Nâng cao công tác thanh tra, kiểm tra

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đoan hùng phú thọ II (Trang 106)

CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO

3.2. Giải pháp tăng cƣờng quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và

3.2.4. Nâng cao công tác thanh tra, kiểm tra

Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động cho vay là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình QLRRTD. Mục đích của việc thanh tra, kiểm tra hoạt động cho vay đối với khách hàng nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời những trƣờng hợp rủi ro

xuất phát từ phía Ngân hàng hoặc khách hàng dẫn tới khách hàng không trả đƣợc nợ, gây khả năng mất vốn. Đồng thời, việc thực hiện thƣờng xuyên kiểm tra sẽ giúp ngân hàng giám sát và quản lý đƣợc khách hàng để từ đó có các biện pháp quản lý phù hợp với từng đối tƣợng nhằm đảm bảo hoạt động cho vay đạt chất lƣợng cao, kiểm soát rủi ro.

Căn cứ diễn biến tình hình tiền tệ - ngân hàng, yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) và định hƣớng thanh tra của Thanh tra Chính phủ, NHNN đã ban hành Kế hoạch thanh tra năm 2017 kèm theo Quyết định số 2336a/QĐ-NHNN ngày 25/11/2016 để thống nhất thực hiện trong toàn ngành. Trong đó, công tác thanh tra chuyên ngành trƣớc hết tập trung vào thanh tra pháp nhân nhằm đánh giá chính xác hơn về thực trạng pháp nhân TCTD; tiếp đó, thanh tra chuyên đề về cơ cấu lại, xử lý nợ xấu, chất lƣợng tín dụng và một số nội dung trọng yếu khác trong hoạt động của TCTD.

Để làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra Agribank Đoan Hùng Phú Thọ II cần thực hiện các giải pháp:

- Kiểm tra qua báo cáo định kỳ/đột xuất trên cơ sở số liệu đƣợc chiết xuất từ hệ thống để từ đó có cái nhìn tổng thể bức tranh hoạt động cho vay tại Agribank Đoan Hùng Phú Thọ II , phân tích nguyên nhân gây ra rủi ro tập trung ở nhóm đối tƣợng khách hàng, nhóm ngành nào để có biện pháp quản lý, cơ cấu lại danh mục cho vay phù hợp, kiểm soát đƣợc rủi ro và giúp Ban lãnh đạo chủ động trong điều hành.

- Tăng cƣờng tiến hành kiểm tra trực tiếp, tự kiểm tra rà soát, kiểm tra chéo thông qua thông qua hoạt động của các đoàn kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất để từ đó kịp thời phát hiện những dấu hiệu rủi ro có thể xảy ra trong quá trình cho vay nhƣ: hồ sơ vay vốn, hồ sơ pháp lý của khách hàng, tính pháp lý của các hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay; thực trạng tài sản đảm bảo của khách hàng…nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời việc khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng, hồ sơ tài sản không đảm bảo dẫn tới những trƣờng hợp rủi ro, không trả đƣợc nợ. Bên cạnh đó, cần thành lập bộ phận chuyên kiểm tra hoạt động cho vay, trong đó tập trung kiểm tra các món vay có giá

trị lớn để nhận diện rủi ro ngay khi mới phát sinh.

- Tăng cƣờng giám sát nội bộ để ngăn chặn sự tích tụ của RRTD trong tƣơng lai. Các NHTM cần tăng cƣờng giám sát nội bộ để ngăn chặn sự tích tụ của RRTD đối với DN trong tƣơng lai, bằng cách tránh cho vay quá mức, duy trì tiêu chuẩn cấp tín dụng đúng mức để đảm bảo chất lƣợng khoản vay. Đồng thời, cần xây dựng chiến lƣợc dài hạn từ những biện pháp phòng ngừa RRTD đối với DN từ xa nhƣ hoàn thiện chính sách tín dụng phù hợp chuẩn mực quốc tế là điều kiện tiên quyết để đảm bảo áp dụng chính sách tín dụng nhất quán và chặt chẽ trong ngân hàng.

