Hoàn thiện công tác nhận diện rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đoan hùng phú thọ II (Trang 103)

CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO

3.2. Giải pháp tăng cƣờng quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và

3.2.2. Hoàn thiện công tác nhận diện rủi ro tín dụng

hình kinh doanh của Chi nhánh, tình hình kinh tế thị trƣờng, những dự báo về tình hình kinh tế xã hội, để từ đó định hình trƣớc chính sách ứng phó cho từng kịch bản.

Thứ hai, xây dựng bảng thống kê các dấu hiệu nhận diện RRTD. Chi nhánh cần thiết phải xây dựng các bảng câu hỏi liệt kê các yếu tố nghi vấn về điều kiện rủi ro để qua đó nhận diện nguy cơ rủi ro. Từ đó, giúp Chi nhánh nhận biết đƣợc các điều kiện gây ra rủi ro, nguy cơ rủi ro để có biện pháp điều chỉnh kịp thời.

Thứ ba, trong quá trình tác nghiệp tín dụng, yêu cầu các cán bộ làm công tác tín dụng và đội ngũ quản lý trực tiếp phải thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các quy trình, hƣớng dẫn về phân tích các dấu hiệu nhận biết rủi ro của khách hàng/khoản vay đã đƣợc quy định.

Thứ tư, thƣờng xuyên cập nhật những vấn đề mới, diễn biến mới của tình hình RRTD, các khuyến nghị từ các cơ quan quản lý nhà nƣớc, cơ quan quản lý cấp trên vào quá trình nhận diện RRTD và thực hiện các quyết định tín dụng.

Thứ năm, đối với báo cáo tài chính của khách hàng, ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng nộp báo cáo tài chính đã đƣợc kiểm toán hoặc báo cáo tài chính có xác nhận số liệu của cơ quan thuế để đảm bảo tính trung thực của số liệu trên báo cáo tài chính.

3.2.3. Giải pháp tăng cường đào tạo, nâng cao chất lượng cán bộ

Phát huy những thế mạnh về nguồn nhân lực tại Chi nhánh về tuổi đời trẻ, đƣợc đào tạo cơ bản theo đúng chuyên ngành để phân công, bố trí lao động hợp lý, khai thác tốt những tiềm năng, thế mạnh của mỗi cán bộ. Gắn với hoạt động cho vay và quản lý rủi ro hoạt động cho vay, ở góc độ con ngƣời, nguồn nhân lực, Agribank Đoan Hùng Phú Thọ II cần tập trung các giải pháp sau:

Thứ nhất, Để nâng cao năng lực quản lý rủi ro hoạt động cho vay tại Agribank Đoan Hùng Phú Thọ II thì cần phải nâng cao nhận thức của cán bộ về bản chất của các loại rủi ro hoạt động cho vay mà ngân hàng luôn phải đối mặt, những nguyên nhân gây ra rủi ro, những hậu quả mà rủi ro có thể đƣa đến cho ngân hàng, những biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro. Chi nhánh cần mời các chuyên gia về pháp lý đến giảng, trao đổi kinh nghiệm trong các tình huống, vụ án liên quan đến lĩnh vực ngân hàng để cán bộ có thêm kinh nghiệm, hiểu thêm về

pháp luật, quyết định cho vay đƣợc an toàn.

Thứ hai, phải nâng cao chất lƣợng chuyên nghiệp của cán bộ cũng nhƣ tập trung xây dựng thƣơng hiệu cho ngân hàng với mục tiêu giảm thiểu rủi ro nhân lực và rủi ro hoạt động, cụ thể:

- Nâng cao chất lƣợng tuyển dụng đầu vào, đảm bảo nhân viên mới tuyển dụng có đủ điều kiện, trình độ và phẩm chất đảm nhiệm công việc đƣợc giao.

