Tổng quan về vệ sinh antoàn thực phẩm trên địa bàn huyện Thanh Sơn

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 37)

2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Thanh Sơn

2.1.4. Tổng quan về vệ sinh antoàn thực phẩm trên địa bàn huyện Thanh Sơn

Toàn huyện có 16 dân tộc, trong đó có các dân tộc thiểu số: Dao, Nùng, Hoa, Thổ, Giáy, Cờ Lao…. sống rải rác trên địa bàn 8 xã đặc biệt khó khăn, kinh tế nông

nghiệp, đồi rừng còn lạc hậu thiếu thốn. Đời sống cơ sở, vật chất nhân dân các dân tộc còn gặp rất nhiều khó khăn dẫn đến việc chăm sóc sức khỏe bản thân còn ít đƣợc quan tâm. Các chế độ ăn uống, dinh dƣỡng thiếu hợp lý, không đảm bảo vệ sinh…nên công tác quản lý nhà nƣớc về vệ sinh ATTP gặp rất nhiều khó khăn.

Theo thống kê, trong địa bàn Huyện gồm có Trung tâm Y tế huyện và 23 trạm y tế xã, thị trấn với tổng số cán bộ là 389 ngƣời. Hệ thống y tế xã: 6/23 xã đạt chuẩn Quốc gia y tế xã, 30/48 xã có bác sĩ, tất cả các trạm y tế đều có cán bộ phụ trách công tác VSATTP trên địa bàn quản lý.

Theo thống kê đến thời điểm hiện tại, huyện Thanh Sơn có 28.062 cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thức ăn đƣờng phố. Trong đó chủ yếu là các cơ sở sản suất quy mô vừa và nhỏ, chủ yếu phụ vụ nhu cầu thực phẩm trong huyện. Trong thời gian qua, công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn huyện đã đƣợc tổ chức, triển khai một cách toàn diện, đầy đủ, kịp thời, hiệu quả. Kết quả kiểm tra giám sát trên 673 lƣợt cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm phần lớn đều đạt tiêu chuẩn. Do vậy trong thời gian qua trên địa bàn huyện không có vụ ngộ độc nào nghiêm trọng xảy ra, nhận thức của các cấp chính quyền từ huyện đến cơ sở, của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm và của ngƣời dân đƣợc nâng lên. Những vấn đề bất cập, những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý về VSATTP trên địa bàn toàn huyện đang đƣợc các cơ quan, tổ chức đặc biệt quan tâm.

Bên cạnh những thành tích đó, trong những năm qua, công tác QLNN về ATTP của huyện dù đã nhiều chuyển biến tích cực, đã hết sức nỗ lực tuyên truyền, vận động, tập huấn cho các đối tƣợng sản xuất, kinh doanh thực phẩm, tăng cƣờng các biện pháp quản lý, truy xuất nguồn gốc nhƣng vẫn chƣa đảm bảo chắc chắn thực phẩm đều an toàn. Ngoài ra, việc thanh tra, kiểm tra ATTP của huyện vẫn còn những kẽ hở nhƣ các cở sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm lớn, uy tín mỗi năm bị thanh tra, kiểm tra nhiều lần, còn các cơ sở nhỏ lẻ thì không kiểm tra.

2.2. Thực trạng công tác Quản lý nhà nƣớc về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Thanh Sơn giai đoạn năm 2016-2018.

2.2.1. Thực trạng xây dựng chính sách chi n lược, triển khai và thực hiện v n bản pháp luật về Vệ sinh an toàn thực phẩm

“Hiện nay, việc ban hành các văn bản pháp luật về VSATTP ở nƣớc ta đang đƣợc phân thành 2 cấp: việc ban hành văn bản pháp luật về VSATTP thuộc thẩm quyền của cấp Trung ƣơng và việc ban hành văn bản thuộc thẩm quyền của địa phƣơng. Văn bản thuộc thầm quyền địa phƣơng gồm có văn bản do tỉnh và huyện van hành.” Văn bản pháp luật về VSATTP do cấp cấp tỉnh do Ban chỉ đạo vệ sinh ATTP Tỉnh Phú Thọ, bên dƣới có Ban chỉ đạo vệ sinh ATTP các huyện trong đó có huyện Thanh Sơn. “Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo về VSATTP cấp Trung Ƣơng, Ban chỉ đạo VSATTP tỉnh đƣa ra các văn bản hƣớng dẫn, cụ thể hóa phƣơng hƣớng hoạt động cho các huyện trực thuộc.”

