5. Kết cấu khóa luận
2.1. Môi trường đầu tư của tỉnh Phú Thọ
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng miền núi trung du Bắc Bộ, có tọa độ địa lý từ 2000
55’ đến 2100 43’ vĩ độ Bắc, 10400 48’ đến 10500 27’ kinh độ Đông. Địa giới hành chính của tỉnh tiếp giáp với: Tỉnh Tuyên Quang về phía Bắc; Tỉnh Hòa Bình về phía Nam; Tỉnh Vĩnh Phúc về phía Đông; Thành phố Hà Nội về phía Đông Nam; Tỉnh Sơn La, Yên Bái về phía Tây.
Nằm trong khu vực giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và vùng Tây Bắc, Phú Thọ có vị trí địa lý mang ý nghĩa là trung tâm tiểu vùng Tây - Đông - Bắc; cách trung tâm Hà Nội khoảng 80km về phía Bắc, cách sân bay Quốc tế Nội Bài khoảng 60km. Với vị trí “ngã ba sông” - điểm giao nhau của sông Hồng, sông Đà và sông Lô, là cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội, Phú Thọ là đầu mối trung chuyển, giao lưu kinh tế giữa các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam và hai tỉnh Quảng Tây, Vân Nam, Trung Quốc.
2.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình tỉnh Phú Thọ mang đặc điểm nổi bật là chia cắt tương đối mạnh vì nằm ở phần cuối của dãy Hoàng Liên Sơn, nơi chuyển tiếp giữa miền núi cao và miền núi thấp, gò đồi, độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Do phân cấp địa hình, diện tích đất đồi núi, đất dốc của tỉnh Phú Thọ chiếm 64,52% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó diện tích đất có độ dốc trên 150 m chiếm tới 51,6%; sông suối chiếm 4,26% tổng diện tích tự nhiên; địa hình bị chia cắt mạnh gây cản trở không nhỏ cho giao thông, giao lưu kinh tế - văn hóa, phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân.
2.1.1.3. Khí hậu
Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, điểm nổi bật là mùa đông khô, lượng mưa ít, hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc; mùa hè nắng, nóng, mưa nhiều, hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Nam. Nhiệt độ bình quân 23 độ C,
tổng lượng mưa trung bình từ 1.600 - 1.800mm/năm, độ ẩm không khí trung bình hàng năm 85 - 87%. Nhìn chung, khí hậu Phú Thọ phù hợp cho sinh trưởng và phát triển đa dạng hóa các loại cây trồng nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc.
2.1.1.4. Thủy văn
Nằm ở trung lưu của hệ thống sông Hồng, hệ thống sông ngòi của tỉnh phân bố tương đối đồng đều, gồm 3 con sông lớn là Sông Hồng, Sông Đà và Sông Lô cùng với hàng chục sông, suối nhỏ khác đã tạo ra nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Hệ thống sông, suối của tỉnh mang theo hàm lượng phù sa khá
lớn, khoảng 1kg/m3, làm cho các dòng chảy thường bị bồi lấp. Với đặc điểm thủy văn
như trên, Phú Thọ có điều kiện phát triển vận tải thủy, nuôi trồng thủy sản, đủ nguồn nước cung cấp cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
2.1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên a. Tài nguyên đất
Phú Thọ có tổng diện tích đất tự nhiên là 353.450 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp trên 297.000 ha, đất phi nông nghiệp trên 53.000 ha, đất chưa sử dụng còn hơn 2.600 ha.
b. Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt: Với diện tích lưu vực của 3 sông lớn (sông Hồng, sông Đà và sông Lô) đã có 14.575 ha, chứa một khối lượng nước mặt rất lớn.
Nguồn nước ngầm: Kết quả tìm kiếm, thăm dò bước đầu cho thấy, trữ lượng khai thác nước ngầm trên phạm vi tỉnh được đánh giá trên 1,4 triệu m3/ngày. Chất lượng nước ngầm nhìn chung khá tốt, đảm bảo các nhu cầu cấp nước sinh hoạt nông thôn. Ở La Phù - huyện Thanh Thủy có mỏ nước khoáng nóng, chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, phục vụ cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh quy mô lớn.
Nói chung tài nguyên nước của Phú Thọ rất dồi dào, đủ đáp ứng cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội với cường độ cao, song cần có quy hoạch để bảo vệ và khai thác hợp lý theo hướng lâu dài, bền vững.
c. Tài nguyên rừng
Rừng của Phú Thọ có cả 3 dạng: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất. Các tài liệu điều tra về sinh thái và tài nguyên rừng cho thấy, hệ động thực vật rừng ở đây khá phong phú và đa dạng về chủng và loài.