- Tổ chức học tập, hƣớng dẫn về các quy trình nghiệp vụ cho toàn thể cán bộ nhất là các cán bộ nhân viên mới vào làm việc. Với nền tảng cán bộ đƣợc đào tạo bài bản, tuy nhiên thực tiễn cần bổ sung đào tạo lại thƣờng xuyên để cập nhật kiến thức mới, kỹ năng mới và tƣ duy mới. Bên cạnh những biện pháp Agribank Đoan Hùng Phú Thọ II đã thực hiện tốt cần tiếp tục phát huy nhƣ cử cán bộ đi tập huấn, đào tạo tại Trƣờng đào tạo Agribank, tham gia các cuộc thi sát hạch nghiệp vụ, tạo điều kiện cho cán bộ tự học bổ sung trình độ thạc sỹ, tiến sỹ,… luận văn đề xuất giải pháp về chú trọng đào tạo lại đối với cán bộ dƣới hình thức trực tiếp tại Chi nhánh, tại mỗi bộ phận, phòng tổ và giữa các bộ phận, phòng tổ với nhau. Đó là việc Ban lãnh đạo Chi nhánh đào tạo, truyền đạt cho cán bộ lãnh đạo cấp phòng về kỹ năng, khả năng quản trị điều hành, tổ chức hoạt động kinh doanh; là việc lãnh đạo cấp phòng đào tạo cho cán bộ trong phòng về kỹ năng xử lý công việc, kinh nghiệm xử lý công việc, cách tiếp cận và triển khai một quy định mới, một sản phẩm mới,…; là việc trao đổi nghiệp vụ giữa các cán bộ với nhau; là việc đào tạo lẫn nhau giữa các phòng để nâng cao tính toàn diện về kiến thức của mỗi cán bộ,… Tất cả những yếu tố đó cần đƣợc tổ chức nghiêm túc, bài bản, quy củ, có kiểm tra, đánh giá, gắn nội dung đào tạo lại là trách nhiệm, nhiệm vụ của cán bộ và đƣợc coi là một chỉ tiêu định tính trong đánh giá đối với cán bộ.

- Hàng năm, ngân hàng cần rà soát lại trình độ cán bộ làm nghiệp vụ bằng các cuộc thi nghiệp vụ chuyên môn, động viên cán bộ tự nghiên cứu, đào tạo nhằm nâng cao chất lƣợng công tác chuyên môn.

- Ngân hàng cần đƣa ra chính sách khuyến khích, đãi ngộ hợp lý đối với cán bộ làm công tác tín dụng, đảm bảo thu nhập phải tƣơng xứng với trách nhiệm công việc. Việc phân phối thu nhập phải đi đôi với công tác kiểm soát cán bộ căn cứ vào

chất lƣợng công việc nhằm hạn chế tình trạng lạm dụng quyền hạn để cho vay những khoản rủi ro.

- Do hoạt động cho vay liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề, sản phẩm trong khi đội ngũ cán bộ tín dụng chủ yếu đƣợc đào tạo từ các trƣờng kinh tế, kinh nghiệm về các lĩnh vực liên quan đến kỹ thuật bị hạn chế, đòi hỏi cán bộ tín dụng không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, thƣờng xuyên tìm hiểu các ngành nghề, lĩnh vực khác để phục vụ cho hoạt động tín dụng.

Thứ ba, Agribank Đoan Hùng Phú Thọ II cần tiếp tục làm tốt công tác luân chuyển cán bộ theo quy định, một mặt là hình thức đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ, tạo sức sáng tạo mới cho cán bộ ở nhiều lĩnh vực nghiệp vụ, mặt khác là một biện pháp phòng ngừa rủi ro tác nghiệp, trong quản lý khách hàng, khoản vay. Bên cạnh đó, cần tiếp tục bổ sung lực lƣợng cán bộ cho bộ phận liên quan hoạt động cho vay, hoạt động xử lý nợ nhằm tạo nguồn lực tốt nhất cho việc thực hiện các mục tiêu trọng yếu của Chi nhánh thời gian tới.

Thứ tư, chú trọng công tác giáo dục chính trị tƣ tƣởng.

Rủi ro tác nghiệp là một nhân tố ảnh hƣởng lớn tới chất lƣợng hoạt động nói chung và hoạt động cho vay nói riêng của ngân hàng; nguyên nhân từ góc độ con ngƣời là những sai sót tác nghiệp về thực hiện quy trình, đạo đức nghề nghiệp. Agribank Đoan Hùng Phú Thọ II cần tiếp tục kết hợp các giải pháp về đào tạo, đào tạo lại, thực hiện quy trình để giảm thiểu tối đa lỗi tác nghiệp, nâng cao chất lƣợng khoản vay cung cấp đến ngân hàng ở góc độ sự hài lòng về sản phẩm và thực hiện quy trình.

Công tác giáo dục chính trị tƣ tƣởng cho cán bộ nhân viên là điều rất quan trọng để nâng cao ý thức, bản lĩnh và đạo đức nghề nghiệp. Cần có một cơ chế động viên, ghi nhận thƣờng xuyên, kịp thời đảm bảo tính công bằng, minh bạch để gắn kết cán bộ, tạo động lực và tính trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao.

3.2.4. Nâng cao công tác thanh tra, kiểm tra

Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động cho vay là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình QLRRTD. Mục đích của việc thanh tra, kiểm tra hoạt động cho vay đối với khách hàng nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời những trƣờng hợp rủi ro

xuất phát từ phía Ngân hàng hoặc khách hàng dẫn tới khách hàng không trả đƣợc nợ, gây khả năng mất vốn. Đồng thời, việc thực hiện thƣờng xuyên kiểm tra sẽ giúp ngân hàng giám sát và quản lý đƣợc khách hàng để từ đó có các biện pháp quản lý phù hợp với từng đối tƣợng nhằm đảm bảo hoạt động cho vay đạt chất lƣợng cao, kiểm soát rủi ro.

