi khảo sát tình hình thực tế, lên phƣơng án hành động phòng, chống những rủi ro do VSATTP gây ra.

Công tác tuyên truyền không chỉ dừng lại ở viết bài vào các đợt : “ Tháng vì hành động VSATTP” mà phải thƣờng xuyên hơn nữa, mở rộng kênh tuyên truyền nhƣ: phát tờ rơi, tuyên truyền trực tiếp tại các xã, nơi tập trung đông dân cƣ, hay nơi tập trung nhiều cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm trên địa bàn toàn huyện.

2.2. Phòng y tế huyện Thanh Sơn

Thực hiện tuyên truyền, cung cấp thông tin một cách nhanh chóng kịp thời về chủ trƣơng, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nƣớc về y tế trong lĩnh vực VSATTP.

Căn cứ vào các kế hoạch thƣờng niên về các chƣơng trình VSATTP để tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục về các kiến thức về VSATTP có liên quan trực tiếp với sức khỏe để ngƣời dân trên địa bàn kịp thời nắm bắt và có ý thức về đảm bảo VSATTP từ khâu sản xuất lƣu thông đến tiêu dùng thực phẩm. Bởi đây là cơ quan duy nhất có chuyên môn về chăm sóc sức khỏe cho ngƣời dân nên tiếng nói sẽ có hiệu lực nhất, có sự tin tƣởng nhất đứng trên góc độ chuyên môn.

Thực hiện các hoạt động phòng chống ngộ độc thực phẩm trên địa bàn; tham gia thẩm định cơ sở đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn theo phân cấp; tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm, phòng chống bệnh truyền qua thực phẩm; hƣớng dẫn, giám sát cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, ăn uống trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và thực hiện các nhiệm vụ khác về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và theo phân công, phân cấp.

2.3. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Thanh Sơn

Chức năng chính của phòng NN&PTNT là tham mƣu cho UBND huyện thực hiện các quy định của pháp luật về VSATTP trong quá trình nuôi trồng, thu hoạch, đánh bắt, giết mổ, chế biến, bảo quản, vận chuyển đến khi thực phẩm đƣợc đƣa ra thị trƣờng. Phòng NN&PTNN cần làm tốt chức năng tham mƣu của mình, giúp UBND huyện, và ban chỉ đạo VSATTP huyện thực hiện kịp thời chủ trƣơng của BCĐ về VSATTP liên ngành để làm đƣợc điều này phòng NN&PTNT cần:

Một, chủ động lập kế hoạch và triển khai các quy định một cách kịp thời hơn nữa của pháp luật về VSATTP trong quá trình nuôi trồng. Đảm bảo VSATTP từ khâu đầu vào, tiếp đến là chế biến, bảo quản và đƣa ra thị trƣờng. Thực hiện và cải tiến quy trình sản xuất sạch, an toàn.

Hai, phòng NN&PTNN huyện cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan đoàn thể khác trong BCĐ về VSATTP huyện. Đặc biệt là Phòng VSATTP thuộc trung

tâm y tế huyện. Cần tƣ vấn các thông số, chỉ số, quy trình quy cách,…phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra có kết quả chính xác, kịp thời nhất.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)