ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%) 2017/ 2016 2018/ 2017
1. Dƣ nợ theo dõi ngoại bảng 1,97 3,54 3,49 79,70 (1,41) 2. Trích lập dự phòng rủi ro theo
dõi ở ngoại bảng 1,11 1,53 1,78 37,84 16,34
(Nguồn: Báo cáo KQKD của Chi nhánh các năm 2016, 2017, 2018)
Nhìn vào bảng tổng kết thực trạng nợ xấu theo dõi ngoại bảng (Bảng 2.6) cho thấy hoạt động tín dụng ngoại bảng của Agribank Đoan Hùng Phú Thọ II giai đoạn năm 2016-2018 có sự gia tăng qua các năm, nhƣng đến năm 2018 thì đang có xu hƣớng giảm (giảm 1,41% so với năm 2017). Chi nhánh thực hiện trích lập đủ dự phòng rủi ro tín dụng đối với các khoản nợ trƣớc khi đƣợc hạch toán nợ ngoại bảng. Để đảm bảo an toàn trong hoạt động, Chi nhánh đã thƣờng xuyên tăng cƣờng trích lập dự phòng đối với các khoản theo dõi ngoại bảng. Điều đó làm cho số trích lập dự phòng rủi ro có xu hƣớng tăng lên qua từng năm.
2.3.4. Rủi ro tín dụng theo nguyên nhân
Trong những năm gần đây, dƣ nợ tín dụng của Agribank Đoan Hùng Phú Thọ II tăng khá cao. Sự tăng trƣởng, mở rộng quy mô đi kèm với những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra. Kinh nghiệm và thực tế cho thấy, sự tăng trƣởng nóng tín dụng thƣờng để lại hậu quả về tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trong những năm tiếp theo. Trong những năm qua, công tác cho vay vẫn còn bộc lộ những yếu kém cũng nhƣ những bất cập trong hoạt động cho vay và kiểm soát rủi ro. Có một số nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro tín dụng:
2.3.4.1. Nguyên nhân từ phía khách hàng
Do nhân viên của các doanh nghiệp trình độ thấp và không đƣợc quan tâm đào tạo lại, lãnh đạo doanh nghiệp quản lý chủ yêu dựa trên kinh nghiệm, không có một cơ sở khoa học, thêm vào đó sự cạnh tranh thị trƣờng khốc liệt làm cho kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị thua lỗ kéo dài, việc trả nợ cho ngân hàng gặp nhiều khó khăn.
Một thực tế hiện nay đã cho thấy phần lớn các doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng để mở rộng quy mô kinh doanh, chủ yếu tập trung vốn đầu tƣ vào tài sản vật chất, ít có doanh nghiệp nào mạnh dạn đổi mới cung cách quản lý, đầu tƣ cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế toán theo đúng chuẩn mực. Một khi quy mô kinh doanh phình ra quá to so với tƣ duy quản lý thì những rủi ro dẫn đến sự phá sản của các phƣơng án kinh doanh đầy khả thi là rất lớn, mà lẽ ra nó phải thành công trên thực tế
Trong nền kinh tế thị trƣờng, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thƣờng xuyên phải đƣơng đầu với cạnh tranh và chịu sự chi phối rất lớn của quy luật cung cầu, giá cả thị trƣờng,... nên cũng phải thƣờng xuyên đối mặt với rủi ro từ nhiều phía kể cả các rủi ro thuần tuý nhƣ thiên tai, địch hoạ, trộm cắp,... có khi do giá cả thay đổi, khả năng quản lý kém, sự thay đổi cơ chế chính sách của Nhà nƣớc... dẫn đến thiệt hại cho doanh nghiệp làm cho kinh doanh gặp khó khăn thua lỗ, thậm chí phá sản. Đồng thời, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng không thể thoát ly khỏi mối quan hệ với ngân hàng. Chính vì vậy rủi ro của Chi nhánh chính là cộng hƣởng rủi ro của các doanh nghiệp.
