Nâng cao công tác thực hiện, vận dụng quy trình cho vay

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đoan hùng phú thọ II (Trang 100 - 103)

CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO

3.2. Giải pháp tăng cƣờng quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và

3.2.1. Nâng cao công tác thực hiện, vận dụng quy trình cho vay

Hệ thống quy trình của Agribank đƣợc đánh giá tƣơng đối hoàn chỉnh, đầy đủ, cụ thể theo từng nghiệp vụ; tuy nhiên vấn đề rất quan trọng đặt ra là việc thực hiện, vận dụng quy trình đó nhƣ thế nào vừa đảm bảo đúng quy định, nhƣng mặt khác phù hợp với địa bàn, đối tƣợng khách hàng,… nhằm nhận diện, kiểm soát

đƣợc rủi ro. Để thực hiện đƣợc mục tiêu đó Agribank Đoan Hùng Phú Thọ II cần quy định những nội dung cụ thể mà cán bộ tín dụng phải thực hiện trong quá trình cho vay, cụ thể:

- Nâng cao chất lƣợng thẩm định: Khâu đề xuất cần tăng cƣờng khả năng thu thập thông tin khách hàng, khoản vay trong suốt quá trình quan hệ vay vốn, gồm cả quá trình trƣớc, trong và sau khi cho vay. Với khó khăn về tính minh bạch, nhất quán, kịp thời của thông tin trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là thông tin về tình hình tài chính, hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng, cán bộ quản lý khách hàng là đầu mối thu thập thông tin phải có phƣơng pháp và kỹ năng tốt trong thu thập, phân tích, xử lý và đánh giá thông tin; các kênh thông tin phải đa dạng, nhiều góc độ, có tính lịch sử để đảm bảo phản ánh đúng thực trạng khách hàng, khoản vay. Tăng cƣờng thu thập thông tin từ các kênh nhƣ Sở kế hoạch đầu tƣ, Cục thuế, Chi cục hải quan, Chi cục quản lý thị trƣờng, Chi cục thống kê, Ngân hàng Nhà nƣớc trên địa bàn, thông tin tín dụng CIC,… Bên cạnh đó phải có kỹ năng thu thập thông tin về lĩnh vực, ngành nghề, chính sách vĩ mô liên quan nhƣ điều tiết lãi suất, tỷ giá, chính sách đầu tƣ công,… để đánh giá các tác động đến khách hàng, khoản vay của mình.

Nhóm khách hàng doanh nghiệp quy mô nhỏ, hệ thống thông tin, sổ sách kế toán chƣa thực sự chuẩn mực, do vậy cần có sự quản lý, giám sát của lãnh đạo phòng, những cán bộ có kinh nghiệm; để đánh giá chỉ ra đƣợc những bất hợp lý, thiếu logic trong cung cấp thông tin của khách hàng để yêu cầu chấn chỉnh, xác định việc chấp hành nghiêm túc chế độ kế toán, tài chính và cung cấp minh bạch đầy đủ thông tin là nghĩa vụ, trách nhiệm của khách hàng, đồng thời là điều kiện quan trọng trong điều kiện xem xét cho vay.

Bên cạnh đó, một trong những giải pháp nâng cao chất lƣợng thẩm định cần tập trung hơn trong thời gian tới là bộ phận quản lý rủi ro cần nâng cao kỹ năng nhận diện, đánh giá và đƣa ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro đối với các tình huống cụ thể để lƣờng đón và chủ động xử lý nếu rủi ro xảy ra trong quá trình xem xét cho vay; các dấu hiệu rủi ro chính cần nhận biết và lƣu ý trong quá trình thẩm định là rủi ro về ngành nghề lĩnh vực kinh doanh, kinh nghiệm quản lý, vận hành

của khách hàng, khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào, thị trƣờng đầu ra, các nhân tố vĩ mô ảnh hƣởng, khả năng tự chủ tài chính, sức cạnh tranh trên thị trƣờng, các biện pháp bảo đảm tiền vay,…

- Tăng cƣờng kiểm soát sau cho vay, giải ngân: Đây là một trong những giải pháp quan trọng khắc phục tồn tại trong hoạt động cho vay của Chi nhánh. Ở một số bộ phận dƣờng nhƣ đang tồn tại thực trạng chƣa thực sự hợp lý trong việc phân bổ thời gian, nguồn lực cho đánh giá, thẩm định trƣớc cho vay nhiều, còn quá trình kiểm soát sau cho vay có tỷ trọng thời gian và nguồn lực ít hơn; điều này cần có sự điều chỉnh, đảm bảo nguồn lực và chú trọng xuyên suốt cả quá trình trƣớc, trong và sau khi cho vay. Mặt khác, việc quản lý, đánh giá dòng tiền của khách hàng là chƣa thƣờng xuyên, chƣa sát thực tế, là nguyên nhân cơ bản của việc phát sinh nợ quá hạn do định kỳ hạn trả nợ cho một số khoản vay chƣa phù hợp.

