Kinh nghiệm thực tiễn và bài học rút ra về thu hút vốn FDI vào khu công

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại khu công nghiệp thụy vân, việt trì, phú thọ (Trang 30 - 35)

5. Kết cấu khóa luận

1.2. Kinh nghiệm thực tiễn và bài học rút ra về thu hút vốn FDI vào khu công

nghiệp

1.2.1. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc của tỉnh Vĩnh Phúc

Thành công trong thu hút vốn FDI vào các KCN tại Vĩnh Phúc chính là việc coi nhà đầu tư là công dân Vĩnh Phúc. Đến nay, Vĩnh Phúc đã thu hút được rất nhiều các dự án có quy mô lớn, như dự án Honda của Nhật, với vốn đăng ký 151,2 triệu USD; tiếp đến là công ty TOYOTA với vốn đăng ký 89,6 triệu USD (Đây là 2 dự án được triển khai từ năm 1992 trước khi tách tỉnh Vĩnh Phú). FDI chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp, chiếm tới 91,2% tổng vốn đầu tư, do vậy đã đóng góp lớn cho Vĩnh Phúc trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Không thể phủ nhận được rằng, Vĩnh Phúc là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài [6].

Trong bối cảnh kinh tế suy thoái, để thu hút đầu tư, đặc biệt là thu hút vốn FDI, ngoài các biện pháp tích cực cải thiện hạ tầng kỹ thuật, xã hội, đào tạo nhân lực, thì cải cách các thủ tục hành chính luôn được đặt lên hàng đầu. Trước đây, theo quy định, nhà đầu tư làm thủ tục đăng ký kinh doanh trong 15 ngày, nhưng để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ đạo rút ngắn xuống còn 5 ngày, thậm chí có dự án còn chưa tới 3 ngày. Sở dĩ có được những thành công đó phần lớn là do môi trường đầu tư của tỉnh thông thoáng hơn so với nhiều địa phương trong cả nước, cụ thể:

Tỉnh đã thành lập được 9 KCN và CCN, hạ tầng phục vụ thu hút vốn đầu tư tương đối tốt. Đặt ra nhiều chính sách ưu đãi đầu tư về giải phóng mặt bằng, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, hỗ trợ đào tạo lao động, hỗ trợ xây dựng CSHT, dự án đầu tư vào KCN theo yêu cầu của tỉnh để gắn với vùng nguyên liệu.

Có chính sách đầu tư theo chiều sâu, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, kém hiệu quả, tăng cường thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Thủ tục hành chính đơn giản, gọn nhẹ: thời gian cấp giấy phép và Giấy chứng nhận đầu tư được quy

định cụ thể và thời gian triển khai ngắn và gọn nhẹ. Thực hiện tốt công tác vận động xúc tiến đầu tư.

Coi trọng công tác hậu kiểm, quản lý, giám sát hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp sau cấp phép để giải quyết nhanh chóng những khó khăn, tồn tại cho doanh nghiệp, tổ chức các cuộc họp giữa Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh với các nhà đầu tư để chủ động giải quyết những khó khăn cho doanh nghiệp.

Khi nói đến điểm nổi bật trong môi trường đầu tư của tỉnh Vĩnh Phúc, không thể không nhắc đến phương châm của tỉnh là coi “khó khăn của nhà đầu tư là nhiệm vụ địa phương cần tháo gỡ”. Phương châm này được thực hiện triệt để trong quá trình thu hút và triển khai dự án FDI mà không giống một số tỉnh khác (để cho nhà đầu tư tự giải quyết khó khăn và vướng mắc, không có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ban ngành trong toàn tỉnh trong việc thu hút và triển khai dự án). Mặt khác, Vĩnh Phúc có một chương trình quy hoạch tổng thể giành cho các dự án đầu tư nói chung và các dự án FDI nói riêng với nhiều điều kiện ưu đãi và hấp dẫn.

Đặc biệt, Ban quản lý các KCN tỉnh Vĩnh Phúc luôn tích cực hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thực hiện các thủ tục hành chính, như hướng dẫn thực hiện lập hồ sơ dự án, giảm thời gian thực hiện các thủ tục về cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư, giúp các doanh nghiệp thực hiện khắc dấu, đăng ký mã số thuế một cách nhanh nhất, để các doanh nghiệp nhanh chóng triển khai dự án. Vì vậy, một số doanh nghiệp mới được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đã nhanh chóng hoàn thiện các thủ tục hành chính để triển khai xây dựng cơ bản.

Ngoài việc cải thiện phần mềm để tăng sức cạnh tranh, sức hấp dẫn, Vĩnh Phúc còn chủ động thực hiện các chương trình xúc tiến đầu tư. Tỉnh Vĩnh Phúc đã biên soạn tài liệu giới thiệu môi trường đầu tư của tỉnh; in sách “Vĩnh Phúc - Điểm đến của các nhà đầu tư” bằng tiếng Nhật Bản; dịch và lồng tiếng đĩa phim 3D giới thiệu quy hoạch TP. Vĩnh Phúc do Tập đoàn Nikken Sekkei Civil Engineering LTD (Nhật Bản) lập và quy hoạch thành 4 thứ tiếng: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Anh; chuẩn bị các tài liệu giới thiệu về tiềm năng du lịch, các khu giải trí, sân golf,... Các tài liệu này đã được giới thiệu tới các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan. Mục tiêu của hoạt động xúc tiến đầu tư này là tập trung thu hút các dự án đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.

UBND tỉnh Vĩnh Phúc khẳng định, Vĩnh Phúc luôn coi trọng công tác cải thiện môi trường đầu tư, trong đó có thu hút FDI. Với phương châm: “Tất cả các nhà đầu tư đầu tư vào Vĩnh Phúc đều là công dân của Vĩnh Phúc - Thành công của doanh nghiệp chính là thành công và niềm tự hào của tỉnh”. Tỉnh Vĩnh Phúc luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất, đồng thời luôn sát cánh, cùng tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn tỉnh. Cùng với đó, Vĩnh Phúc tích cực cải cách thủ tục hành chính, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư thể hiện qua việc không ngừng phát triển CSHT, đặc biệt là hạ tầng giao thông, điện, nước sạch.

1.2.2. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp của tỉnh Hải Dương của tỉnh Hải Dương

Hải Dương nằm sát thủ đô Hà Nội và gần cảng Hải Phòng, thuộc vùng kinh tế

trọng điểm phía Bắc với diện tích 1.648 km2 và được xác định là vệ tinh của thủ đô Hà

Nội. So với Phú Thọ, Hải Dương có nhiều thuận lợi trong thu hút các dự án FDI, đặc biệt là về vị trí địa lý và CSHT kinh tế- xã hội.

Kể từ khi có những dự án đầu tư nước ngoài đầu tiên tại Hải Dương cho đến nay, cùng với sự nỗ lực tối đa của chính quyền và nhân dân toàn tỉnh, với những chính sách linh hoạt, hiệu quả, phát huy lợi thế của tỉnh và được sự giúp đỡ, ủng hộ của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, tỉnh Hải Dương đã đạt được những kết quả tích cực. Tính đến hết tháng 6/2013, trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã có 234 dự án FDI còn hiệu lực đến từ 23 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 5.641,3 triệu USD. Tổng diện tích đất mà tỉnh cho các doanh nghiệp FDI thuê (cả trong và ngoài các KCN) là hơn 1.000 ha, mang lại hiệu quả vượt trội so với đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp thuần tuý, cả về giá trị sản phẩm và hiệu quả sử dụng lao động, cụ thể: giá trị sản phẩm thu được trên 01 ha đất nông nghiệp thuần tuý tại Hải Dương đạt trung bình 85 triệu đồng/ha/năm, so với đất sử dụng cho dự án FDI là 17,4 tỷ đồng/ha/năm; lao động trung bình 8 - 10 lao động/ha đất nông nghiệp so với trung bình khoảng 70 lao động/ha đất công nghiệp của khu vực FDI hiện nay. Khi toàn bộ đất công nghiệp quy hoạch được lấp đầy, các chỉ số này có triển vọng sẽ được nâng cao hơn nữa. Các doanh nghiệp FDI tại địa bàn đã góp phần quan trọng đưa tỉnh Hải Dương trở thành một trong những địa phương có thu ngân sách trên 1000 tỷ đồng/năm vào năm 2002 và trên 5700 tỷ đồng vào năm 2011, khẳng định được vai trò, vị trí quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh [7].

Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào KCN được lãnh đạo tỉnh chia sẻ tại hội nghị tổng kết 25 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài là:

Sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung thống nhất từ tỉnh đến cơ sở là nhân tố quyết định dẫn đến thành công, đặc biệt khi giải quyết những khó khăn, phức tạp nảy sinh trong quá trình doanh nghiệp FDI thực hiện dự án, hoặc triển khai công tác giải phóng mặt bằng để giao đất cho nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, phải luôn đề cao vai trò trách nhiệm lãnh đạo và tổ chức thực hiện của chính quyền cơ sở trong việc triển khai thực hiện chỉ đạo của cấp trên.

Sự đổi mới và nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về chủ trương thu hút nguồn vốn FDI có ý nghĩa hết sức quan trọng trong thực tiễn. Thực tế 30 năm qua đã chứng minh rằng, việc kết hợp hai nguồn lực trong nước và nguồn vốn nước ngoài đã tạo nên động lực quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế bền vững và phát triển xã hội với tốc độ cao và ổn định tại địa phương.

