5. Kết cấu khóa luận
2.3. Thực trạng thu hút vốn FDI tại khu công nghiệp Thụy Vân, Việt Trì, Phú Thọ
2.3.3. Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp FDI trong khu công nghiệp Thụy
vốn này.
Các chính sách ưu đãi về tài chính của tỉnh đối với các doanh nghiệp tại KCN chưa được thực hiện, hiện nay Ban Quản lý các KCN tỉnh Phú Thọ đã xây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt cơ chế hỗ trợ thu hút đầu tư vào các KCN, CCN trọng điểm của tỉnh, đặc biệt là KCN Thụy Vân.
2.3.3. Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp FDI trong khu công nghiệp Thụy Vân Vân
2.3.3.1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
Tính đến ngày 31/12/2019, số doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại KCN Thụy Vân là 29 doanh nghiệp. Cụ thể:
Bảng 2.5. Danh sách các doanh nghiệp FDI hoạt động trong khu công nghiệp Thụy Vân tính đến 31/12/2019
TT Tên doanh nghiệp thành lập Vốn điều lệ
(triệu USD) Tên dự án
1 Công ty TNHH KEE.EUN VINA 1,75 NM may dệt kim
2 Giai đoạn mở rộng của Công ty
TNHH KEE.EUN VINA 1,500
SP/năm hàng may mặc: 3,6 triệu
3 Công ty TNHH Shilla - vina 0,50 NM thêu ren, dịch vụ may
4 Công ty TNHH KAPS TEX VINA 12,07 NM sản xuất vải PP và PE
5 Công ty TNHH Kor - Vipack 5,93 NM sản xuất vải nhựa
6 Công ty TNHH Tairyong Việt Nam 1,50 NM dệt giặt mài
7 Công ty TNHH ACE 0,30 NM may áo Jacket
8 Công ty TNHH TE-VINA PRIME 3,00 NM sản xuất vải bạt PP,
PE và bao bì
9 Công ty TNHH hoá chất Woorim-
Vina 1,20
NM sản xuất hoá chất Công nghiệp
10 Công ty TNHH Dong Kuk Việt Nam 4,80 NM sản xuất thiết bị và
bao cao su y tế
11 Công ty TNHH Polytrap 3,36 NM sản xuất ống giấy và
hạt nhựa tỏi sinh
12 Công ty TNHH Hàn Việt - lô cao su 2,62 NM sản xuất quả lô cao su
13 Công ty TNHH WOONG JIN 1,76 NM sản xuất túi nhựa PP
14 Công ty TNHH Seshin VN 1,87 NM sản xuất hàng dệt may
xuất khẩu
15 Công ty TNHH TJB Vina 0,99 NM sản xuất hàng may,
thuê xuất khẩu
16 Công ty TNHH Dae yang vina 1,00 NM sản xuất và kinh
doanh túi nhựa PP
TT Tên doanh nghiệp thành lập Vốn điều lệ
(triệu USD) Tên dự án
18 Công ty TNHH S&H VINA 0,63 NM sản xuất sản phẩm
thêu và in
19 Công ty TNHH HWASHIN VINA 0,50 NM Sản xuất sản phẩm
thêu và in
20 Công ty TNHH Hàn - Việt Chemical 0,57 NM sản xuất hạt nhựa
màu
21 Công ty TNHH JAKJIN Việt Nam 1,20 NM SX may mặc
22 Công ty TNHH thức ăn gia súc Văn
Sơn 5,00
NM sản xuất thức ăn gia súc
23 Công ty TNHH hóa chất Woorim
vina 0,70 NM dệt may
24 Công ty TNHH flexcon Việt Nam 1,30 NM SXKD hàng bao bì
container
25 Công ty TNHHJEIL Phú Thọ 2,00 NM SX kinh doanh bao bì
container
26 Công ty TNHH Polytap 2,56
NM sản xuất và gia Công vải nhựa PP và PE chưa tráng phủ
27 Công ty TNHH Bando Vina 5,00
NM sản xuất linh kiện điện tử, ăng ten các loại, mô tơ; camera
28 Công ty TNHH rừng sinh thái Nhà máy chế biến gỗ xuất
