5. Kết cấu khóa luận
3.1. Định hướng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại khu công nghiệp Thụy
3.1. Định hướng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại khu công nghiệp Thụy Vân, Việt Trì, Phú Thọ Thụy Vân, Việt Trì, Phú Thọ
Bảng 3.1. Phân tích SWOT tại KCN Thụy Vân, Việt Trì, Phú Thọ
S (Điểm mạnh) W (Điểm yếu)
- Nằm ở vị trí địa lý thuận lợi, cách đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai 5 km, cách sân bay Nội Bài 40 km.
- Nằm trong thành phố Việt Trì nên được hưởng toàn bộ hệ thống CSHT, điện nước, cây xanh và các điều kiện phúc lợi.
- Là KCN trọng điểm của tỉnh nên được hưởng nhiều chính sách ưu đãi.
- 01 cảng nội địa (ICD), thuận lợi làm thủ tục hải quan, đáp ứng nhu cầu xuất, nhập khẩu, vận chuyển bốc dỡ hàng hoá.
- Các dự án có ý nghĩa lớn với sự phát triển kinh tế - xã hội, UBND tỉnh quyết định mức hỗ trợ riêng sau khi thông qua thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh.
- Hệ thống thông tin liên lạc hiện đại, truyền dẫn số liệu tự động kết hợp với hệ thống cáp quang đã được đầu tư.
- Vẫn nằm cách khá xa thủ đô Hà Nội so với các KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương,...
- Thiếu vốn để nâng cấp hạ tầng, các dịch vụ xã hội như: ngân hàng, y tế, khách sạn cho chuyên gia nước ngoài.
- Các chính sách thu hút đầu tư nói chung và thu hút vốn FDI nói riêng của tỉnh qua đánh giá vẫn còn bộc lộ nhiều mặt hạn chế và chưa phong phú.
O (Cơ hội) T (Thách thức)
- Khi nền kinh tế hội nhập đầy đủ với nền kinh tế toàn cầu, rất nhiều nhà đầu tư chọn Việt Nam là điểm đến lý tưởng của họ với lý do: thị trường còn nhiều tiềm năng phát triển
- Thiên tai: ít thiên tai nhưng không có nghĩa là không có và đây vẫn là vấn đề nghiêm trọng.
và hứa hẹn phát triển rất nhanh, kinh tế chính trị ổn định, nguồn lực dồi dào,... Bấy nhiêu lý do đó cũng đủ tạo cơ hội rất lớn cho đất nước Việt Nam nói chung và KCN Thụy Vân, Việt Trì, Phú Thọ nói riêng.
- Cơ hội đến từ các đối thủ cạnh tranh: xét về giá thuê mặt bằng, nhân công thì KCN Thụy Vân có lợi thế hơn rất nhiều so với các KCN khác.
- Chính sách của tỉnh cũng đang dần dần thay đổi, tương lai sẽ có những chính sách hợp lý để thu hút thêm các dự án đầu tư nước ngoài.
KCN khác: KCN Trung Hà, KCN Phú Hà, KCN Cẩm Khê...
- Thách thức về vấn đề môi trường - xã hội: Do đặc thù hoạt động của KCN Thụy Vân nên vấn đề môi trường cần được chú trọng. Vấn đề xã hội bao gồm những vấn đề như bất bình đẳng thu nhập, an ninh xã hội,... sẽ phức tạp hơn nên phải quan tâm đúng mức.
- Thách thức về trình độ và năng lực quản lý: gồm nhiều nội dung, càng đầu tư thu hút nhiều thì vai trò của người quản lý càng lớn.
(Nguồn: Tự tổng hợp)
Dựa trên kết quả phân tích mô hình SWOT tại KCN Thụy Vân và căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ năm 2020, Ban Quản lý các KCN tỉnh Phú Thọ đã đưa ra định hướng thu hút vốn FDI tại các KCN nói chung và KCN Thụy Vân nói riêng, cụ thể:
Một là, ưu tiên lĩnh vực công nghiệp chế biến và công nghệ cao.
Công nghiệp vốn là một ngành truyền thống và có thế mạnh của tỉnh Phú Thọ với trữ lượng phong phú các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là các khoáng sản quý hiếm như: cao lanh, penpat, pyrit, đá xây dựng,... Đây là điều kiện đế phát triến ngành công nghiệp khai khoáng và chế biến khoáng sản ở địa phương. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua ngành công nghiệp của tỉnh ta nói chung và KCN Thụy Vân nói riêng chưa thu hút được các dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này, do CSHT và giao thông còn khó khăn. Đó là lý do tỉnh ưu tiên thu hút các dự án khai thác và chế biến khoáng sản trong thời gian tới để khai thác các thế mạnh tài nguyên tự nhiên của tỉnh. Lĩnh vực công nghệ cao cũng là lĩnh vực được ưu tiên đầu tư trong thời gian tới. Đến nay, tuy đã có nhiều dự án FDI đầu tư vào công nghiệp song đa số các dự án đó đầu tư vào lĩnh vực may mặc xuất khẩu, dệt,… sử dụng nhiều lao động song công nghệ hạn chế. Do đó các dự án này chưa đóng góp được nhiều vào việc nâng cao trình
độ công nghệ và kỹ thuật của tỉnh. Mặt khác, các dự án này đang lãng phí nguồn nhân lực của tỉnh vốn được đánh giá là có tỷ lệ qua đào tạo cao. Việc ưu tiên đầu tư các ngành công nghệ cao là để khai thác thế mạnh về nguồn nhân lực, giúp đa dạng hóa
các ngành công nghiệp và nâng cao trình độ công nghệ của tỉnh [16].