- Để nâng cao hiệu quả quản trị RRTD đối với DN thì việc thành lập bộ phận rủi ro tại các chi nhánh của ngân hàng là điều hết sức cần thiết. Bộ phận này có đầy đủ thẩm quyền và hoạt động độc lập, tách biệt với bộ phận tín dụng và thẩm định, đóng vai trò kiểm tra, giám sát và tham mƣu cho lãnh đạo ngân hàng trƣớc khi quyết định cấp tín dụng…

3.2.5. Tiếp tục xây dựng và áp dụng các công cụ đo lường rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế và quy định của Agribank Việt Nam

Agribank Đoan Hùng Phú Thọ II phải xây dựng phƣơng pháp quản lý rủi ro tín dụng tính toán đƣa ra thông số (lƣợng hóa) một cách chính xác, phù hợp và thay thế cho phƣơng pháp cảm tính nhƣ hiện nay. Để đạt đƣợc mục tiêu định trƣớc thì phƣơng pháp luôn là nhân tố quan trọng và quyết định sự thành công, phƣơng pháp tốt đem lại hiệu quả tốt. Phƣơng pháp quản lý rủi ro tín dụng là cách thức, biện pháp để đảm bảo thực hiện những chức năng, nhiệm vụ quả trị rủi ro của nhà quản lý. Phƣơng pháp quản lý ở đây bao gồm các kỹ năng định giá, đánh giá, đo lƣờng trong điều kiện môi trƣờng có sự biến động liên tục của công nghệ, pháp luật và các yếu tố vĩ mô. Phƣơng pháp quản lý rủi ro phải đáp ứng đƣợc những yêu cầu sau: Đa dạng và thích hợp (do tính đa dạng của rủi ro, đòi hỏi cách thức quản lý rủi ro phải thay đổi thích ứng với từng loại rủi ro khác nhau); khả thi (có khả năng áp dụng vào thực tế); đem lại hiệu quả cao (có tính đến yếu tố phát triển, đảm bảo hiệu quả cao với chi phí thấp nhất), mền dẻo, linh hoạt (phù hợp với những thời điểm hoàn cảnh khác nhau).

giá rủi ro một cách đầy đủ và đáp ứng kịp thời nhu cầu quản lý rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế nhƣ: Mô hình CAMEL (Capital adequacy, Aset quanlity, Management quanlity, Earnings and Liquidity), Mô hình các chỉ tiêu rủi ro chính (Key risk indicators - KRIs); Mô hình tính toán (Lỗ dự kiến - EL hoặc VAR); Mô hình phân tích định tính (tiêu chuẩn chất lƣợng 6 C), phƣơng pháp đo lƣờng rủi ro RAROC (Risk Adiusted Return on Capital), mô hình xếp hạng của Moody’s và Standard&Poor’s, mô hình điểm số Z (Z-Credit scoring model).

Hiện nay Agribank Việt Nam đang áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, đây là một trong những hệ thống đo lƣờng rủi ro tín dụng hàng đầu mà Ủy ban Basel khuyến cáo sử dụng, tuy nhiên việc ứng dụng thêm nhiều công cụ đo lƣờng mới giúp cho Chi nhánh có cái nhìn toàn diện hơn về rủi ro tín dụng từ mỗi khách hàng, mỗi khoản vay, mỗi ngành nghề, mỗi lĩnh vực.

3.2.6. Tăng cường công tác dự báo rủi ro tín dụng

Để có thể dự báo trƣớc đƣợc rủi ro tín dụng thì Agribank nói chung hay Agribank Đoan Hùng Phú Thọ II cần hoàn thiện hệ thống cảnh báo sớm RRTD, trong đó, các chỉ số cảnh báo sớm rủi ro cần bao phủ đƣợc các nguyên nhân gây ra vỡ nợ chủ yếu cho khách hàng doanh nghiệp nhƣ: Triển vọng kinh doanh, tình hình tài chính, khả năng thanh toán, tài sản đảm bảo và hồ sơ tín dụng, những thay đổi về mặt quản lý hoặc chiến lƣợc… Đồng thời, tăng cƣờng sử dụng các chỉ tiêu có thể tính tự động nhƣ tỷ lệ sử dụng hạn mức, số ngày quá hạn, độ biến động dòng tiền vào ra… nhằm tăng tính hiệu quả, bảo đảm số liệu cập nhật theo thời gian thực.

Hệ thống cảnh báo sớm (Early warning system - EWS) có mục đích tự động rà soát toàn bộ khoản nợ và phát hiện các trƣờng hợp có thể suy giảm chất lƣợng trong vòng sáu tháng tới, từ đó giúp Chi nhánh có những biện pháp hiệu quả quản lý chất lƣợng danh mục tín dụng.