2.3.4.2. Nguyên nhân từ phía ngân hàng
Các khoản cho vay có vấn đề và các thiệt hại cho vay có thể xảy ra do sơ hở về thủ tục trong nội bộ ngân hàng. Đây đƣợc gọi là các hoạt động cho vay không hoàn hảo và nó xuất hiện do các nguyên nhân sau đây:
+ Do thông tin tín dụng không đầy đủ. Ngân hàng có một cái nhìn không toàn diện về bản thân khách hàng cũng nhƣ tình hình tài chính của họ. Điều đó dẫn đến sự sai lệch trong việc đánh giá hiệu quả của các khoản vay, cho vay quá khả năng chi trả của khách hàng.
+ Trình độ chuyên môn của cán bộ ngân hàng nói chung và của cán bộ tín dụng nói riêng còn hạn chế.
Hiện nay, nhiều cán bộ tín dụng ngân hàng thiếu năng lực xử lý các thông tin tín dụng để bảo vệ và giám sát khoản vay. Cán bộ tín dụng không có khả năng phân tích thẩm định dự án; kiến thức thị trƣờng, kiến thức xã hội cũng bị hạn chế nên nhiều khi cho vay mà không đánh giá đƣợc liệu dự án hay phƣơng án đó có khả thi không.
+ Việc quản lý điều hành xử lý nợ có vấn đề còn lúng túng. Do chƣa có một hƣớng dẫn cụ thể về các bƣớc xử lý nợ có vấn đề, nên khi xảy ra nợ xấu chi nhánh không chủ động, chƣa kịp thời, chƣa có một bộ phận riêng biệt để chuyên xử lý, cũng do khả năng vận dụng thực tế trong quản lý rủi ro còn kém, tính vận dụng, tính năng động của đội ngũ quản lý kém nên đã dẫn đến một số cán bộ ngân hàng ngại xử lý TSĐB đối với những món vay mà khi xử lý TSĐB sẽ không thu hồi đủ nợ gốc tiền vay chứ chƣa nói đến lãi. Do đó NQH vẫn chƣa giải quyết đƣợc nhƣ mong muốn.
+ Quy trình tín dụng chƣa chặt chẽ.
Tuy trong quy trình cấp tín dụng hiện tại đã phân tách chức năng nhiệm vụ của cán bộ quan hệ khách hàng, cán bộ quản trị tín dụng và cán bộ rủi ro nhƣng khi có rủi ro xảy ra, cán bộ thẩm định không có hoặc không chịu một sự ràng buộc về trách nhiệm. Vì thế, chất lƣợng thẩm định thƣờng kém, mang tính hình thức nhiều hơn.
+ Ý thức trách nhiệm và trình độ chuyên môn của các cấp cán bộ quản lý chƣa tốt.
2.4. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đoan Hùng Phú Thọ II triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đoan Hùng Phú Thọ II
2.4.1. Phương pháp quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank Đoan Hùng Phú Thọ II
2.4.1.1. Xây dựng chính sách và quy trình
Agribank Đoan Hùng Phú Thọ II là một Chi nhánh của Agribank Phú Thọ, do đó các chính sách và quy trình tín dụng đều thực hiện theo quy định của Agribank trong từng thời kỳ và tuân thủ chặt chẽ theo hƣớng dẫn của Agribank. Cụ thể nhƣ sau:
+ Về chính sách cấp tín dụng: Quyết định số 35/QĐ-HĐTV-HSX ngày 15/1/2014 của Hội đồng thành viên ban hành Chính sách cấp tín dụng đối với khách hàng và các văn bản hƣớng dẫn kèm theo nhƣ: Quy định số 825/QĐ-HĐTV-HSX ngày 30/10/2015 của Agribank về V/v Hƣớng dẫn thực hiện chính sách cấp tín dụng đối với khách hàng tổ chức và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có); Quy định số 442/QĐ-NHNo-HSX ngày 06/4/2015 của Agribank về Hƣớng dẫn thực hiện chính sách cấp tín dụng hỗ trợ nhà ở đối với ngƣời có thu nhập thấp.