Thanh Sơn là một huyện trực thuộc tỉnh Phú Thọ, “chính vì thế, ngoài các văn bản Trung ƣơng thì huyện còn thực hiện văn bản của Tỉnh. Trên cơ sở văn bản chỉ đạo của Tỉnh, huyện cũng có những văn bản hƣớng dẫn thực hiện tùy thuộc vào nhu cầu và tình hình thực tế của huyện. Chẳng hạn nhƣ:”

Trong năm 2017, nhằm đảm bảo làm tốt công tác quản lý ATVSTP tại các trƣờng học, UBND huyện đã có văn bản chỉ đạo số 1124/UBND-YT ngày 20/12/2017 về việc tăng cƣờng hiệu lực, hiệu quả trong quản lý ATTP tại bếp ăn trong các trƣờng học trên địa bàn huyện. Theo đó, Chủ tịch UBND huyện yêu cầu thủ trƣởng các phòng, ban chuyên môn, cơ quan, đơn vị có liên quan và Chủ tịch UBND các xã, thị trấn khẩn trƣơng tổ chức phổ biến, quán triệt lại vai trò, chức trách, nhiệm vụ của ngành, của cấp trong quản lý ATTP theo các nội dung đƣợc quy định tại Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 28/3/2017 của BTV Tỉnh ủy về việc tiếp tục tăng cƣờng sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn huyện; Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 17/6/2017 về việc tăng cƣờng trách nhiệm và hiệu lực quản lý nhà nƣớc trong công tác bảo đảm ATTP trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; Quyết định số 3271/QĐ-UBND ngày 08/12/2017 về việc phân công trách nhiệm quản lý và phối hợp thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về an toàn thực

phẩm giữa các sở và UBND cấp huyện, xã; Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 12/7/2016 của UBND huyện Thanh Sơn về việc tăng cƣờng trách nhiệm và hiệu lực quản lý nhà nƣớc trong công tác bảo đảm ATTP trên địa bàn.

Trong năm 2018 thực hiện chỉ đạo của Ban chỉ đạo (BCĐ) liên ngành ATVSTP tỉnh Phú Thọ về việc triển khai “Tháng hành động vì chất lƣợng Vệ sinh an toàn thực phẩm” hàng năm. “Mục tiêu của Kế hoạch nhằm tăng cƣờng công tác giáo dục, truyền thông, thông tin chính xác, kịp thời, toàn diện, có trách nhiệm, trung thực các vấn đề liên quan đến ATTP. Đề cao vai trò, trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về ATTP. Đồng thời đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra bảo đảm ATTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, đặc biệt tại các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, các làng nghề. Tăng cƣờng vai trò giám sát của các cơ quan quản lý, tổ chức xã hội và ngƣời tiêu dùng đối với việc thực thi pháp luật về ATTP của các cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Qua đó giảm thiểu ngộ độc do tiêu dùng thực phẩm không an toàn. Thời gian triển khai tháng hành động từ ngày 15/4 đến ngày 15/5/2018 trên phạm vi toàn tỉnh.” Theo đó, lễ phát động “Tháng hành động” cấp tỉnh năm 2018 dự kiến vào ngày 16/4/2018. Tại các tuyến huyện, xã: UBND các huyện, xã tổ chức hội nghị triển khai hoặc lễ phát động “Tháng hành động” năm 2018 của địa phƣơng, thời gian từ ngày 15/4/2018 đến 20/4/2018.

Trong “Tháng hành động” sẽ “tập trung đẩy mạnh chiến dịch truyền thông và thanh tra, kiểm tra ATTP. Công tác thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những vấn đề tồn tại trong quản lý, những vi phạm về bảo đảm ATTP trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra kết hợp làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức, pháp luật về ATTP, nâng cao nhận thức và ý thức của cộng đồng trong công tác bảo đảm ATTP.”

Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ủy ban MTTQ tỉnh, các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Công Thƣơng, Thông tin và truyền thông, Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa Thể thao và du lịch, Công An tỉnh, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Phú Thọ và các đoàn thể, cơ quan thành viên Ban chỉ đạo liên ngành về ATTP tỉnh và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch.

Tại các huyện, thành, thị: UBND (Ban chỉ đạo liên ngành về ATTP) các huyện/thành/thị xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai “Tháng hành động” trên địa bàn quản lý; chỉ đạo các xã, phƣờng, thị trấn tổ chức triển khai “Tháng hành động” tại địa phƣơng theo quy định.

Theo đó BCĐ liên ngành ATVSTP huyện Thanh Sơn đã xây dựng và triển khai kế hoạch “Tháng hành động vì chất lƣợng VSATTP ” từ ngày 15/4 đến ngày 15/5 hàng năm trên phạm vi toàn huyện với chủ đề An toàn Vệ sinh thực phẩm thức ăn đƣờng phố. BCĐ huyện đã xây dựng và triển khai kế hoạch “Tháng hành động vì chất lƣợng VSATTP ” huyện Thanh Sơn. Trung tâm y tế huyện (Cơ quan thƣờng trực của ban chỉ đạo) ra Quyết định số 07/QĐ-TTYT ngày 10/4/2018 về việc: Thành lập đoàn kiểm tra chuyên ngành trong tháng hành động vệ sinh ATTP năm 2018. Xây dựng và triển khai kế hoạch số 22/KH-KTLN ngày 16/4/2018 kế hoạch kiểm tra liên ngành trong “Tháng hành động vì chất lƣợng vệ sinh an toàn thực phẩm” năm 2018.

Công tác xây dựng kế hoạch, triển khai và thực hiện các văn bản pháp luật về VSATTP trên địa bàn Huyện đƣợc coi là bƣớc đầu tiên đối với quá trình quản lý nhà nƣớc về VSATTP. Nếu ngay từ bƣớc đầu tiên này không đƣợc thực hiện một cách khoa học, không bài bản, không hiệu quả thì các bƣớc tiếp theo cũng không thể đạt kết quả tốt đƣợc. trong thực tế địa phƣơng, công tác xây dụng kế hoạch, triển khai các văn bản pháp luật về VSATTP đã thực hiện khá bài bản, có quy trình rõ ràng, nhƣng các văn bản pháp luật lấy làm căn cứ để thực hiện một kế hoạch nào đó thì vô cùng nhiều. Ví dụ, trong dịp tết Nguyên đán năm 2019 vừa qua, Thực hiện Kế hoạch số 69/KH-UBND ngày 07/01/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ về việc Triển khai đợt thanh tra, kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi và mùa Lễ hội Xuân năm 2019. Ủy ban nhân dân huyện Thanh Sơn xây dựng kế hoạch triển khai đợt thanh tra, kiểm tra liên ngành ATTP trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi và mùa Lễ hội Xuân năm 2019. Căn cứ pháp lý để kiểm tra sản phẩm và cơ sở thực phẩm bao gồm rất nhiều văn bản, lên tới 16 văn bản quy phạm pháp luật bao gồm: Luật, Nghị định, thông tƣ, văn bản hợp nhất...nhƣ sau:

- Luật An toàn thực phẩm năm 2010, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP.

- Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ “sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tƣ kinh doanh thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.”

- Nghị định số 66/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ “quy định điều kiện đầu tƣ kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thƣờng; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm.”

- Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rƣợu.

- Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ quy định về ghi nhãn.

- Thông tƣ số 48/2015/TT-BYT ngày 01/12/2015 của Bộ Y tế “quy định hoạt động kiểm tra ATTP trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.”

- Thông tƣ số 23/2018/TT-BYT ngày 14/9/2018 của Bộ Y tế “quy định việc thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc thẩm phạm vi quản lý của Bộ Y tế.”