Căn cứ diễn biến tình hình tiền tệ - ngân hàng, yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) và định hƣớng thanh tra của Thanh tra Chính phủ, NHNN đã ban hành Kế hoạch thanh tra năm 2017 kèm theo Quyết định số 2336a/QĐ-NHNN ngày 25/11/2016 để thống nhất thực hiện trong toàn ngành. Trong đó, công tác thanh tra chuyên ngành trƣớc hết tập trung vào thanh tra pháp nhân nhằm đánh giá chính xác hơn về thực trạng pháp nhân TCTD; tiếp đó, thanh tra chuyên đề về cơ cấu lại, xử lý nợ xấu, chất lƣợng tín dụng và một số nội dung trọng yếu khác trong hoạt động của TCTD.

Để làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra Agribank Đoan Hùng Phú Thọ II cần thực hiện các giải pháp:

- Kiểm tra qua báo cáo định kỳ/đột xuất trên cơ sở số liệu đƣợc chiết xuất từ hệ thống để từ đó có cái nhìn tổng thể bức tranh hoạt động cho vay tại Agribank Đoan Hùng Phú Thọ II , phân tích nguyên nhân gây ra rủi ro tập trung ở nhóm đối tƣợng khách hàng, nhóm ngành nào để có biện pháp quản lý, cơ cấu lại danh mục cho vay phù hợp, kiểm soát đƣợc rủi ro và giúp Ban lãnh đạo chủ động trong điều hành.

- Tăng cƣờng tiến hành kiểm tra trực tiếp, tự kiểm tra rà soát, kiểm tra chéo thông qua thông qua hoạt động của các đoàn kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất để từ đó kịp thời phát hiện những dấu hiệu rủi ro có thể xảy ra trong quá trình cho vay nhƣ: hồ sơ vay vốn, hồ sơ pháp lý của khách hàng, tính pháp lý của các hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay; thực trạng tài sản đảm bảo của khách hàng…nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời việc khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng, hồ sơ tài sản không đảm bảo dẫn tới những trƣờng hợp rủi ro, không trả đƣợc nợ. Bên cạnh đó, cần thành lập bộ phận chuyên kiểm tra hoạt động cho vay, trong đó tập trung kiểm tra các món vay có giá

trị lớn để nhận diện rủi ro ngay khi mới phát sinh.

- Tăng cƣờng giám sát nội bộ để ngăn chặn sự tích tụ của RRTD trong tƣơng lai. Các NHTM cần tăng cƣờng giám sát nội bộ để ngăn chặn sự tích tụ của RRTD đối với DN trong tƣơng lai, bằng cách tránh cho vay quá mức, duy trì tiêu chuẩn cấp tín dụng đúng mức để đảm bảo chất lƣợng khoản vay. Đồng thời, cần xây dựng chiến lƣợc dài hạn từ những biện pháp phòng ngừa RRTD đối với DN từ xa nhƣ hoàn thiện chính sách tín dụng phù hợp chuẩn mực quốc tế là điều kiện tiên quyết để đảm bảo áp dụng chính sách tín dụng nhất quán và chặt chẽ trong ngân hàng.

- Để nâng cao hiệu quả quản trị RRTD đối với DN thì việc thành lập bộ phận rủi ro tại các chi nhánh của ngân hàng là điều hết sức cần thiết. Bộ phận này có đầy đủ thẩm quyền và hoạt động độc lập, tách biệt với bộ phận tín dụng và thẩm định, đóng vai trò kiểm tra, giám sát và tham mƣu cho lãnh đạo ngân hàng trƣớc khi quyết định cấp tín dụng…

3.2.5. Tiếp tục xây dựng và áp dụng các công cụ đo lường rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế và quy định của Agribank Việt Nam

Agribank Đoan Hùng Phú Thọ II phải xây dựng phƣơng pháp quản lý rủi ro tín dụng tính toán đƣa ra thông số (lƣợng hóa) một cách chính xác, phù hợp và thay thế cho phƣơng pháp cảm tính nhƣ hiện nay. Để đạt đƣợc mục tiêu định trƣớc thì phƣơng pháp luôn là nhân tố quan trọng và quyết định sự thành công, phƣơng pháp tốt đem lại hiệu quả tốt. Phƣơng pháp quản lý rủi ro tín dụng là cách thức, biện pháp để đảm bảo thực hiện những chức năng, nhiệm vụ quả trị rủi ro của nhà quản lý. Phƣơng pháp quản lý ở đây bao gồm các kỹ năng định giá, đánh giá, đo lƣờng trong điều kiện môi trƣờng có sự biến động liên tục của công nghệ, pháp luật và các yếu tố vĩ mô. Phƣơng pháp quản lý rủi ro phải đáp ứng đƣợc những yêu cầu sau: Đa dạng và thích hợp (do tính đa dạng của rủi ro, đòi hỏi cách thức quản lý rủi ro phải thay đổi thích ứng với từng loại rủi ro khác nhau); khả thi (có khả năng áp dụng vào thực tế); đem lại hiệu quả cao (có tính đến yếu tố phát triển, đảm bảo hiệu quả cao với chi phí thấp nhất), mền dẻo, linh hoạt (phù hợp với những thời điểm hoàn cảnh khác nhau).

giá rủi ro một cách đầy đủ và đáp ứng kịp thời nhu cầu quản lý rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế nhƣ: Mô hình CAMEL (Capital adequacy, Aset quanlity, Management quanlity, Earnings and Liquidity), Mô hình các chỉ tiêu rủi ro chính (Key risk indicators - KRIs); Mô hình tính toán (Lỗ dự kiến - EL hoặc VAR); Mô hình phân tích định tính (tiêu chuẩn chất lƣợng 6 C), phƣơng pháp đo lƣờng rủi ro RAROC (Risk Adiusted Return on Capital), mô hình xếp hạng của Moody’s và Standard&Poor’s, mô hình điểm số Z (Z-Credit scoring model).

Hiện nay Agribank Việt Nam đang áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, đây là một trong những hệ thống đo lƣờng rủi ro tín dụng hàng đầu mà Ủy ban Basel khuyến cáo sử dụng, tuy nhiên việc ứng dụng thêm nhiều công cụ đo lƣờng mới giúp cho Chi nhánh có cái nhìn toàn diện hơn về rủi ro tín dụng từ mỗi khách hàng, mỗi khoản vay, mỗi ngành nghề, mỗi lĩnh vực.

3.2.6. Tăng cường công tác dự báo rủi ro tín dụng

Để có thể dự báo trƣớc đƣợc rủi ro tín dụng thì Agribank nói chung hay Agribank Đoan Hùng Phú Thọ II cần hoàn thiện hệ thống cảnh báo sớm RRTD, trong đó, các chỉ số cảnh báo sớm rủi ro cần bao phủ đƣợc các nguyên nhân gây ra vỡ nợ chủ yếu cho khách hàng doanh nghiệp nhƣ: Triển vọng kinh doanh, tình hình tài chính, khả năng thanh toán, tài sản đảm bảo và hồ sơ tín dụng, những thay đổi về mặt quản lý hoặc chiến lƣợc… Đồng thời, tăng cƣờng sử dụng các chỉ tiêu có thể tính tự động nhƣ tỷ lệ sử dụng hạn mức, số ngày quá hạn, độ biến động dòng tiền vào ra… nhằm tăng tính hiệu quả, bảo đảm số liệu cập nhật theo thời gian thực.

Hệ thống cảnh báo sớm (Early warning system - EWS) có mục đích tự động rà soát toàn bộ khoản nợ và phát hiện các trƣờng hợp có thể suy giảm chất lƣợng trong vòng sáu tháng tới, từ đó giúp Chi nhánh có những biện pháp hiệu quả quản lý chất lƣợng danh mục tín dụng.

Hệ thống EWS là hệ thống dựa trên các dấu hiệu rủi ro của khách hàng, khoản vay của khách hàng (suy giảm tình hình kinh doanh, chỉ số tài chính, dòng tiền trả nợ của khách hàng có dấu hiệu bất thƣờng, biến động bất lợi của thị trƣờng…) và thông qua các kỹ thuật tính toán hiện đại, mô hình thống kê từ dữ liệu lịch sử để đƣa ra danh sách khách hàng có khả năng gặp khó khăn trong vòng sáu

tháng tiếp theo. Danh sách khách hàng này sau đó sẽ đƣợc các đơn vị kinh doanh phân tích và đƣợc chuyên gia của các bộ phận chuyên môn tại trụ sở chính rà soát. Hệ thống EWS do cán bộ nghiệp vụ và tin học Chi nhánh tự nghiên cứu, xây dựng. Hệ thống đã đƣợc triển khai và đƣa vào ứng dụng trong thực tế với một số tính năng chủ yếu nhƣ sau:

- Hàng quý tự động cung cấp danh sách khách hàng tiềm ẩn rủi ro để đơn vị kinh doanh, bộ phận rủi ro, kiểm tra, kiểm soát nội bộ phối hợp rà soát;

- Hệ thống cài đặt sẵn một số biện pháp ứng xử phù hợp, tƣơng ứng với mức độ rủi ro của khách hàng để các bộ phận kinh doanh chủ động lựa chọn và triển khai

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đoan hùng phú thọ II (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)