khẩu
29 Công ty TNHH Bách Đặc Lợi 1,00 Nhà máy sản xuất bao bì
nhựa
(Nguồn: Phòng quản lý doanh nghiệp và lao động)
Đến nay, KCN Thụy Vân đã thu hút được 44 dự án đầu tư nước ngoài với 29 doanh nghiệp, tổng vốn đầu tư đăng ký 399,78 triệu USD; Riêng trong giai đoạn 2017 - 2019, KCN Thụy Vân thu hút được 5 dự án. Cụ thể, các doanh nghiệp / tổng số dự án đầu tư FDI của KCN Thụy Vân được thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 2.6. Các doanh nghiệp/tổng dự án đầu tư FDI trong khu công nghiệp Thụy Vân tính đến 31/12/2019
Tên KCN
Doanh nghiệp/ Dự án đầu tư trong KCN
Tổng số doanh nghiệp/ dự án Tổng số doanh nghiệp/ dự án đang SXKD Tổng số doanh nghiệp /dự án đang XDCB Tổng số doanh nghiệp /dự án chưa triển khai Số doanh nghiệp /dự án không có khả năng triển khai
Khu công nghiệp đã được phê duyệt dự án/cấp GCNĐT đang hoạt động
KCN Thụy
Vân 29 29 0 0 0
(Nguồn: Phòng quản lý doanh nghiệp và lao động)
Nhìn chung các dự án được đăng ký đã triển khai, các doanh nghiệp hoạt động đúng với tiến độ và đáp ứng theo đúng quy định trong Giấy chứng nhận đầu tư. Bên cạnh đó, đã có những doanh nghiệp thực hiện việc đầu tư mở rộng sản xuất cho dự án của mình.
b. Trình độ công nghệ và quản lý
Đến nay, khoảng 70% các dự án đầu tư hiện tại thuộc lĩnh vực công nghiệp nhẹ, tập trung chủ yếu là ngành may mặc, dệt nhuộm, giầy da, sản xuất hạt nhựa và sản phẩm từ nhựa, chế biến nông sản thực phẩm, số còn lại là các dự án về lĩnh vực hoá chất phụ tùng ngành dệt may, bao bì Container, đá lát nền, chế biến giấy. Chỉ có 01 dự án sản xuất máy vi tính và vô tuyến điện tử.
Xét về mặt tổng thể, trình độ công nghệ hiện tại của các doanh nghiệp FDI so với các doanh nghiệp khác trong KCN có tiến bộ hơn, nhưng so với mặt bằng chung của cả nước thì chỉ ở mức trung bình. Các doanh nghiệp FDI có trình độ quản lý khá hơn các doanh nghiệp trong tỉnh. Hệ thống quản lý được tổ chức khoa học và bài bản, gọn nhẹ, cụ thể, chi tiết, có quy trình, quy phạm rõ ràng ở tất cả các khâu. Các vị trí công tác được tiêu chuẩn hoá đúng người, đúng việc. Tổ chức văn phòng tinh giảm, tổ chức lao động hợp lý, tổ chức sản xuất khoa học và hiệu suất cao hơn.
c. Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Khoảng 80 - 85 % sản phẩm của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn KCN Thụy Vân là xuất khẩu. Trong khi năm 2017, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp
FDI chỉ chiếm 19,04% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh thì đến 2019 đã là 26,4 % giá trị kim ngạch xuất khẩu. Các nhóm hàng dệt may, nhựa, da giầy có tỷ lệ xuất khẩu khoảng 80 - 90%; nhóm sản phẩm gỗ nội thất, thực phẩm, tỷ lệ xuất khẩu 30 - 40%. Nhóm sản phẩm hoá chất dệt, phụ tùng dệt may chủ yếu phục vụ các doanh nghiệp dệt trong tỉnh.