Hệ thống EWS là hệ thống dựa trên các dấu hiệu rủi ro của khách hàng, khoản vay của khách hàng (suy giảm tình hình kinh doanh, chỉ số tài chính, dòng tiền trả nợ của khách hàng có dấu hiệu bất thƣờng, biến động bất lợi của thị trƣờng…) và thông qua các kỹ thuật tính toán hiện đại, mô hình thống kê từ dữ liệu lịch sử để đƣa ra danh sách khách hàng có khả năng gặp khó khăn trong vòng sáu

tháng tiếp theo. Danh sách khách hàng này sau đó sẽ đƣợc các đơn vị kinh doanh phân tích và đƣợc chuyên gia của các bộ phận chuyên môn tại trụ sở chính rà soát. Hệ thống EWS do cán bộ nghiệp vụ và tin học Chi nhánh tự nghiên cứu, xây dựng. Hệ thống đã đƣợc triển khai và đƣa vào ứng dụng trong thực tế với một số tính năng chủ yếu nhƣ sau:

- Hàng quý tự động cung cấp danh sách khách hàng tiềm ẩn rủi ro để đơn vị kinh doanh, bộ phận rủi ro, kiểm tra, kiểm soát nội bộ phối hợp rà soát;

- Hệ thống cài đặt sẵn một số biện pháp ứng xử phù hợp, tƣơng ứng với mức độ rủi ro của khách hàng để các bộ phận kinh doanh chủ động lựa chọn và triển khai kịp thời;

- Hệ thống đƣợc phát triển bởi chính các cán bộ của Chi nhánh, trên cơ sở chuyển giao kiến thức của tƣ vấn quốc tế. Do đó giúp Chi nhánh tiết kiệm đƣợc nhiều thời gian, chi phí và quan trọng nhất là làm chủ đƣợc hệ thống, công nghệ.

Hệ thống EWS là một công cụ hiệu quả nhằm phát hiện sớm các khách hàng tiềm ẩn rủi ro, hỗ trợ các bộ phận phê duyệt, quản lý rủi ro, kiểm tra, kiểm toán nội bộ tại trụ sở chính cập nhật, quản lý danh mục tín dụng của các chi nhánh từ xa, từ sớm. Để tối đa hóa hiệu quả hệ thống EWS, Agribank nói chung hay Agribank Đoan Hùng Phú Thọ II cần phải ban hành khung chính sách về cảnh báo sớm, trong đó xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, quy trình thực hiện và cơ chế vận hành, đảm bảo trao đổi, cập nhật thƣờng xuyên giữa các bộ phận nghiệp vụ về dấu hiệu rủi ro, các thuật toán phù hợp với sự biến đổi liên tục và phức tạp từ thực tế.

3.3. Kiến nghị với Hội sở Agribank Việt Nam

* Cần tập trung nghiên cứu, hoàn thiện quy trình quy chế tín dụng áp dụng cho toàn bộ hệ thống dựa trên cơ sở nghiên cứu kỹ lƣỡng những quy định của pháp luật Việt Nam và quốc tế về pháp luật ngân hàng, cùng với đó cần tham khảo các mô hình tiên tiến trong hoạt động tín dụng và quản lý RRTD, áp dụng cụ thể vào điều kiện của Việt Nam và có cơ chế thông thoáng hơn nữa trong việc cho phép sự linh hoạt trong hoạt động tín dụng tại cấp độ các chi nhánh, trong đó có chi nhánh Đoan Hùng.

biệt là hệ thống công nghệ thông tin hiện đang trong giai đoạn đầu tƣ mới và hệ thống các chƣơng trình ứng dụng phục vụ hạch toán kế toán và phân tích tín dụng.

* Tăng cƣờng các khóa đào tạo nhân sự chuyên nghiệp cho đội ngũ nhân viên tân tuyển, nhằm thiết lập môi trƣờng văn hóa chuyên môn cao song hành với hoạt động phong trào vốn là điểm mạnh và là thƣơng hiệu của Agribank, trong đó Agribank Đoan Hùng Phú Thọ II hiện là đơn vị nòng cốt.

* Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát (có thể thƣờng xuyên hoặc đột xuất) đối với hoạt động tín dụng của các chi nhánh, phòng giao dịch để đảm bảo các đơn vị trực thuộc tuân thủ đúng các nguyên tắc về tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng mà Chính phủ, NHNN cũng nhƣ nội bộ ngân hàng quy định.