Hai là, thu hút có chọn lọc FDI vào khu vực dịch vụ.
Dịch vụ là ngành kinh tế có vai trò rất lớn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, là động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Trong chiến lược phát triến kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020, dịch vụ là ngành kinh tế có vai trò hết sức quan trọng, chiếm tỷ trọng tới 40% trong cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, trong 3 năm 2017 - 2019, riêng KCN Thụy Vân mới thu hút được 1 dự án FDI đầu tư vào ngành dịch vụ. Vì vậy, các cấp chính quyền cần đưa ra những định hướng nhằm đẩy mạnh đâu tư nước ngoài vào lĩnh vực này. Dù vậy, dịch vụ vốn là ngành kinh tế nhạy cảm và có nhiều rủi ro. Các dự án FDI đầu tư vào lĩnh vực này phải được sàng lọc một cách kỹ lưỡng để không ảnh hưởng đến các yếu tổ văn hoá xã hội khác cũng như ảnh hưởng đến quá trình phát triển bền vững của địa phương, gìn giữ các giá trị văn hóa, đặc biệt là đối với tỉnh Phú Thọ, một tỉnh được coi là vùng đất tô, là cội nguồn tâm linh của cả dân tộc Việt Nam, có truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời. Mặt khác, nền tảng để phát triển ngành dịch vụ ở Phú Thọ còn thiếu và yếu. Nếu Phú Thọ thu hút một cách ồ ạt, thiếu chọn lọc các dự án FDI vào ngành dịch vụ thì có thể gây khó khăn cho công tác quy hoạch trong dài hạn của địa phương và trong công tác quản lý. Vì vậy, thu hút một cách chọn lọc các dự án đã được tỉnh đặt ra như một định hướng cho các dự án FDI vào ngành dịch vụ. Để đáp ứng yêu cầu đó, tỉnh đã tiến hành nghiên cứu thăm dò thị trường và đưa ra bản thảo về đầu tư vào các dự án trọng điểm của tỉnh. Đối với KCN Thụy Vân thì các ngành về tài chính - ngân hàng và kinh
doanh bất động sản là những ngành thuộc nhóm được ưu tiên nhất [16].
Ba là, ưu tiên đầu tư vào xây dựng hạ tầng KCN.
Cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu thuộc về môi trường đầu tư. Đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài thì CSHT KCN là yếu tố được quan tâm nhất. Cũng như các KCN khác trên địa bàn, vốn đầu tư xây dựng CSHT thường được lấy từ ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, nguồn vốn này là có hạn và khả năng huy động chậm chạp, do đó chưa đáp ứng được các nhu cầu xây dựng CSHT đang tăng nhanh, đặc biệt là hạ tầng KCN. Thấy rõ được các khó khăn này, trong những năm vừa
qua, tỉnh Phú Thọ đã kêu gọi và ưu tiên các dự án đầu tư phát triển CSHT ở hầu hết các KCN – CCN nói chung và đặc biệt là KCN Thụy Vân nói riêng nhằm huy động các nguồn vốn khác trong xây dựng cơ bản. Trong giai đoạn 2017 - 2019, KCN Thụy Vân đã thu hút được 5/23 dự án FDI của cả tỉnh. Trong thời gian tới, ban chỉ đạo các cấp sẽ tiếp tục ưu tiên các dự án đầu tư vào hạ tầng KCN, đặc biệt là các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI [16].
Bốn là, ưu tiên dự án vốn lớn và công nghệ hiện đại.
Thời gian vừa qua, tuy tình hình thu hút FDI đã có những biến chuyển khả quan song vẫn còn không ít tồn tại, mà một trong những tồn tại đó là quy mô các dự án FDI thu hút được quá nhỏ. Mức vốn đầu tư đăng ký cấp phép bình quân cho một dự án giai đoạn 2017 - 2019 là 3,93 triệu USD, thấp hơn nhiều so với mức bình quân của cả nước là khoảng 10 triệu USD/1 dự án. Các dự án nhỏ này tạo ra các tác động tích cực thấp hơn với doanh thu thấp hơn, sử dụng ít lao động hơn và đóng góp ngân sách ít hơn so với các dự án có vốn đầu tư lớn. Do đó, tỉnh có định hướng thu hút các dự án đầu tư nước ngoài có vốn lớn bằng các chính sách ưu đãi và ưu tiên thích hợp. Ngoài ra, trình độ công nghệ lạc hậu đi kèm theo đó là năng suất lao động thấp đã hạn chế không nhỏ đến khả năng phát triển kinh tế của tỉnh. Để nhanh chóng “đi tắt đón đầu”, thu hẹp khoảng cách trong phát triển kinh tế so với các địa phương khác và so với mặt bằng chung của cả nước, Phú Thọ đã nêu rõ quan điểm là thu hút các dự án FDI có công nghệ hiện đại. Điều đó sẽ giúp tỉnh học hỏi được nhiều kinh nghiệm quản lý các công nghệ hiện đại và tiếp thu các công nghệ đó qua hình thức liên doanh hay chuyển giao công nghệ, qua đó góp phần nâng cao trình độ về khoa học công nghệ chung của toàn tỉnh [16].