+ Về quy trình cấp tín dụng: Quy định số 515/QĐ-HĐTV-HSX ngày 31/7/2015 của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam về Quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng tổ chức; Quy định số 883/QĐ-NHNo-HSX ngày 29/8/2014 của Agribank về Quy định cấp tín dụng bán lẻ và các quy định cụ thể cho từng sản phẩm.
Sơ đồ 2.2. Quy trình cho vay tại Agribank Đoan Hùng Phú Thọ II
(Nguồn: Agribank Đoan Hùng Phú Thọ II ) 2.4.1.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng
Cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng tại Agribank Đoan Hùng Phú Thọ II đảm bảo tách bạch hai chức năng kinh doanh và QLRR. Phòng Khách hàng cũng nhƣ cán bộ QLKH có chức năng phát triển khách hàng, đáp ứng các nhu cầu về vốn của khách hàng trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt các bƣớc quy định trong quy trình tín dụng. Phòng Quản lý rủi ro cũng nhƣ cán bộ QLRR phân tích, đánh giá rủi ro và giám sát hoạt động tín dụng nhằm đảm bảo hạn chế rủi ro xuống mức thấp nhất, đồng thời thực hiện thu hồi hoặc xử lý các khoản nợ có vấn đề, nợ xấu trong ngân hàng.
2.4.1.3. Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
Về xếp hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, Agribank Đoan Hùng Phú Thọ II thực hiện theo Quyết định số 600/QĐ-HĐTV ngày 23/4/2012 của Hội đồng Thành viên Ngân hàng Agribank Việt Nam về việc Ban hành Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ mới đối với khách hàng là tổ chức kinh tế và cá nhân và các văn bản sửa đổi bổ sung.
Khối quan hệ khách hàng (Bộ phận QLKH)
(marketing, đàm phán và phân tích tín dụng ban đầu và duy trì quan hệ với khách hàng & giám sát tình
hình hoạt động)
Khối Quản lý Rủi ro (Phòng quản lý rủi ro)
(rà soát đề xuất tín dụng và đệ trình xin phê duyệt)
(Giám đốc Chi nhánh/Hội đồng Tín dụng
Chi nhánh
(thẩm quyền phê duyệt)
Khối Tác nghiệp (Phòng quản trị tín dụng) (hoàn tất văn bản giấy tờ, nhận tài
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đƣợc xây dựng theo nguyên tắc chấm điểm cơ sở các chỉ số chính kết hợp với yếu tố phi tài chính của khách hàng. Từ đó, xếp hạng khách hàng và là một căn cứ đƣa ra các quyết định đồng ý cấp tín dụng hay từ chối cấp tín dụng, số tiền cho vay…
2.4.1.4. Xác định giới hạn tín dụng đối với khách hàng
Về việc giới hạn cấp tín dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn tại Chi nhánh đƣợc quy định theo phân mức thẩm quyền cũng nhƣ chính sách cấp tín dụng đối với từng khách hàng cụ thể.
2.4.1.5. Các biện pháp bảo đảm tín dụng
Về biện pháp bảo đảm tiền vay của khách hàng, Agribank Đoan Hùng Phú Thọ II thực hiện theo hƣớng dẫn chỉ đạo của Agribank tại Quy định số 35/QĐ- HĐTV-HSX ngày 15/01/2014 của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam về trình tự, thủ tục, thẩm quyền thực hiện giao dịch bảo đảm; Quy định số 318/QĐ-NHNo-HSX ngày 17/3/2015 của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam về giao dịch bảo đảm và các văn bản sửa đổi bổ sung. Các văn bản trên quy định trình tự, thủ thục thẩm quyền trong thực hiện định giá tài sản đảm bảo, tỷ lệ đối với từng tài sản đảm bảo cụ thể đồng thời quy định thẩm quyền thực hiện giao dịch bảo đảm cho từng tài sản.
