Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017
+/- % +/- % Dƣ nợ 800,761 1,507,995 2,196,437 707,234 188.32 688,442 145.65 Dự phòng rủi ro chung 5,935 11,251 16,402 5,316 189.57 5,152 145.79 Dự phòng cụ thể 3,271 3,682 3,884 411 112.56 202 105.49 Tổng dự phòng rủi ro 9,206 14,933 20,286 5,727 162.21 5,354 135.85 Tỷ lệ dự phòng bình quân (%) 800,761 1,507,995 2,196,437 707,234 188.32 688,442 145.65
Do dƣ nợ cho vay ngày càng tăng và nợ xấu vẫn chiếm tỷ trọng không nhỏ, vì vậy việc trích lập dự phòng RRTD luôn đƣợc Chi nhánh quan tâm chú trọng. Năm 2016, tổng quỹ dự phòng rủi ro là 9.26 triệu đồng, năm 2017 là 14.933 triệu đồng (tăng 62,2% so với năm 2016), năm 2018 là 20.286 triệu đồng (tăng 35,8% so với năm 2017). Điều này cho thấy bên cạnh việc phát triển và mở rộng quy mô cho vay thì việc đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh luôn đƣợc Agribank Đoan Hùng Phú Thọ II quan tâm. Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD có xu hƣớng giảm chứng tỏ các biện pháp hạn chế RRTD của Agribank Đoan Hùng Phú Thọ II đang thực hiện là có hiệu quả.
2.4.3.6. Chuyển rủi ro
Cùng với bảo hiểm BIC, ngân hàng Agribank Đoan Hùng Phú Thọ II đã làm việc với một số khách hàng lớn mua bản hiểm tín dụng nhằm hạn chế rủi ro trong thời gian vay vốn. Tuy nhiên, công cụ này vẫn chƣa đƣợc sử dụng nhiều do các khách hàng còn chƣa thực sự thấy cần thiết và hiểu hết về những điểm lợi đối với quá trình tham gia bảo hiểm.
2.5. Các yếu tố chủ yếu ảnh hƣởng đến rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đoan Hùng Phú Thọ II
2.5.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đoan Hùng Phú Thọ II
2.5.1.1. Các yếu tố từ phía khách hàng
Khách hàng là “ngƣời lập phƣơng án, dự án xin vay và sau khi đƣợc ngân hàng chấp nhận, khách hàng là ngƣời trực tiếp sử dụng vốn vay để kinh doanh. Vì vậy, khách hàng cũng ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng và rủi ro tín dụng”.
a. Năng lực của khách hàng
Năng lực của khách hàng là nhân tố quyết định đến việc khách hàng sử dụng vốn vay có hiệu quả hay không.
Nếu năng lực của khách hàng yếu kém, thể hiện ở việc không dự đoán đƣợc những biến động lên xuống của nhu cầu thị trƣờng; không hiểu biết nhiều trong việc sản xuất, phân phối và khuyếch trƣơng sản phẩm,… thì sẽ dễ dàng bị gục ngã trong
cạnh tranh. Từ đó làm ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ ngân hàng, chất lƣợng tín dụng của ngân hàng bị ảnh hƣởng. Và ngƣợc lại năng lực của khách hàng càng cao thì khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng càng lớn, vốn vay càng đƣợc sử dụng có hiệu quả.