Thị trường tiêu thụ tập trung ở 3 thị trường chính, xuất khẩu về chính quốc khoảng 60% đối với phần lớn sản phẩm của các doanh nghiệp Hàn quốc và Nhật Bản, xuất khẩu vào thị trường EU và Mỹ khoảng 30% và tiêu thụ tại Việt Nam khoảng 10%.
d. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Giai đoạn 2017 - 2019, tuy đã gặp phải không ít khó khăn và vướng mắc song các doanh nghiệp FDI trên địa bàn đã nỗ lực sản xuất kinh doanh và đạt nhiều kết quả đáng khích lệ: Tổng giá trị sản xuất trong cả giai đoạn đạt mức 6.000 tỷ đồng, chiếm 5,94% tổng giá trị sản xuất của cả tỉnh. Cụ thể:
Bảng 2.7. Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp FDI trong khu công nghiệp Thụy Vân giai đoạn 2017 - 2019
STT Chỉ tiêu Đơn vị Giai đoạn 2017 - 2019
1 Tổng giá trị sản xuất Tỷ đồng 6.000
2 Tỷ trọng giá trị sản xuất % 5,94
3 GDP Tỷ đồng 3.397
4 Tỷ trọng GDP % 3,52
5 Tỷ trọng đóng góp ngân sách % 0,75
(Nguồn: Phòng quản lý doanh nghiệp và lao động)
Riêng trong năm 2019, giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp FDI đạt 1.726 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 24%. GDP của các doanh nghiệp FDI KCN Thụy Vân trong 3 năm đạt 3.397 tỷ đồng, chiếm 3,52% GDP toàn tỉnh, đóng góp 0,75% vào tổng thu của ngân sách tỉnh.
Sở dĩ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tỷ trọng giá trị sản xuất lớn nhưng đóng góp vào ngân sách lại tương đối hạn chế là bởi vì tỉnh đang áp dụng các chính sách ưu đãi đầu tư trực tiếp nước ngoài trong đó có các điều kiện miễn giảm thuế TNDN khá ưu đãi.
Các doanh nghiệp FDI cơ bản đã hoàn thành đầu tư xây dựng cơ bản, sản xuất đã tương đối ốn định, có thị trường tiêu thụ sản phẩm. Do vậy, xu hướng tăng vốn mở rộng sản xuất đã được các doanh nghiệp lựa chọn, các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch năm 2020 đều tăng từ 15% đến 30% ở các chỉ tiêu sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu và nộp ngân sách.
2.3.3.2. Tình hình sử dụng lao động
Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo (cả đào tạo tại trường lớp và đào tạo tại doanh nghiệp) của các doanh nghiệp FDI là khá cao. Lao động đã qua đào tạo và lao động trực tiếp chiếm đa số do đặc thù các doanh nghiệp FDI đầu tư sản xuất chủ yếu vào các lĩnh vực như công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến. Cụ thể:
Bảng 2.8. Tình hình sử dụng lao động tại các doanh nghiệp FDI trong khu công nghiệp Thụy Vân giai đoạn 2017 - 2019
Chỉ tiêu 2017 2018 2019 So sánh (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 2018/ 2017 2019/ 2018 Lao động đã qua đào tạo 23.560 94,1 24.193 94,4 24.473 93,5 102,7 101,2 Lao động trực tiếp 23.334 93,2 24.090 94,0 24.394 93,2 103,2 101,3 Lao động quản lý 1.452 5,8 1.615 6,3 1.754 6,7 111,2 108,6 Lao động dịch vụ 1.152 4,6 1.205 4,7 1.335 5,1 104,6 110,8 Tổng 25.037 100,0 25.628 100,0 26.174 100,0 102,4 102,1
(Nguồn: Phòng quản lý doanh nghiệp và lao động)
Lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang hoạt động trên địa bàn KCN Thụy Vân đến thời điểm tháng 12/2019 là 26.174 người. Lao động đã qua đào tạo ở trường lớp và ở tại doanh nghiệp bình quân đạt 94%. Lao động trực tiếp sản xuất chiếm khoảng trên 93%. Lao động quản lý có 1754 người, chiếm 6,7%. Lao động dịch vụ có 1.335 người, chiếm 5,1% so với tổng sổ
lao động. Tại các doanh nghiệp FDI, mức thu nhập bình quân từ trên 5.500.000 đồng đến 8.000.000 đồng/ tháng. Nhìn chung, thu nhập bình quân tháng của công nhân khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cao hơn thu nhập của công nhân trong các doanh nghiệp khác, điều kiện đảm bảo lao động tốt hơn nhưng cường độ và thời gian lao động cao và nhiều hơn.