Theo các tài liệu điều tra về khoáng sản, trên địa bàn tỉnh có 241 mỏ và điểm quặng, trong đó có 20 mỏ lớn và vừa, 52 mỏ nhỏ và 169 điểm quặng. Các loại khoáng sản được phân theo các vùng chủ yếu như: Mica, Caolin, Fenspat ở Thanh Thủy, Tam Nông, Hạ Hòa; Talc, Sắt, Quăczit và Barit ở Thanh Sơn, Cẩm Khê,...
e. Tài nguyên nhân văn
Phú Thọ được biết đến là cái nôi của nền văn hóa Lạc Việt, trung tâm sinh tụ của người Việt cổ, thời đại các Vua Hùng dựng nước văn Lang. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, nơi đây vẫn giữ được dấu ấn lịch sử thời dựng nước của dân tộc.
Phú Thọ hiện có 847 di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có hát Xoan Phú Thọ và tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa đại diện của nhân loại; có 967 di tích, phế tích (trong đó có 308 di tích được xếp hạng: 01 di tích Quốc gia đặc biệt, 73 di tích Quốc gia, 234 di tích cấp tỉnh).
Ngoài ra, Phú Thọ cũng là tỉnh giàu tài nguyên du lịch tự nhiên với nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú như: vườn Quốc gia Xuân Sơn, mỏ nước khoáng nóng Thanh Thủy, đầm Ao Châu, Ao Giời – Suối Tiên, đầm Vân Hội…
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Hiện tỉnh Phú Thọ có 353.294,93 ha diện tích tự nhiên và trên 1,4 triệu nhân khẩu với khoảng 21 dân tộc anh em cùng sinh sống; 13 huyện, thành, thị (thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, 11 huyện: Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Thủy, Hạ Hòa, Thanh Ba, Đoan Hùng, Lâm Thao, Phù Ninh); 277 đơn vị hành chính cấp xã.
Khai thác tiềm năng thế mạnh, bằng sự nỗ lực vượt bậc của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, sự hỗ trợ có hiệu quả của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, trong những năm qua tình hình kinh tế - xã hội đã có chuyển biến tích cực với mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt trên 9%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; các lĩnh vực văn hoá, y tế, giáo dục và công tác xã hội đã có những tiến bộ đáng kể; điều kiện và mức sống của nhân dân trong tỉnh được nâng cao rõ rệt, bước đầu tạo diện mạo mới về kinh tế - xã hội, đưa Phú Thọ cùng cả nước trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế khu vực, quốc tế.
Với phương trâm khai thác có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế so sánh của tỉnh, trong thời gian qua tỉnh Phú Thọ đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn,
mở rộng cửa mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng đầu tư phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế về nguyên liệu tại chỗ, có khả năng thu hồi vốn nhanh và đạt hiệu quả cao, tập trung vào 4 nhóm ngành có lợi thế so sánh là: Công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm; khai khoáng, hoá chất, phân bón; sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp sản xuất hàng may mặc, hàng tiêu dùng.
Ngoài ra, Phú Thọ cũng đã giành 1.000 ha đất để ưu tiêu cho phát triển các KCN tập trung ở phía Bắc, phía Nam và phía Tây thành phố Việt Trì; định hình một số CCN ở các huyện Tam Nông, Thanh Thuỷ, Lâm Thao, Phù Ninh, Thanh Ba, Hạ Hoà, Đoan Hùng, gắn liền với việc thực hiện công nghiệp hoá công nghiệp nông thôn.
Để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, nhân dân và chính quyền tỉnh Phú Thọ đã và đang tạo điều kiện tốt nhất nhằm thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài, tỉnh ngoài vào đầu tư, nhanh chóng đưa Phú Thọ trở thành một trung tâm kinh tế của vùng Tây Bắc, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ - Đất Tổ Hùng Vương giàu đẹp phồn vinh và thịnh vượng.
Ngoài ra, Phú Thọ còn có các yếu tố khác để phát triển kinh tế - xã hội như con người, tài nguyên, các KCN, khu du lịch văn hoá lịch sử Đền Hùng, khu du lịch sinh thái Xuân Sơn,...
2.1.3. Kết cấu cơ sở hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ
2.1.3.1. Giao thông vận tải
Tỉnh Phú Thọ là đầu mối giao thông quan trọng cả về đường bộ, đường sắt, đường thủy trong khu vực miền Bắc, kết nối trung chuyển hàng hóa cho các khu vực Tây Bắc, Đông Bắc và đồng bằng Sông Hồng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tỉnh và khu vực.
Đường bộ: Tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (tốc độ tối đa 120km/h) qua
tỉnh Phú Thọ có chiều dài trên 60km với 5 nút giao tại: Thành phố Việt Trì, huyện Phù Ninh, huyện Cẩm Khê, huyện Hạ Hòa và thị xã Phú Thọ, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thuộc hành lang đường bộ Côn Minh - Hải Phòng đã mang lại những tiềm năng, cơ hội phát triển kinh tế - xã hội rất lớn.