2.4.1.6. Kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng
Việc kiểm tra việc tuân thủ các cơ chế, quy chế, quy trình nghiệp vụ tại Agribank đƣợc hƣớng dẫn thực hiện theo Quyết định số 600/QĐ-HĐTV của Agribank Ban hành Quy chế kiểm tra nghiệp vụ với Phòng Quản lý rủi ro là phòng đầu mối, hàng năm xây dựng kế hoạch kiểm tra trình Ban lãnh đạo phê duyệt về thời gian và thành phần tổ kiểm tra. Đặc biệt đối với hoạt động tín dụng ngoài những lần kiểm tra định kỳ theo quy định, Phòng QLRR còn tổ chức các đợt kiểm tra đột xuất, nhằm phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng, đồng thời phát hiện và ngăn chặn những rủi ro đạo đức do CBTD gây ra.
2.4.1.7. Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro
của Ngân hàng Nhà nƣớc Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài và các văn bản sửa đổi, bổ sung. Gần đây, NHNN đã ban hành Quyết định số 37/2018/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nƣớc Ban hành Chính sách phân loại tài sản có, mức trích lập, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động của các NHTM và các văn bản sửa đổi bổ sung.
2.4.2. Nội dung quản lý rủi ro tín dụng
2.4.2.1. Nhận diện rủi ro tín dụng
Công tác nhận diện RRTD của Agribank Đoan Hùng Phú Thọ II nhằm mục đích nắm bắt thông tin, kiểm tra, phòng ngừa, giám sát để giảm thiểu mức độ rủi ro về không thu đƣợc đầy đủ các khoản cho vay có thể xảy ra. Quy trình nhận diện RRTD gồm các bƣớc: nhận biết các dấu hiệu và nguyên nhân của nợ có vấn đề; kiểm tra hồ sơ các khoản nợ có vấn đề; gặp gỡ, làm việc với khách hàng; lập kế hoạch hành động; thực hiện kế hoạch; quản lý, theo dõi việc thực hiện kế hoạch.
Agribank Đoan Hùng Phú Thọ II nắm bắt thông tin khách hàng vay vốn thông qua các kênh thông tin chủ yếu sau:
- Các báo cáo tài chính định kỳ quí, 6 tháng, năm;
- Các báo cáo kiểm toán đối với khách hàng doanh nghiệp;
- Các báo cáo định kỳ về tình hình kinh doanh, tài chính, tài sản đảm bảo tiền vay do khách hàng cung cấp;
- Thông tin từ hệ thống CIC của NHNN;
- Các đợt kiểm tra định kỳ và đột xuất của cán bộ tín dụng đối với tình hình thực hiện dự án sản xuất kinh doanh và tài sản đảm bảo tiền vay của khách hàng.
- Thông tin từ các đối tác, bạn hàng, khách hàng của khách hàng là doanh nghiệp; thông tin từ chính quyền địa phƣơng, tổ dân phố, từ bà con hàng xóm của khách hàng là hộ sản xuất, cá nhân.
Các thông tin đƣợc cán bộ tín dụng thu thập, xử lý dƣới dạng báo cáo tình hình kinh doanh khách hàng, biên bản kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay khách hàng, báo cáo phân tích tài chính khách hàng, báo cáo chấm điểm tín dụng và xếp loại khách hàng và báo cáo Lãnh đạo ngân hàng.
công cụ đo lƣờng rủi ro tín dụng hiện đại (dự án IRB). Đây là dự án cốt lõi trong tổng thể cấu phần dự án Agribank triển khai để tuân thủ chuẩn mực quốc tế theo Basel II. Chƣơng trình giúp cán bộ QLKH tổng hợp, đánh giá thông tin/dữ liệu tín dụng khách hàng; số liệu sau khi thu thập, thống kê sẽ đƣợc tính toán, so sánh và hiện thị dấu hiệu cần cảnh báo nhằm hỗ trợ bộ phận tín dụng phân tích, đánh giá và đƣa ra những dự báo, những dấu hiệu cảnh báo sớm RRTD nhằm đƣa ra quyết định cấp tín dụng và quản lý tín dụng đối với từng khách hàng.
* Một số nội dung triển khai thực hiện tại Chi nhánh trong thời gian vừa qua như sau: