Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại khu công nghiệp thụy vân, việt trì, phú thọ (Trang 76 - 79)

5. Kết cấu khóa luận

3.2. Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại khu công

3.2.2. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư

Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt để thu hút đầu tư hiện nay, các nhà đầu tư nước ngoài là những người có quyền lựa chọn địa bàn đầu tư mà họ cho là có lợi nhất. Vì vậy, cần phải chủ động tìm đến các đối tác nước ngoài, xác định xúc tiến đầu tư là nhiệm vụ của các Sở, Ban, ngành tại địa phương. Cụ thể, trong thời gian tới cần phải:

Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, các cơ quan quản lý Nhà nước phải coi xúc tiến đầu tư là chức năng đầu tiên của mình. Xúc tiến đầu tư là một trong những giải pháp quan trọng để thu hút vốn FDI. Nhận thức được điều này, năm 2003, UBND tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư và thông tin kinh tế - xã hội. Tuy nhiên do thiếu kinh nghiệm, nên công tác xúc tiến đầu tư trong mấy năm qua chưa có kết quả và nhiều tồn tại, như: chương trình vận động đầu tư còn thụ động, nặng về tuyên tuyền pháp luật, thiếu sự chỉ đạo, phối hợp của các cơ quan đầu mối ở cấp trung ương; nội dung và phương pháp tổ chức vận động đầu tư còn đơn giản, chưa theo từng đối tác, lĩnh vực, dự án cụ thể; thông tin về kinh tế, cơ hội đầu tư chưa đầy đủ và độ tin cậy còn thấp; tính chuyên nghiệp chưa cao và thiếu kinh phí hoạt động.

Phân loại các đối tượng đầu tư, cần chia các nhà đầu tư thành 3 đối tượng: nhà đầu tư đã có dự án, nhà đầu tư chuẩn bị tiến hành đầu tư và nhà đầu tư tiềm năng.

- Đối với nhà đầu tư đã có dự án đầu tư, đây là giai đoạn triển khai sau khi được cấp phép, công việc xúc tiến đầu tư chủ yếu do Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý các KCN thực hiện bằng việc hỗ trợ nhà đầu tư như: giải phóng mặt bằng, hạ tầng kỹ thuật, xử lý các tồn tại vướng mắc khi triển khai dự án... Việc làm này có ý nghĩa rất quan trọng trong xúc tiến đầu tư, nếu nhà đầu tư triển khai sau giấy phép thuận lợi thì môi trường đầu tư sẽ được nâng cao, lôi kéo được nhiều nhà đầu tư mới. Ngược lại, môi trường đầu tư sẽ xấu đi, hình ảnh địa phương sẽ giảm sút nghiêm trọng.

- Đối với nhà đầu tư đang chuẩn bị tiến hành đầu tư, đây là giai đoạn trước cấp giấy chứng nhận đầu tư. Nhà đầu tư sẽ bỏ đi vì những thủ tục rườm rà và do chúng ta cung cấp thông tin không chuẩn xác khi xúc tiến đầu tư. Do vây, cần phải thực hiện đúng và đầy đủ các cam kết khi xúc tiến kêu gọi đầu tư, không gây nhũng nhiễu thông qua các thủ tục hành chính.

- Đối với nhà đầu tư tiềm năng, là những nhà đầu tư đến tìm hiểu cơ hội đầu tư, hoặc tổ chức những đoàn công tác ra nước ngoài tiếp xúc trực tiếp với các nhà đầu tư, phải chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết đảm bảo những thông tin này phải trung

thực cho dù nó tồn tại yếu tố bất lợi. Việc tiếp xúc các nhà đầu tư tiềm năng nên thông qua các công ty tài chính, ngân hàng, các tổ chức xúc tiến đầu tư quốc tế, và luôn có nhà đầu tư đang thực hiện dự án hiệu quả đi cùng để họ tuyên truyền và giúp chúng ta cung cấp thông tin cần thiết cho nhà đầu tư tiềm năng.

Theo thống kê của các tổ chức xúc tiến đầu tư nước ngoài thì cứ vận động 10.000 nhà đầu tư sẽ có 1.000 nhà đầu tư quan tâm, 100 nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội và chỉ có 10 nhà đầu tư có khả năng bỏ vốn quyết định đầu tư. Do vậy, để chúng ta thấy rằng việc hỗ trợ nhà đầu tư đang thực hiện dự án có ý nghĩa như thế nào trong việc xúc tiến đầu tư.

Chú trọng các đối tác chiến lược, các tập đoàn, các công ty lớn và lực lượng người Việt Nam ở nước ngoài. Cần chia ra từng loại đối tác, tuỳ theo nhu cầu và thế mạnh của nhà đầu tư mà có phương pháp xúc tiến vận động có hiệu quả.

- Nhà đầu tư khu vực EU: có tiềm lực về tài chính và công nghệ nên vận động họ tham gia vào các dự án lớn, hàm lượng kỹ thuật cao, dự án phát triển kết cấu hạ tầng, ứng dụng công nghệ thông tin và sinh học.

- Nhà đầu tư Mỹ: xúc tiến dự án năng lượng, hoá chất, viễn thông, dịch vụ tài chính, kiểm toán, bảo hiểm, du lịch.