- Thông tƣ số 14/2011/TT-BYT ngày 01/4/2011 của “Bộ Y tế hƣớng dẫn chung về lấy mẫu thực phẩm phục vụ thanh tra, kiểm tra chất lƣợng, vệ sinh an toàn thực phẩm.”

- Thông tƣ số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của “Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nƣớc về chất lƣợng hàng hóa lƣu thông trên thị trƣờng.”

- “Thông tƣ số 12/2017/TT-BKHCN ngày 28/9/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tƣ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tƣ số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định kiểm tra nhà nƣớc về chất lƣợng hàng hoá lƣu thông trên thị trƣờng.”

- “Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính Phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tƣ kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng

hóa quốc tế, hóa chất; vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nƣớc của Bộ Công Thƣơng.”

- “Thông tƣ liên tịch số 34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 27/10/2014 của liên Bộ: Y tế, Nông nghiệp và PTNT, Công Thƣơng hƣớng dẫn ghi nhãn hàng hóa đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm bao gói sẵn.”

- Thông tƣ số 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định phƣơng thức quản lý điều kiện bảo đảm ATTP đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp & PTNT.

- Thông tƣ số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ NN & PTNT Quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tƣ nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

- Văn bản hợp nhất số 02/VBHN-BYT ngày 15/6/2015 của Bộ Y tế hƣớng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm.

- Các Thông tƣ khác của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Công thƣơng và của liên bộ về bảo đảm ATTP theo từng lĩnh vực cụ thể.

Biểu đồ 2.1: Mức độ đầy đủ của các văn bản QLNN về vệ sinh an toàn thực phẩm

Điều đó cho thấy sự cồng kềnh, chồng chéo, phực tạp của hệ thống văn bản pháp luật đối với lĩnh vực này, trong khi đó đối tƣợng đƣợc kiểm tra có khi còn không đủ trình độ đọc hiểu sự phức tạp của hệ thống các văn bản pháp luật đó. Kết quả điều tra với câu hỏi : “Đánh giá mức độ đầy đủ của các văn bản pháp luật về VSATTP (1. Rất đầy đủ, 2. Đầy đủ, 3. Không đầy đủ)”. “Theo điều tra tổng số 108 phiếu thì có 43 phiếu chiếm 39,81% cho rằng các văn bản trongQLNN về VSATTP là rất đầy đủ, 60 phiếu chiếm 55,56% cho rằng các văn bản này đầy đủ và duy nhất 5 phiếu chiếm 4,63% đánh giá không đầy đủ.”

Quản lý “nhà nƣớc đƣợc thể hiện thông qua các công cụ pháp luật. Do vậy mức độ cập nhật của các văn bản pháp luật sẽ thể hiện đƣợc tính kịp thời của quản lý Nhà nƣớc. Các công cụ pháp luật đƣợc thể hiện qua các nghị định, nghị quyết và các văn bản của Chính phủ, các bộ ban ngành và UBND huyện. Kết quả đánh giá mức độ rõ ràng của các văn bản pháp luật về QLNN về VSATTP cho thấy 11% cho rằng rất rõ ràng, dễ hiểu, 45% cho biết các văn bản pháp luật hiện nay là rõ ràng và có tới 44% cho là các văn bản là không rõ ràng, dễ hiểu.”

“Nhƣ vậy, có thể thấy tính cho tới thời điểm hết năm 2018 những văn bản pháp quy về VSATTP do Trung ƣơng, Tỉnh, Huyện ban hành tƣơng đối nhiều. Tuy nhiên, các văn bản cần hoàn chỉnh hơn nữa để dễ dàng trong thực hiện, và quản lý có hiệu quả.”

Biểu đồ 2.2 : Mức độ rõ ràng của các văn bản pháp luật so với quy định của Nhà nƣớc

“Khi đƣợc hỏi câu hỏi: Đánh giá tính cập nhật của văn bản về Vệ sinh ATTP trong giai đoạn từ năm 2016-2018 ( 1. Theo năm; 2. Theo quý; 3. Theo tháng; 4. Theo tuần; 5. Không có văn bản nào được cập nhật) kết quả điều tra là: Trong 108

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)