5. Kết cấu khóa luận
3.2. Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại khu công
3.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng tiến trình hội nhập. Vấn đề con người là vấn đề then chốt để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Cần chú trọng công tác cán bộ, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đủ mạnh cả về số lượng và chất lượng. Đây là giải pháp mang tính chất lâu dài, phải có chiến lược cụ thể, cho từng loại đối tượng.
Đối với cán bộ, công chức đang làm công tác quản lý nhà nước về FDI, cần
xây dựng chiến lược đào tạo dài hạn để có lực lượng quản lý chuyên nghiệp, thông thạo ngoại ngữ. Thường xuyên tổ chức đào tạo theo hình thức, như tập huấn về nghiệp vụ, luật pháp, ngoại ngữ nhằm nâng cao trình độ hiểu biết chuyên môn, tinh thần trách nhiệm trong công việc và đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.
Về lâu dài, nên tuyển chọn các sinh viên tốt nghiệp đại học loại khá trở lên vào
làm trong Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban quản lý các KCN tỉnh sau đó đưa đi đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ ở nước ngoài. Đây là nguồn nhân lực bổ sung cho công tác quản lý nhà nước về FDI.
Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực để thu hút đầu tư có vai trò quyết định không những trong việc thực hiện thành công sự nghiệp phát triển kinh tế của mình mà còn tạo cho mỗi cá nhân trong cộng đồng phát huy hết khả năng trí tuệ của mình đóng góp cho xã hội, qua đó có thu nhập cao hơn để nâng cao chất lượng sống cho bản thân. Coi trọng hệ thống giáo dục đào tạo chuẩn cho các thế hệ tương lai, từ mầm non đến giáo dục phổ thông và đào tạo chuyên nghiệp dạy nghề gắn với các chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của cả nước nói chung và của tỉnh Phú Thọ nói riêng. Căn cứ vào quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, các quy hoạch phát triển ngành của tỉnh, của từng địa phương để xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực và có những chính sách, cơ chế cụ thể để thu hút nguồn nhân lực, bảo đảm yêu cầu phát triển bền vững. Đẩy mạnh đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ cao trong một số lĩnh vực như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học... để sẵn sàng đáp ứng cho các nhà đầu tư nước ngoài và đáp ứng cho sự nghiệp xây dựng kinh tế của tỉnh trong 5- 10 năm tới. Đa dạng hoá các loại hình đào tạo. Tăng cường xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa các
trung tâm giới thiệu việc làm, các doanh nghiệp và các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề trong việc cung ứng lao động có tay nghề và định hướng đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu phát triển của doanh nghiệp và theo định hướng phát triển nền công nghiệp hiện đại của đất nước. Ngoài trình độ chuyên môn, phải rất coi trọng đến trình độ ngoại ngữ, kiến thức pháp luật, thương trường, đối ngoại, hiểu biết về văn hoá nước ngoài... cho những cán bộ làm việc với các đối tác nước ngoài.
Thực tế trên toàn tỉnh Phú Thọ nói chung và trên địa bàn KCN Thụy Vân nói riêng cho thấy, đội ngũ những người làm kinh doanh và viên chức Nhà nước còn thiếu và yếu. Nét nổi bật của sự yếu kém thể hiện ở chỗ: Khả năng hiểu biết về luật và áp dụng luật, kinh nghiệm nắm bắt thị trường, kinh nghiệm làm việc với người nước ngoài, trình độ ngoại ngữ, thông lệ và điều luật quốc tế... Do vậy cần tiến hành đào tạo bằng các hình thức thích hợp, nhất là đào tạo nghề với sự tham gia của các tổ chức trong nước và nước ngoài nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu lao động kỹ thuật cao của nhà đầu tư để họ đáp ứng được yêu cầu công việc.
Để giải quyết vấn đề này, trước mắt là phải từng bước tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công chức nhà nước bằng cách đào tạo và tuyển dụng theo đúng chức danh; đổi mới công tác tuyển chọn và đề bạt cán bộ, viên chức - bố trí cán bộ đúng người, đúng việc. Tạo điều kiện cho cán bộ trẻ được đào tạo cơ bản, có năng lực và thông thạo ngoại ngữ sớm phát huy kiến thức trong công việc. Bên cạnh đó, cần tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật giỏi phù hợp với xu thế phát triển khoa học - công nghệ chung cả nước và quốc tế, trước mắt là đáp ứng cho nhu cầu lao động các ngành công nghiệp hiện đại của khu vực FDI. Rà soát kế hoạch đào tạo lại đội ngũ cán bộ hiện có sao cho hài hòa giữa các ngành, giữa giai đoạn trước mắt với giai đoạn dài hạn.
Đặc biệt, cần chú ý quan tâm chăm lo đời sống cho người lao động để tạo nguồn nhân lực bền vững, điều đó cần phải được thực hiện tốt từ phía chủ doanh nghiệp (thông qua chính sách về tiền lương, bữa ăn, thực hiện đúng các quy định của pháp luật về lao động) và từ phía các tổ chức Đoàn thể.
Hiện nay, đa số lao động tại KCN Thụy Vân là người nhập cư, ở độ tuổi thanh niên, nữ giới chiếm đa số, nên gặp khó khăn về chỗ ở và thiếu thốn về đời sống vật chất, tinh thần. Việc chăm lo đời sống, hỗ trợ và tạo điều kiện xây dựng các công trình phúc lợi phục vụ cho công nhân sẽ tạo sự ổn định nguồn nhân lực ở các KCN.