- Nhà đầu tư Nhật bản và Hàn Quốc: kết hợp xúc tiến các dự án có quy mô vừa và nhỏ sản xuất chế biến hàng xuất khẩu với các dự án lớn, sử dụng công nghệ hiện đại, đặc biệt là các dự án xây dựng nhà ở chung cư, văn phòng cho thuê.

- Nhà đầu tư ASEAN: xúc tiến các dự án vừa và nhỏ, dịch vụ, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến nông, lâm, thuỷ sản xuất khẩu và may mặc.

Cần xác định địa bàn và lĩnh vực kêu gọi đầu tư: Điều chỉnh quy hoạch sản phẩm, vùng lãnh thổ theo hướng xoá bỏ các hạn chế đối với khu vực FDI. Tập trung kêu gọi đầu tư theo quy hoạch là ưu tiên số một, kế đến là nông, lâm nghiệp, du lịch và dịch vụ cảng, riêng chế biến và nuôi trồng thủy sản vì lĩnh vực này các nhà đầu tư trong nước đủ khả năng thực hiện.

Tổ chức bộ máy xúc tiến đầu tư: Kiện toàn bộ máy, đẩy mạnh vai trò hoạt động của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh; Tăng cường, đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ và kinh nghiệm xúc tiến đầu tư nước ngoài; Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan trong việc phối hợp tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư. Hình thức tổ chức thực hiện công tác xúc tiến đầu tư: Tổ chức hội thảo giới thiệu về môi trường

đầu tư tại KCN nói riêng và tại tỉnh Phú Thọ nói chung; Vận động trực tiếp các tập đoàn xuyên quốc gia đầu tư vào các dự án cụ thể tại KCN; Mở rộng hợp tác với các tổ chức tài chính, ngân hàng, các công ty tư vấn để thực hiện xúc tiến đầu tư một cách chuyên nghiệp hơn; Kết hợp vận động xúc tiến đầu tư và xúc tiến thương mại; Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác xúc tiến đầu tư; Kết hợp xúc tiến đầu tư trong các chuyến thăm và làm việc của lãnh đạo tỉnh ở nước ngoài và các đoàn đi công tác nước ngoài; Đối thoại cộng đồng với các Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài thông qua cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; Đa dạng hoá các loại hình thông tin; Nâng cao chất lượng thông tin, ấn phẩm tuyên truyền đầu tư; nâng cấp các trang thông tin, biên soạn các tài liệu, tập gấp, đĩa CD, VCD... giới thiệu về KCN Thụy Vân; Có những khuyến cáo, hướng dẫn cần thiết về vấn đề lao động, xã hội, văn hóa, tâm lý của người Việt Nam đối với nhà đầu tư khi đầu tư vào Việt Nam; Nâng cao chất lượng xây dựng quy hoạch và danh mục gọi vốn đầu tư nước ngoài làm cơ sở thực hiện chương trình vận động đầu tư.

Bên cạnh đó, phải xác định được, ngày nay, marketing địa phương không chỉ góp phần nâng cao hình ảnh của địa phương mà còn là cơ sở để thu hút các nhà đầu tư nói chung và các nhà đầu tư nước ngoài nói riêng. Các nhà quản lý nên coi đây như là một công ty để xây dựng thương hiệu, làm cho hình ảnh của địa phương in sâu trong tâm trí các nhà đầu tư. Phải làm sao để tạo cho họ niềm tin đây là địa chỉ tin cậy để đầu tư. Việc thiết lập khung khổ, lộ trình để cung ứng các năng lực chiến lược marketing địa phương vừa phù hợp, vừa có giá trị cao, vừa khó bắt chước, vừa xây dựng và phát huy các năng lực marketing khác biệt cốt lõi là hết sức cần thiết.

Trước hết, cần nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin, và thông tin phải đảm bảo phản ánh kịp thời hơn nữa về sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đặc biệt là về môi trường đầu tư thông qua cổng thông tin điện tử. Tiếp đó là xây dựng biểu tượng hình ảnh, tổ chức cuộc thi xây dựng hình ảnh của KCN dành cho các doanh nghiệp, qua đó chọn lọc và tuyên truyền hình tượng về KCN Thụy Vân - địa điểm an toàn và thuận lợi cho các nhà đầu tư. Một trong những cách hữu hiệu nhất là quảng bá về tiềm năng phát triển của KCN Thụy Vân trên các phương tiện thông tin đại chúng để thu hút sự quan tâm của dư luận và của các nhà đầu tư. Theo đó, có thể tiến hành quảng cáo trên các trang báo, tạp chí chuyên ngành, phối hợp với các cơ quan truyền thông Trung ương để quảng bá thông tin, xây dựng các chương trình giới thiệu và quảng cáo về môi trường đầu tư tại đây.

Mặt khác, việc tìm hiểu, học hỏi những chính sách, biện pháp thu hút đầu tư của các KCN khác trên địa bàn cùng các vùng lân cận cũng rất cần thiết trong việc nâng cao hiệu quả công tác vận động, xúc tiến đầu tư.

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại khu công nghiệp thụy vân, việt trì, phú thọ (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)