Đường sắt: Tuyến đường sắt xuyên Á từ Vân Nam (Trung Quốc) sang Lào Cai
chạy qua tỉnh Phú Thọ về Hà Nội và nối với các tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - TP Hồ chí Minh. Phú Thọ có 8 ga được đặt tại thành phố Việt Trì và các thị
trấn khác trên địa bàn tỉnh, trong đó có ga Việt Trì và ga Phú Thọ là 2 ga lớn rất thuận tiện cho việc đưa đón khách và vận chuyển hàng hóa khối lượng lớn.
Đường thủy: Việt Trì (thành phố ngã ba sông) - nơi hợp lưu của 3 con sông lớn
ở miền Bắc là sông Hồng, sông Lô và sông Đà. Tổng chiều đài vận tải đường sông của tỉnh 235km, trong đó sông Hồng là 130km, sông Lô 63km, sông Đà 42km chạy từ Trung Quốc qua các tỉnh phía Tây vùng Đông Bắc hội tụ về Phú Thọ rồi tỏa đi Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh khác. Cảng sông Việt Trì là một trong 3 cảng lớn ở miền Bắc có công suất khai thác có thể đạt 1,0 triệu tấn/năm.
2.1.3.2. Hạ tầng y tế, giáo dục
Tỉnh Phú Thọ hiện có trên 480 cơ sở y tế, trong đó có 18 bệnh viện (1 bệnh viện đa khoa tỉnh, 4 bệnh viện chuyên khoa, 12 bệnh viện đa khoa huyện, 1 bệnh viện đa khoa tư nhân), 13 trung tâm y tế và 277 trạm y tế xã, phường, thị trấn với tổng số giường bệnh là gần 5.900 giường.
Tổng số cán bộ, nhân viên y tế là trên 5.900, trong đó có trên 1.300 bác sĩ. Chất lượng khám chữa bệnh ngày một nâng lên, đáp ứng nhu cầu của nhân dân trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt hiện tại Bệnh viện đa khoa tỉnh là bệnh viện hạng I, đến nay, bệnh viện có quy mô 1300 giường, trong đó 800 giường kế hoạch và 500 giường bệnh xã hội hóa.
Hệ thống giáo dục dạy nghề khá tốt với trường Đại học Hùng Vương, Đại học Công nghiệp Việt Trì và các trường cao đẳng, các trường dạy nghề khác luôn chú trọng đào tạo đội ngũ kỹ sư, cử nhân, cán bộ kỹ thuật, công nhân có tác phong công nghiệp, kiến thức chuyên sâu, kỹ năng làm việc thành thạo, phục vụ tốt nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư trên địa bàn tỉnh.
2.1.3.3. Ngân hàng, tài chính, hải quan, kho vận
Hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh có sự hiện diện đầy đủ các ngân hàng lớn nhất Việt Nam như: Kho bạc Nhà nước tỉnh, Ngân hàng Nhà nước tỉnh, Ngân hàng Công thương tỉnh, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, Ngân hàng Đầu tư và phát triển tỉnh, Ngân hàng Cổ phần quân đội Việt Trì, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt chi nhánh tỉnh Phú Thọ… Qua đó, đủ khả năng đáp ứng tốt các nhu cầu về vốn cho hoạt động đầu tư sản xuất - kinh doanh cho các doanh nghiệp.
Các dịch vụ tài chính khác cũng được hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng cung cấp một cách hết sức nhanh chóng, chính xác và an toàn góp phần hỗ trợ cho việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và sự phát triển kinh tế trong toàn tỉnh.
Bên cạnh đó, Phú Thọ hiện có chi nhánh hải quan đặt tại cảng cạn ICD đáp ứng nhu cầu thông quan xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp.
2.1.3.4. Hạ tầng điện nước, bưu chính viễn thông
Hệ thống điện: Phú Thọ có đường điện quốc gia 500KV, 220KV, 110KV đi qua tỉnh (Từ nguồn thủy điện Thác Bà, Hòa Bình, Sơn La). Hệ thống điện ở Phú Thọ rất ổn định đảm bảo cung cấp đủ điện cho mọi nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.
Cấp nước: Hiện nay, 70% dân số trong tỉnh đã được dùng nước sạch. Thành phố, thị xã, thị trấn đã có nhà cung cấp nước sạch, tổng công suất trên 150.000m3/ngày đểm; các nhà máy cũng sẵn sàng cung cấp đáp ứng yêu cầu nước thô phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Hệ thống thông tin liên lạc: Hiện tại trên địa bàn tỉnh tất cả các dịch vụ bưu chính viễn thông với chất lượng cao đã được hòa mạng bưu chính viễn thông quốc gia, đảm bảo liên lạc thông suốt trên toàn quốc.
Nguồn: [9]