KẾT LUẬN

Trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều biến động, hoạt động tín dụng của các NHTM hiện nay gặp khá nhiều rủi ro, thực trạng đó là kết quả tổng hợp của rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Để có thể tồn tại và phát triển các NHTM nói chung và NHNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh huyện Đoan Hùng nói riêng phải biết vƣợt lên chính mình, đẩy lùi những khó khăn vƣớng mắc còn tồn tại trong kinh doanh, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất bằng các biện pháp khác nhau. Song có thể nói ngăn chặn rủi ro một cách tuyệt đối là hoàn toàn thiếu thực tế. Vì vậy, việc nghiên cứu để quản lý tốt RRTD là rất quan trọng và cấp thiết đối với bất kỳ NHTM nào.

Xuất phát từ ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề quản lý rủi ro tín dụng nêu trên, tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Đoan Hùng Phú Thọ II” làm luận văn của mình. Thông qua việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Đoan Hùng Phú Thọ II, luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ sau:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thƣơng mại trong nền kinh tế thị trƣờng, luận văn đã làm rõ nội dung quản lý rủi ro tín dụng, các nhân tố chủ quan và khách quan ảnh hƣởng tới quản lý rủi ro tín dụng, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng.

- Đƣa ra một số mô hình quản lý rủi ro tín dụng của một số ngân hàng trên địa bàn. Trên cơ sở đó luận văn rút ra một số bài học kinh nghiệm về quản lý rủi ro tín dụng cho Ngân hàng nông nhiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Đoan Hùng Phú Thọ II.

- Tập trung phân tích, đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Đoan Hùng Phú Thọ II, tìm ra những mặt đƣợc, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân.

- Đánh giá những ƣu điểm, luận văn cho rằng, quản lý rủi ro tín dụng đã làm cho nợ xấu của Ngân hàng nông nhiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ đƣợc kiểm soát chặt chẽ, góp phần làm cho

lợi nhuận tăng bền vững, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nông nhiệp và phát triên nông thôn Việt Nam - chi nhánh Đoan Hùng Phú Thọ II ổn định. Trên cơ sở đó đƣa ra đƣợc một số hạn chế và nguyên nhân.

-Đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý tốt, phòng ngừa và hạn chế tới mức thấp nhất rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Đoan Hùng Phú Thọ II trong thời gian tới, trong đó tập trung vào nâng cao hiệu quả của quy trình cho vay, nâng cao trình độ cán bộ, công nghệ, tăng cƣờng kiểm tra kiểm soát nội bộ.

Mặc dù đã rất cố gắng song luận văn không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Em rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của Hội đông khoa học, các thầy cô giáo cũng nhƣ các bạn để luận văn đƣợc hoàn thiện và có tính thực tiễn cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Kim Anh (2008), Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, Học viện Ngân hàng.

2. Ngô Thị Minh Châu (2009), Phân tích rủi ro tín dụng của SGD I Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

3. Phí Trọng Hiển (2005), "Quản lý rủi ro ngân hàng: Cơ sở lý thuyết, thách thức thực tiễn và giải pháp cho hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam", Tạp chí NHNN. 4. Lƣơng Đức Hoản (2008), Rủi ro của Chi nhánh NHNo và PTNT Hải Dương. 5. Ngô Quang Huân, Võ Thị Quý, Nguyễn Quang Thu, Trần Quang Trung (1998),

Quản lý rủi ro, Nxb Giáo dục.

6. Nguyễn Minh Kiều (2006), Tín dụng và Thẩm định tín dụng ngân hàng, Nxb Tài chính. 7. Nguyễn Đại Lai (2005), Những nội dung cơ bản rút ra từ các bài viết trong kỷ

yếu hội thảo: “Nâng cao năng lực quản lý rủi ro của các NHTM Việt Nam”, Chuyên đề nghiên cứu trao đổi NHNN.

8. Bùi Kim Ngân (2006), "Một số vấn đề về nâng cao năng lực quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam", Tạp chí NHNN.

9. Nguyễn Văn Tiến (2002), Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, Nxb Thống kê Hà Nội.

10. Trần Huy Hoàng (2012), Khủng hoảng kinh tế, quản lý ngân hàng và vấn đề nợ

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đoan hùng phú thọ II (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)