Tuy nhiên vấn đề giáo dục định hướng cho người lao động còn hạn chế, vai trò của các tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài còn yếu.Ý thức và nhận thức của người lao động trong doanh nghiệp FDI không được đầy đủ, cộng với khó khăn trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và vi phạm của chủ doanh nghiệp đã gây ra một số tình trạng bỏ việc và đình công.
2.3.3.3. Tình hình xây dựng nhà ở và bảo đảm quyền lợi cho người lao động
Khu nhà ở công nhân: Đã xây dựng 01 khu nhà ở công nhân của nhà máy xi măng Hữu Nghị (3,1 ha), vốn đầu tư 160,0 tỷ đồng của doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu ở cho gần 3.000 người (chiếm khoảng 11,5% lao động trong KCN). Đã quy hoạch thêm 01 khu nhà ở công nhân diện tích 20,5 ha; hiện nay đã thu hút được dự án đầu tư khu nhà ở chung cư 7,8 ha, vốn đầu tư khoảng 300 tỷ đồng, đáp ứng nhu cầu ở cho 6.000 lao động. Hoàn thành bồi thường giải phóng mặt bằng, san nền 2,3 ha.
Tình hình bảo đảm quyền lợi của người lao động: Những năm gần đây, hầu hết các doanh nghiệp thuộc KCN đã ổn định sản xuất kinh doanh, đảm bảo việc làm cho người lao động, ý thức về việc thực hiện pháp luật lao động đã được nâng lên, việc thực hiện ký hợp đồng lao động đối với người lao động đã có chuyển biến tích cực, tạo tâm lý yên tâm công tác gắn bó với doanh nghiệp của người lao động. Tuy nhiên mức thu nhập của đa số công nhân còn thấp, chưa có tích lũy.
2.3.3.4. Tình hình tuân thủ pháp luật và bảo vệ môi trường
Tình hình tuân thủ pháp luật: Các doanh nghiệp đầu tư vào KCN chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhìn chung đều thực hiện đúng mục tiêu đầu tư, thuê đất, sử dụng đất đúng mục đích; tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, thuế, tài chính, lao động tương đối tốt. Một số doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có vốn Nhà nước nhìn chung đều chấp hành tốt các quy định của pháp luật.
Theo kiểm tra, đánh giá: 100% các doanh nghiệp đã sử dụng đất đúng mục đích, quy hoạch được duyệt; 70% doanh nghiệp đã sử dụng hết phần đất được thuê lại theo đúng tiến độ; 30% doanh nghiệp sử dụng chưa hết phần đất được thuê theo tiến
độ cam kết và chậm nộp tiền thuê đất, còn nợ đọng kéo dài. Tuy nhiên, việc cập nhật các quy định mới của pháp luật còn chậm, việc tuân thủ các quy định về báo cáo chưa nghiêm, nhiều doanh nghiệp phải hướng dẫn đôn đốc nhiều lần, nhất là các doanh nghiệp trong khu vực FDI. Hiện tượng nâng giá đầu vào để trốn thuế của một số doanh nghiệp FDI vẫn chưa có chế tài quản lý hiệu quả.
Về vấn đề môi trường: Hệ thống xử lý nước thải đã thực hiện các hạng mục như: san nền, tường rào trạm xử lý, nhà điều hành và nhà kho nhưng do nguồn vốn ngân sách tỉnh chưa bố trí được nên tiến độ còn chậm. Nước thải phát sinh từ KCN Thụy Vân tuy đã có biện pháp xiết chặt quản lý và giải quyết cục bộ, tạm thời. Bên cạnh đó, do chưa có hệ thống xử lý tập trung dẫn tới chất lượng nước thải vẫn chưa được kiểm soát triệt để. Mức độ ô nhiễm do nước thải còn ảnh hưởng đến dân cư khu vực lân cận.