Do vậy, giải pháp đề xuất ở đây là tập trung kiểm soát chặt chẽ hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, trong đó phải thƣờng xuyên nắm bắt đƣợc kế hoạch dòng tiền trong tƣơng lai của khách hàng; một mặt quản lý chặt chẽ nguồn doanh thu là kết quả của khoản vay ngân hàng để thu hồi nợ những khoản đã cho vay, thời gian cho vay phù hợp với vòng quay vốn của khách hàng để đảm bảo khả năng trả nợ, tránh phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu.

Bên cạnh đó, giải pháp cho việc quản lý rủi ro sau cho vay là việc kiểm tra sử dụng vốn vay đúng mục đích, kiểm soát vật tƣ đảm bảo tiền vay, tiến độ thực hiện dự án đầu tƣ và đặc biệt quan trọng là việc thực hiện các cam kết của khách hàng với ngân hàng trƣớc khi cho vay về cam kết tham gia vốn, cam kết thực hiện các điều kiện về dòng tiền, bảo hiểm tài sản,…Đây là các yếu tố thƣờng thay đổi nhiều sau khi khoản vay đã đƣợc ngân hàng cho vay, nếu không kiểm soát tốt việc thực hiện của khách hàng sẽ dẫn đến những méo mó trong quá trình thực hiện so với những gì thẩm định, đánh giá ban đầu trƣớc khi cho vay. Vấn đề này đòi hỏi cán bộ ngân hàng phải trách nhiệm, ý thức đƣợc rõ tầm quan trọng nhƣng cũng phải có kiến thức, khả năng, kỹ năng để đánh giá đƣợc tình hình khách hàng, việc thực hiện các cam kết của khách hàng; đối với quản lý sau cho vay, đây là yêu cầu bắt buộc phải thực hiện tốt. Quá trình cho vay thƣờng xuyên đồng hành cùng khách hàng để

nâng cao vai trò quản lý, kiểm tra, giám sát nhƣng đồng thời tƣ vấn khách hàng trƣớc những cơ hội kinh doanh hoặc những khó khăn, rủi ro phát sinh.

Ở một góc độ khác, việc kiểm soát sau cho vay phải đƣợc tập trung đánh giá những biến động của các biện pháp bảo đảm nợ vay. Số liệu tại Chi nhánh cho thấy, tỷ trọng tài sản bảo đảm là bất động sản là cao; do vậy, cần có một chuyên đề cụ thể về đánh giá lại toàn diện tài sản bảo đảm của khách hàng, trong đó tập trung vào tài sản là bất động sản. Việc đánh giá ở các nội dung: (1) Tính pháp lý của tài sản có biến động không, các thủ tục liên quan nhƣ công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm đã thực hiện đầy đủ chƣa, còn hiệu lực hay không, có đảm bảo quyền lợi của Bên nhận thế chấp là ngân hàng khi xảy ra rủi ro không; có cần thực hiện các thủ tục bổ sung gì không; (2) Hiện trạng của tài sản bảo đảm có biến động gì về mặt cấu hình, cần mô tả hay đánh giá lại nhƣ thế nào; (3) Định giá lại giá trị tại thời điểm hiện tại; (4) Đánh giá lại tính thanh khoản của tài sản ở thời điểm hiện tại. Đó là những vấn đề quan trọng để Chi nhánh có cái nhìn toàn diện về thực trạng tài sản bảo đảm của khách hàng, đánh giá mức độ rủi ro ở góc độ tài sản bảo đảm để có chính sách tín dụng phù hợp với từng khách hàng, nhằm quản lý rủi ro cho vay.

Giải pháp về nâng cao chất lƣợng kiểm soát sau cho vay còn đề xuất ở góc độ nâng cao khả năng, tính chủ động trong nhận diện rủi ro để có cảnh báo sớm, điều chỉnh, bổ sung kịp thời các nhận diện, đánh giá rủi ro của quá trình thẩm định ban đầu phù hợp với diễn biến thực tế của khoản vay; khắc phục tình trạng nhƣ hiện nay chủ yếu xử lý khi rủi ro đã xảy ra, các biện pháp xử lý thƣờng mang tính chất thụ động. Các dấu hiệu rủi ro cần lƣu ý trong quá trình kiểm soát sau cho vay có thể kể đến nhƣ việc cung cấp thông tin chậm, không đầy đủ, không logic; mở nhiều tài khoản tại nhiều ngân hàng để chuyển tiền lòng vòng, dòng tiền chuyển về không từ khách hàng mà từ các tổ chức tín dụng khác; chậm trả nợ lãi, gốc; không thực hiện đúng các cam kết và điều kiện tín dụng trƣớc khi cho vay; quan hệ vay vốn với quá nhiều tổ chức tín dụng,… Đây là những dấu hiệu cơ bản cần thƣờng xuyên đƣợc đánh giá, nhận diện để có biện pháp ứng xử chủ động, kịp thời.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đoan hùng phú thọ II (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)