Tuyên truyền để các tầng lớp nhân dân, các thành phần kinh tế nhận thức đúng đắn chủ trương và chính sách của Đảng và nhà nước về phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, tích cực tham gia đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tạo nội lực để thu hút các nguồn vốn FDI vào địa phương.

Thủ tục hành chính đơn giản hoá, giảm bớt phiền hà, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư yên tâm sản xuất kinh doanh; chính quyền cần đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo điều kiện giúp đỡ và kịp thời giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình doanh nghiệp triển khai đầu tư kinh doanh. Việc thu hút các dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước không thuộc nguồn ngân sách để xây dựng, phát triển các KCN, CCN tập trung có ý nghĩa hết sức quan trọng, khơi dậy mọi tiềm năng, phát huy nội lực nhằm phát triển kinh tế - xã hội tại địa bàn.

Thực tế cho thấy toàn bộ các KCN đã đầu tư hạ tầng tại tỉnh Hải Dương đều do các nhà đầu tư tư nhân bỏ vốn đầu tư, góp phần sử dụng vốn có hiệu quả, giảm tải cho ngân sách nhà nước. Cùng với việc đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật, cần chủ động và đặc biệt quan tâm, chú ý xây dựng hạ tầng xã hội trong quá trình đầu tư xây dựng các KCN, CCN nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững.

Công tác xúc tiến, vận động đầu tư cần có trọng tâm, trọng điểm hướng vào các nhà đầu tư lớn, các lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư với sự tham gia trực tiếp của lãnh đạo tỉnh, tạo sự tin tưởng cho các nhà đầu tư ngay từ ban đầu tiếp xúc, làm việc; đồng

thời chú trọng đến việc giữ mối liên hệ thường xuyên, liên tục với các dự án tốt, các nhà đầu tư tiềm năng.

1.2.3. Bài học rút ra cho khu công nghiệp Thụy Vân, Việt Trì, Phú Thọ

Từ những kinh nghiệm thu hút vốn FDI vào các KCN của tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Hải Dương, có thể rút ra một số bài học cho tỉnh Phú Thọ nói chung và KCN Thụy Vân nói riêng như sau:

Một là, đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư trực tiếp, gián tiếp thông qua đầu mối

cục đầu tư nước ngoài, trung tâm xúc tiến đầu tư phía Bắc, các tổ chức trong và ngoài nước để mời gọi đầu tư vào tỉnh Phú Thọ nói chung và KCN Thụy Vân nói riêng.

Hai là, chuyển phương thức mời gọi đầu tư từ hình thức “nhà đầu tư có nhu cầu

thì họ tự tìm đến” sang hình thức “quảng bá những thế mạnh của tỉnh mà nhà đầu tư đang cần” và chủ động làm việc với các Tổng công ty và Tập đoàn lớn có uy tín trong và ngoài nước để xúc tiến đầu tư, mời gọi đầu tư và báo cáo kịp thời với lãnh đạo tỉnh để báo cáo Chính phủ và các Bộ, ngành giúp đỡ thu hút các nhà đầu tư có tiềm năng đang nghiên cứu đầu tư vào tỉnh.

Ba là, cập nhật thường xuyên thông tin với các nội dung phong phú, đa dạng

như hướng dẫn đầu tư, danh mục dự án kêu gọi đầu tư, chính sách ưu đãi đầu tư, văn bản pháp luật về đầu tư trên website của KCN Thụy Vân.

Bốn là, tăng cường công tác xúc tiến đầu tư tại chỗ. Duy trì đối thoại thường

xuyên với các doanh nghiệp nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc, củng cố lòng tin của các nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư kinh doanh tại tỉnh, tạo hiệu ứng lan tỏa và tác động tích cực tới nhà đầu tư mới.

Năm là, tham gia cung cấp tài liệu, ấn phẩm giới thiệu tổng quát về tỉnh Phú

Thọ và đặc biệt là KCN Thụy Vân, các danh mục dự án kêu gọi đầu tư,... đến các buổi hội nghị, hội thảo, buổi làm việc của UBND tỉnh với các Đại sứ quán, lãnh sự quán các nước,...

Sáu là, thực hiện công khai minh bạch, hướng dẫn rõ ràng và thường xuyên cập

nhật thông tin trên các lĩnh vực quản lý xây dựng, đất đai, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thành lập doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, cấp phép lao động, xuất nhập khẩu, xác nhận hợp đồng thuê đất, bất động sản ..v.v trên trang thông tin điện tử của KCN Thụy Vân.

Bảy là, tích cực vận động thu hút vốn đầu tư xây dựng kinh doanh CSHT KCN

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI KHU CÔNG NGHIỆP THỤY VÂN, VIỆT TRÌ, PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại khu công nghiệp thụy vân, việt trì, phú thọ (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)