Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại khu công nghiệp thụy vân, việt trì, phú thọ (Trang 73 - 76)

5. Kết cấu khóa luận

3.2. Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại khu công

3.2.1. Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng

Công ty phát triển hạ tầng KCN là đơn vị trực thuộc Ban Quản lý các KCN tỉnh Phú Thọ được thành lập theo Quyết định số 889/QĐ-UB ngày 04/4/2001 của UBND tỉnh để tiếp nhận chủ đầu tư KCN Thụy Vân từ Tổng công ty xây dựng sông Hồng, với chức năng nhiệm vụ được giao gồm lập quy hoạch, lập dự án đầu tư xây dựng hạ tầng các KCN, CCN, các khu tái định cư, công trình phụ trợ và hạ tầng đấu nối phục vụ KCN; tiếp nhận, khai thác các nguồn vốn để thực hiện dự án từ khâu bồi thường giải

phóng mặt bằng, tổ chức đấu thầu, thực hiện đầu tư xây dựng, quản lý duy tu bảo dưỡng các công trình kết cấu hạ tầng; vận động thu hút các dự án trong và ngoài nước vào KCN; ký hợp đồng cho thuê lại đất gắn liền với kết cấu hạ tầng.

Trong giai đoạn trước mắt cần đầu tư ngân sách nhà nước vào phát triển CSHT bảo đảm các công trình hạ tầng kỹ thuật (điện, đường, nước, thông tin liên lạc) đến tận hàng rào KCN ở mức ưu đãi cao nhất. Các dự án phát triển CSHT dịch vụ xã hội đồng bộ với KCN (nhà ở cho công nhân, trường học, trường dạy nghề, cơ sở khám chữa bệnh ...).

Tập trung đầu tư phát triển hạ tầng theo quy hoạch, có định hướng. Quy hoạch đầu tư và xây dựng CSHT cần thống nhất, hợp lý, tập trung dứt điểm, không dàn trải, vì như vậy hiệu quả đầu tư sẽ không cao, công trình chậm hoàn thành, khó đưa vào sử dụng. Không nên phân đều đầu tư CSHT cho các huyện, thành thị mà phải căn cứ theo quy hoạch phát triển kinh tế của từng huyện, thành thị,... Nên phát triển các ngành dịch vụ như: thông tin liên lạc, ngân hàng, tài chính, bảo hiêm, y tế, điện nước, các điểm vui chơi du lịch, các khách sạn nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn, cơ bản đảm bảo các yêu cầu của các nhà đầu tư để cải thiện môi trường đầu tư.

Ngoài ra, cần có những ưu đãi rõ ràng, cụ thể về tài chính, tín dụng đối với các hình thức đầu tư BTO, BT, BOT để hình thức này nhanh chóng được các nhà đầu tư triển khai thực hiện, góp phần hỗ trợ vốn đầu tư cho ngân sách. Bên cạnh đó, khuyến khích đầu tư xây dựng thểm các KCN, khu chế xuất và đặc biệt trong tương lai không xa, ban lãnh đạo tỉnh cần phải nghĩ tới việc thành lập đặc khu kinh tế để cải thiện điều kiện CSHT.

Tăng cường và nâng cao chất lượng việc quy hoạch KCN, hoàn thiện và cụ thể hoá các quy hoạch liên quan, rà soát và quy hoạch quỹ đất giành cho đầu tư nước ngoài. Huy động nguồn lực để tạo mặt bằng, xây dựng CSHT cho KCN, khuyến khích các nhà đầu tư ứng vốn xây dựng và kinh doanh hạ tầng để giảm vốn đầu tư của ngân sách. Cụ thể cần:

Thứ nhất, đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng KCN Thụy Vân (hơn 369 ha). Bảo đảm hỗ

trợ các công trình hạ tầng kỹ thuật (điện, nước, thông tin liên lạc) đến tận hàng rào các KCN; ưu đãi ở mức cao nhất các dự án phát triển hạ tầng xã hội đồng bộ với KCN (nhà ở cho công nhân, trường học, trường dạy nghề, các cơ sở khám chữa bệnh, thương mại và các dịch vụ đời sống).

Thứ hai, ngoài hạ tầng trực tiếp sản xuất cần chú ý tới hạ tầng xã hội như đầu tư khu vui chơi, giải trí, xây dựng nhà ở cho chuyên gia, cho người lao động, phát triển hệ thống bệnh viện, trạm y tế để khám, chữa bệnh, đầu tư trường dạy nghề để cung cấp lao động có chất lượng cho các KCN. Khuyến khích thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh và sức thu hút với nhà đầu tư nước ngoài.

Thứ ba, rà soát chi phí xây dựng CSHT để xác định hợp lý giá cho thuê đất

trong các KCN để tránh tình trạng đẩy giá cho thuê đất lên cao làm tăng chi phí đầu tư các các doanh nghiệp. Tăng cường vận động xúc tiến đầu tư vào các KCN.

Thứ tư, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy chế về KCN phù hợp với tình hình

mới theo hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư; thu hẹp khoảng cách và tiến tới thống nhất cơ chế, chính sách đối với nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài tại KCN.

Thứ năm, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng tiến trình hội nhập.

Vấn đề con người là vấn đề then chốt để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Cần chú trọng công tác cán bộ, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đủ mạnh cả về số lượng và chất lượng. Đây là giải pháp mang tính chất lâu dài, phải có chiến lược cụ thể, cho từng loại đối tượng. Cụ thể là áp dụng các biện pháp như: quy hoạch đào tạo tại chỗ nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn như cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, bốc xếp, xây dựng, may...; Nguồn kinh phí do địa phương cung cấp và các đơn vị sử dụng lao động tài trợ; Khuyến khích và vận động các doanh nghiệp có vốn FDI tham gia đào tạo, nâng cao tay nghề công nhân, tự tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực theo tiêu chuẩn quy định và ngành nghề riêng của doanh nghiệp; Hộ văn bằng và tiêu chuẩn hoá các chức danh đào tạo theo quy định của pháp luật, và hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo đối với lao động tuyển dụng là người địa phương.

Thứ sáu, phải tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư; thu hẹp khoảng

cách và tiến tới thống nhất cơ chế, chính sách đối với nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài trong các KCN. Áp dụng mô hình KCN với quy mô khác nhau để có phương án sử dụng đất một cách tiết kiệm. Ngăn chặn tình trạng đầu cơ đất; hoàn thiện các văn bản hướng dẫn việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các doanh nghiệp để tạo thuận lợi cho việc thế chấp, cầm cố giá trị quyền sử dụng đất và tài sản trên đất để vay ngân hàng.

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại khu công nghiệp thụy vân, việt trì, phú thọ (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)