Những hạn chế

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại khu công nghiệp thụy vân, việt trì, phú thọ (Trang 65 - 67)

5. Kết cấu khóa luận

2.4. Đánh giá thực trạng thu hút vốn FDI tại khu công nghiệp Thụy Vân, Việt Trì,

2.4.2. Những hạn chế

Thứ nhất, hệ thống CSHT tại KCN Thụy Vân còn thiếu đồng bộ qua đó ảnh

hưởng không nhỏ đến môi trường đầu tư vào đây. Tình hình thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực xây dựng phát triển CSHT gặp nhiều khó khăn do nhu cầu về vốn lớn mà tốc độ giải ngân lại chậm.

Thứ hai, hệ thống cung cấp thông tin đến các nhà đầu tư cũng chưa thực sự đầy

đủ, chưa kịp thời, các phương tiện thông tin đại chúng chất lượng kém, chưa phong phú đa dạng. Bên cạnh đó, chất lượng thông tin về văn bản pháp luật và các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn cũng như thông tin nguồn lao động và công tác quy hoạch chưa được rõ ràng, độ tin cậy chưa cao.

Thứ ba, chất lượng nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng chưa thực sự

đáp ứng được hết những yêu cầu của mọi nhà đầu tư trong bối cảnh hội nhập kinh tế.

Thứ tư, việc ban hành cơ chế chính sách ít đổi mới. Cụ thể, các văn bản chính

sách và pháp luật có liên quan đến vấn đề thu hút vốn FDI được áp dụng hiện nay hầu như không thay đổi nhiều so với các năm trở về trước.

Thứ năm, công tác hỗ trợ triển khai của tỉnh Phú Thọ thực tế vẫn chưa hiệu quả.

Công tác giải phóng mặt bằng là thủ tục tốn kém rất nhiều thời gian và chi phí đối với nhà đầu tư nhưng tỉnh thực hiện chưa thực sự tốt. Nếu như các tỉnh như Hải Dương và Vĩnh Phúc có chế độ hỗ trợ nhà đầu tư bằng tiền rất ưu đãi cho công tác giải phóng mặt bằng thì Phú Thọ chưa làm được điều đó. Giá đối với các dịch vụ điện, nước và các dịch vụ khác được áp dụng mức giá tương đương như các doanh nghiệp Việt Nam, chưa áp dụng mức ưu đãi đối với nhà đầu tư trong thời gian đầu.

Thứ sáu, kết quả thu hút vốn FDI những năm trở lại đây nhìn chung còn chậm, không còn hấp dẫn đối với nhà đầu tư. Cụ thể:

- Quy mô của dự án FDI nhìn chung là còn thấp: Các dự án thu hút được đa phần vẫn là các dự án nhỏ. Mức vốn đầu tư đăng ký cấp phép bình quân cho một dự án là 3,93 triệu USD, thấp hơn nhiều so với mức bình quân của cả nước là khoảng 10 triệu USD/1 dự án. Các dự án nhỏ này tạo ra các tác động tích cực thấp hơn với doanh thu thấp hơn, sử dụng ít lao động hơn và đóng góp ngân sách ít hơn so với các dự án có vốn đầu tư lớn, số dự án FDI thu hút được còn chưa nhiều, giai đoạn 2017 - 2019 chỉ thu hút được 5 dự án.

- Hiệu quả tổng thể vốn FDI chưa cao:Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong KCN Thụy Vân vào lĩnh vực nông - lâm nghiệp còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng (cả giai đoạn 2017 – 2019 không có dự án nào). Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp FDI đang đầu tư tại KCN Thụy Vân đều tập trung đầu tư vào lĩnh vực dệt may, sợi vải, bao bì, sản xuất túi nhựa... Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các dịch vụ trung gian, dịch vụ giá trị gia tăng cao, giáo dục đào tạo, y tế, chăm sóc sức khỏe, môi trường,... còn hạn chế. Chưa thu hút được nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các nước tư bản, từ Châu Âu, Mỹ...

- Thu hút công nghệ (công nghệ cao và công nghệ nguồn), chuyển giao công nghệ chưa đạt được như kỳ vọng: Chuyển giao công nghệ chủ yếu thực hiện theo chiều ngang, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, ít có những biến đổi về trình độ và năng lực công nghệ. Do mặt bằng công nghệ sử dụng trong các dự án FDI chưa cao nên hiệu quả chuyển giao công nghệ theo chiều ngang còn hạn chế, không tránh khỏi trường hợp nhà đầu tư nước ngoài nhập khẩu những loại máy móc, thiết bị lạc hậu gây ô nhiễm môi trường, khai tăng giá trị nhập khẩu và giá trị chuyển giao công nghệ.

- Số lượng việc làm tạo ra chưa nhiều, đời sống người lao động chưa cao: Tỷ lệ việc làm mới do khu vực FDI tạo ra còn khá thấp (chỉ chiếm 8,7% trong tổng số lao động có việc làm năm 2019). Thu nhập bình quân theo tháng của người lao động ở khu vực doanh nghiệp FDI chỉ cao hơn khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước không nhiều (khoảng từ 1- 2 triệu).

- Cơ cấu vốn FDI thể hiện tính mất cân đối cao thể hiện ở các khía cạnh:

Theo hình thức đầu tư: Số lượng dự án đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài vẫn được nhà đầu tư ưa thích hơn, chứng tỏ có những sự khó khăn trong việc

liên doanh giữa trong nước và nước ngoài. Việc tăng lên của các dự án 100% vốn nước ngoài sẽ càng hạn chế khả năng tiếp cận công nghệ cũng như kinh nghiệm quản lý từ phía Việt Nam, và phía Việt Nam sẽ được hưởng ít thành quả hơn từ quá trình sản xuất kinh doanh.

Theo đối tác đầu tư: Giai đoạn 2017 - 2019, KCN Thụy Vân mới chỉ thiết lập được quan hệ đối tác với 3 quốc gia, trong đó vắng bóng Singapore - đối tác đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 của Việt Nam. Điều này chứng tỏ công tác xúc tiến đầu tư của tỉnh vẫn chưa rộng rãi và toàn diện. Ngoài Hàn Quốc ra thì cả 2 đối tác còn lại cũng chỉ mới thực hiện đầu tư tại đây, do đó số lượng dự án còn rất hạn chế và với quy mô nhỏ.

Theo ngành, lĩnh vực: Cơ cấu vốn FDI theo ngành cũng khá mất cân đối. Ngành nông nghiệp tuy có nhiều tiềm năng về đất đai song lại không có dự án nàođầu tư vào trong cả 3 năm gần đây. Ngành dịch vụ cũng có khá nhiều tiềm năng, song cũng mới chỉ có 1 dự án đầu tư với tổng số vốn khiêm tốn 0,2 triệu USD trong 3 năm. Trong ngành công nghiệp cũng có sự mất cân đối khi lĩnh vực công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động chiếm đa số, thiếu các dự án công nghệ cao có giá trị gia tăng lớn.

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại khu công nghiệp thụy vân, việt trì, phú thọ (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)